4 chàng trai của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Hoàng Thế Anh, Vũ Hoàng Sơn, Đào Nguyễn Thạnh Hưng, Nguyễn Văn Nam là 4 gương mặt sẽ thi đấu trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay.
Trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 13 sẽ được diễn ra lúc 9h30 sáng 30/6 tại Đài truyền hình Việt Nam và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3.
Năm nay, cuộc tranh tài hứa hẹn nhiều kịch tính với sự góp mặt của 4 gương mặt xuất sắc nhất gồm: Hoàng Thế Anh, lớp 11 chuyên toán, THPT chuyên Bắc Giang (nhất quý I), Vũ Hoàng Sơn, lớp 12A Hóa, THPT chuyên KHTN, ĐHQG Hà Nội (nhất quý II), Đào Nguyễn Thạnh Hưng, trường THPT Năng khiếu ĐHQG TP.HCM (nhất quý III) và Nguyễn Văn Nam, lớp 12A trường THPT Phan Đăng Lưu, Nghệ An (nhất quý IV).
Hoàng Thế Anh
Là người đầu tiên giành tấm vé vào chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia, Hoàng Thế Anh (lớp 11 chuyên toán, tỉnh Bắc Giang) đã lập kỷ lục 3 lần lật mở được ô chữ ở phần thi Vượt chướng ngại vật tại các cuộc thi tuần, tháng và quý thành công.
Theo Thế Anh, thành tích của em không tự nhiên mà có. Đó là một quá trình nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bạn bè và nhất là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Hoàng Thế Anh.
Yêu thích các môn học tự nhiên, điểm trung bình môn Toán, Hoá học, Vật lý của Thế Anh luôn đạt hơn 9,0. Ngoài thời gian thư giãn, chơi thể thao, Thế Anh còn rất thích “lang thang” trên Internet tìm hiểu kiến thức và đọc những bài viết về các danh nhân. Trong đó, em đặc biệt thích những câu chuyện về con người và cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước trận chung kết, Thế Anh rất tự tin vì trên con đường “ leo núi” em không chỉ có một mình mà luôn có các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè giúp đỡ.
Thế Anh cho biết, trước mắt, điều quan trọng nhất với em vẫn là việc học để thực hiện ước mơ trở thành kỹ sư Điện tử hoặc Viễn thông của đại học Bách khoa. Về cuộc thi này, với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, em sẽ cố gắng bổ sung kiến thức và nỗ lực hết mình.
Vũ Hoàng Sơn
Nhanh nhẹn và hoạt bát, Vũ Hoàng Sơn, lớp 12A Hóa trường THPT chuyên KHTN (ĐHquốc gia Hà Nội) đã để lại ấn tượng mạnh với khán giả. Hoàng Sơn không chỉ nói nhanh còn là thí sinh đưa ra câu trả lời nhanh nhất.
Video đang HOT
Vũ Hoàng Sơn.
Cảm thấy may mắn khi là thí sinh đã lọt vào vòng thi quý của chương trình nhưng Hoàng Sơn đã thể hiện sự thông minh, nhanh trí trong các vòng thi và xuất sắc về nhất với 240 điểm.
Nguyễn Thạnh Hưng
Với vốn kiến thức sâu rộng, Đào Nguyễn Thạnh Hưng đến từ trường THPT Năng khiếu TP.HCM luôn bình tĩnh, tự tin trước mỗi cuộc thi.
Tinh thần thi đấu hết mình, Thạnh Hưng đã bứt phá thành công ở phần thi về đích, với việc mạnh dạn lựa chọn gói câu hỏi 80 điểm đã cộng thêm cho mình những điểm số cao.
Đào Nguyễn Thạnh Hưng.
Hiện tại, việc quan trọng nhất đối với Hưng là ôn thi đại học. Những kiến thức này cũng giúp Hưng trả lời được các câu hỏi ở các vòng thi. Ngoài ra, chàng trai này còn vẫn thường xuyên đọc báo và cập nhật các tin tức thời sự thường xuyên. Bởi để chinh phục được đỉnh Olympia, bạn phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trước trận chung kết chàng trai này cảm thấy hoàn toàn thoải mái và không đặt nặng vấn đề thắng thua mà thay vào đó là tinh thần giao lưu, học hỏi là chính.
Đánh giá về điểm mạnh của bản thân, Thạnh Hưng cho rằng đó là suy nghĩ khá nhanh, còn điểm yếu lại là còn hơi lúng túng ở vòng thi vượt chướng ngại vật. Hiện tại, Hưng đang có gắng khắc phục những điểm yếu này để không mắc sai lầm tại trận chung kết.
Nguyễn Văn Nam
Nguyễn Văn Nam (lớp 12A trường THPT Phan Đăng Lưu, Nghệ An) là học sinh đầu tiên đại diện cho trường lọt vào chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia. Chính vì thế, Nam luôn có một lượng cổ động viên rất đông đảo.
Tự nhân mình học không xuất sắc nhưng vì niềm đam mê đặc biệt với cuộc thi, nên chàng trai này đã đến gặp ban giám hiệu đề nghị được tạo điều kiện tham gia sân chơi này.
Vì vậy, động lực để Nam tham gia cuộc thi này chỉ để thực hiện ước mơ từ khi còn nhỏ. Và chính cậu cũng bất ngờ với những kết quả mình đạt được.
Nguyễn Văn Nam.
Trong các cuộc thi tuần, tháng, quý, các “đối thủ” của Nam đều đến từ các trường THPT chuyên nổi tiếng. Thế nhưng chính vì thi đấu với tâm lý thoải mái và với kiến thức khá rộng về các lĩnh vực, Nam lần lượt giành chiến thắng một cách thuyết phục để giành suất tham dự trận chung kết năm.
Được biết, Nam đã đọc rất nhiều sách báo để bổ trợ thêm kiến thức cho mình. Nói về thế mạnh ở môn tiếng Anh, Nam chia sẻ mình thích học từ nhỏ và thường xem phim nước ngoài, nghe nhạc quốc tế để rèn luyện khả năng nghe và nói.
Hiện tại, mục tiêu lớn nhất của Nam đó chính là được đặt chân vào giảng đường đại học. Chàng trai này đã đăng ký dự thi vào khoa Tự động hóa (ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Kinh tế đối ngoại (ĐH Ngoại thương).
AN HOÀNG
Theo Infonet
Gặp chàng trai quê lúa giành vé vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Giành chiến thằng thuyết phục và lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia nhưng Nguyễn Văn Nam (huyện lúa Yên Thành, Nghệ An) vẫn cho rằng đó chỉ là may mắn. Với chàng trai này, thắng thua không phải là vấn đề quan trọng nhưng đã đi thi là phải cố gắng hết mình.
Cậu học trò quê lúa Nguyễn Văn Nam và niềm vui lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.
Đã hơn 1 tuần trôi qua nhưng người dân quê lúa Yên Thành (Nghệ An) vẫn "sôi sùng sục" trước thông tin em Nguyễn Văn Nam xuất sắc giành một suất vào trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2013. Gặp Nam ở Trường THPT Phan Đăng Lưu khi em mới trở về từ Hà Nội sau cuộc thi quý, Nam hồn nhiên, nghịch ngợm và khá liến láu về bản thân.
Sinh ra trong một gia đình có mẹ làm giáo viên cấp 2, bố là cán bộ của môt công ty thủy lợi, từ nhỏ, Nam được mẹ bao bọc "như nuôi gà con". Nam lên lớp 5, chị Phạm Thị Thu Hằng (Giáo viên Trường THCS Bạch Liêu - Yên Thành) mới nhận ra cách dạy con của mình chưa phù hợp và quyết định "thả" con ra ngoài và hướng con tham gia các hoạt động xã hội. Năng khiếu của Nam dần được bộc lộ và em trở thành hạt nhân trong các phong trào văn hóa, thể dục thể thao của trường.
Nam tự nhận mình là học không xuất sắc. "Điểm số cao nhất của em là môn thể dục quốc phòng, còn môn học tốt nhất của em là tiếng Anh, Hóa học. Các môn học khác thì cũng chỉ làng nhàng thôi", Nam chia sẻ. Thế nhưng chính cậu học trò này, với niềm đam mê đặc biệt với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, đã đến gặp ban giám hiệu đề nghị được tạo điều kiện tham gia sân chơi này.
"Em có niềm yêu thích đặc biệt với Đường lên đỉnh Olympia ngay từ khi chương trình này bắt đầu, lúc đó hình như em đang học cấp 1. Lúc nào em cũng mơ mình sẽ được tham gia cuộc thi này nhưng chỉ quyết tâm để hiện thực hóa ước mơ khi lên cấp 3", Nam tâm sự. Với Nam, động lực tham gia Đường lên đỉnh Olympia chỉ để thực hiện ước mơ từ khi còn nhỏ. Và chính cậu cũng bất ngờ với những kết quả mình đạt được.
Hồ sơ đăng ký dự thi của Nam được gửi đi từ hồi tháng 9/2012. Đợi mãi không thấy ban tổ chức liên lạc, cứ nghĩ rằng mình không đủ điều kiện tham gia, Nam tập trung cho việc ôn thi đại học. Ngày 5/3, em nhận được điện thoại từ ban tổ chức. Chỉ có 7 ngày để chuẩn bị nhưng em vẫn quyết định tham gia và không đặt mục tiêu phải giành chiến thắng lên đầu tiên. Để tạo điều kiện hết mức cho Nam, ban giám hiệu Trường THPT Phan Đăng Lưu đã cử hẳn một "Hội đồng cố vấn" hộ tống Nam ra Hà Nội để bồi dưỡng thêm kiến thức trước trận đấu.
Trong suốt các cuộc thi tuần, thi tháng rồi thi quý, các "đối thủ" của Nam đều đến từ các trường THPT chuyên nổi tiếng. Thế nhưng cũng chính vì không đặt nặng vấn đề thắng thua, đi thi đấu với tâm lý thoải mái và với kiến thức khá rộng về các lĩnh vực, Nam lần lượt giành chiến thắng một cách thuyết phục để giành suất tham dự trận chung kết năm.
Được biết, Nam đã đọc rất nhiều sách báo để bổ trợ thêm kiến thức cho mình. Nói về thế mạnh ở môn tiếng Anh, Nam chia sẻ: "Em thích học tiếng Anh từ nhỏ, tự học là chính. Cũng không có bí quyết gì đặc biệt nhưng em nghiêng về tiếng Anh giao tiếp nhiều hơn và thường xem phim nước ngoài, nghe nhạc quốc tế để rèn luyện khả năng nghe và nói tiếng Anh". Với khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, năm 2012, Nam giành giải Nhất giao lưu tiếng Anh toàn tỉnh Nghệ An và được một suất tham dự trại hè tiếng Anh tổ chức tại Thái Lan.
"Chàng trai vui tính nhất lớp" không đặt nặng vấn đề thắng thua nhưng hy vọng sẽ đưa vòng nguyệt quế cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về với đất học xứ Nghệ.
Môi trường giáo dục gia đình cũng đã giúp Nam rất nhiều trong việc trang bị kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống xã hội. Chị Phạm Thị Thu Hằng - mẹ của Nam chia sẻ: "Trong gia đình, mọi người đều có quyền đề đạt ý kiến và tranh luận bình đẳng với nhau trước mỗi vấn đề, tất nhiên là phải phải chứng minh được ý kiến của mình là đúng. Ngoài ra, gia đình tôi thường tổ chức và duy trì trò chơi hỏi đáp từ khi các con còn nhỏ. Các thành viên trong gia đình đều có thể sưu tầm, đưa ra câu hỏi cho các thành viên khác trả lời. Nếu trả lời sai sẽ bị chê. Bởi vậy ai không muốn chê thì phải cố gắng thôi".
Trận chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dự kiến diễn ra vào tháng 7, trong khi đó Nam đang phải tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học, do vậy việc ôn luyện cho cuộc thi sẽ bị hạn chế. Cậu học trò quê lúa cho biết: "Em không đạt nặng vấn đề thắng thua nhưng sẽ cố gắng hết mình để giành thành tích cao nhất. Trong trận đấu quan trọng này, kiến thức thì chia đều 25% cho cả 4 thí sinh. Ai tự tin, bình tĩnh và có bản lĩnh hơn thì người đó có nhiều cơ hội hơn".
Nam cũng tiết lộ, mục tiêu lớn nhất bây giờ là kỳ thi tuyển sinh đại học. Em cho biết đã đăng ký dự thi khoa Tự động hóa Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương.
Thầy Bùi Văn Hưng - hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu cho biết: "Nam có kiến thức khá chắc, có lợi thế về môn tiếng Anh và là hạt nhân trong các phong trào văn hóa - thế dục thể thao của trường. Trong các cuộc thi tuần, thi tháng và thi quý, Nam có chiến thuật thi đấu khá tốt, bình tĩnh nên đã lần lượt vượt qua các đối thủ nặng ký đến từ các trường chuyên nổi tiếng khác. Với kiến thức của Nam, nhà trường cũng rất hy vọng em sẽ đưa vòng nguyệt quế lần đầu tiên về với đất học Nghệ An".
Hoàng Lam
Theo dân trí
ĐH Kỹ thuật Swinburne - điểm đến của các nhà vô địch 'Olympia' Tại Việt Nam, Đại học Kỹ thuật Swinburne được biết đến thông qua chương trình "Đường lên đỉnh Olympia", nơi các học sinh tham dự chương trình có cơ hội đạt được học bổng toàn phần hoặc bán phần. Ông Jeffrey Smart, Phó hiệu trưởng (phụ trách ban Sinh viên quốc tế) cho rằng chương trình này thực sự góp phần tìm kiếm...