4 căn bệnh cứ tặc lưỡi cho qua có ngày sẽ hối hận vì rất dễ chuyển sang ung thư nguy hiểm
Nhiều người bị các triệu chứng mãn tính nhưng chủ quan không điều trị dứt điểm mà chỉ tự ý dùng thuốc làm ức chế nó. Hành vi này dễ khiến bệnh biến chứng thành ung thư, đặc biệt là 4 căn bệnh sau đây.
Ai cũng có tế bào ung thư nhưng không phải tất cả đều sẽ mắc bệnh ung thư
Về mặt lý luận thì trong cơ thể mỗi người đích thực đều có sự tồn tại của tế bào ung thư. Trong quá trình trao đổi chất hằng ngày có hơn 10 tỷ tế bào mới sinh ra và cũng có khoảng 1 đến 20 tế bào ung thư hình thành. Nguyên nhân là do các DNA khi tái tạo khó tránh khỏi “sai lầm”, dẫn đến đột biến gen và một phần trong các tế bào dị thường sẽ trở thành tế bào “tiền ung thư”.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì không phải ai cũng sẽ bị ung thư, chỉ cần không “kích hoạt” các tế bào đột biến thì sẽ có cơ hội phòng ngừa ung thư từ gốc rễ của nó. Trong cơ thể người còn cả một hệ thống miễn dịch, có hiệu quả kháng ung thư mạnh mẽ và hiệu quả. Vì vậy, số người có tế bào “tiền ung thư” phát triển thành các khối u ác tính không phải là nhiều.
4 căn bệnh này không nên “để đó” vì dễ dẫn đến ung thư
Tuy ung thư là căn bệnh hiểm nghèo và đáng sợ nhưng không phải là không thể phòng ngừa, mặt khác nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội kéo dài sự sống của bệnh nhân càng cao. Rất nhiều chứng bệnh tưởng chừng đơn giản, phổ biến khiến người ta chủ quan không điều trị dứt điểm. Nếu bạn có một trong những căn bệnh sau đây, tuyệt đối đừng “để đó” nếu không muốn biến chứng thành ung thư.
Video đang HOT
Viêm dạ dày do co thắt mãn tính
Người bị viêm dạ dày mãn tính có xu hướng ngày càng nhiều và trẻ hóa, nhưng đa số đều là viêm không do triệu chứng co thắt dạ dày. Tuy vậy, căn bệnh này nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ phát triển thành viêm dạ dày do co thắt. Các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện tăng sinh thuộc dạng không điển hình, cuối cùng sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
Chính vì vậy, một khi đã được chẩn đoán là viêm dạ dày mãn tính thì bạn nên có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt. Trong đó, việc đảm bảo chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng vì chúng tác động hàng ngày lên sức khỏe dạ dày. Ngoài ra, khám định kỳ cũng là thói quen tốt để sớm phát hiện bất thường của cơ quan tiêu hóa này.
Có đến 80% ung thư đại tràng chính là do chứng polyp biến chứng ác tính tạo thành. Thông thường, nếu không cắt bỏ thì các polyp sẽ không ngừng lớn lên, xuất hiện các tăng sinh dị thường và dẫn đến ung thư đại tràng nếu không điều trị sớm.
Đáng sợ hơn là polyp đại tràng còn không có triệu chứng rõ rệt nên dễ bị người bệnh bỏ qua. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người từ 45 tuổi trở lên càng nên nội soi ruột để sớm điều trị polyp nếu có.
Viêm gan mãn tính
Theo thống kê, có trên 90% ca ung thư gan đều có tiểu sử bệnh viêm gan mãn tính kéo dài, trong đó có viêm gan A, B, xơ cứng gan v.v… Do đó, bản thân người mắc bệnh viêm gan nên kịp thời làm kiểm tra, xét nghiệm để hiểu rõ tình trạng bệnh. Sau đó nên tích cực điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa nguy cơ chuyển hóa thành ung thư gan.
Tăng sinh tuyến vú không điển hình
Triệu chứng này đa số là xảy ra ở phụ nữ và dần dần sẽ có thể phát triển thành ung thư vú. Vì vậy, dù chưa phải là ung thư nhưng người bị tăng sinh tuyến vú nên cẩn thận hơn trong việc thăm khám định kỳ và điều trị.
Theo emdep
Rau củ quả mọc mầm có nguy hiểm khi ăn?
Khoai tây mọc mầm gây độc nhưng tỏi, hành khô, đậu tương mọc mầm lại làm tăng giá trị dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết trong các loại rau củ chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Khoai tây mọc mầm sinh ra chất solanine, là chất rất độc. Solanine ăn mòn dạ dày, còn gây tán huyết và tê liệt trung khu thần kinh. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này, kể cả cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây cũng không chắc đã hết độc tố.
Người ăn mầm khoai tây sẽ có triệu chứng khô rát họng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, viêm dạ dày cấp... Nghiêm trọng thì sẽ bị sốt, khó thở, co giật... Nếu gặp phải tình trạng trên, phải kịp thời đến bệnh viện cấp cứu để tránh nguy hiểm tính mạng.
Ảnh: Medikoe
"Một số thực phẩm khác như khoai lang, gừng khi mọc mầm lại không độc mà chỉ độc nếu bị nấm mốc", bà Mộc Lan nói. Khoai lang bị nấm mốc sẽ sinh ra chất ipomeamarone là một độc tố khiến khoai có vị đắng. Gừng bị nấm mốc sinh ra độc tố safrole, một chất độc thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B, làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
"Tốt nhất khi khoai lang hay gừng có dấu hiệu hư hỏng, không nên sử dụng", chuyên gia khuyên.
Các loại củ sử dụng làm gia vị như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi mọc mầm không gây độc tố. Tỏi mọc mầm có nghĩa đang bị già đi chứ không phải hỏng, hoàn toàn có thể sử dụng để nấu ăn. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi tăng chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Hội Hóa học Mỹ, tỏi mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ôxy hóa tốt cho tim hơn tỏi tươi. "Tỏi mọc mầm sản sinh các hóa chất thực vật, có thể hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định", bà Lan cho biết.
Đậu tương cũng vậy. Giá trị dinh dưỡng từ đậu tương rất cao. Đậu tương mọc mầm thì dinh dưỡng càng tăng lên. Các nghiên cứu đã chứng minh đậu tương mọc mầm thì hàm lượng chất béo và đường sẽ giảm còn protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng. Hơn nữa, mầm đậu tương thơm ngon, thanh mát, phù hợp với những người tiêu hóa kém.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Tầm soát ung thư phổi ngay khi có các dấu hiệu này để tăng hiệu quả trong điều trị Trong các loại ung thư tại các nước đang phát triển, ung thư phổi là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm và có diễn biến xấu. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm để tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân là rất quan trọng. Theo số liệu thống kê của IARC (Cơ...