4 cách tạo cảm hứng khám phá khoa học cho trẻ
Để tạo cảm hứng cho trẻ khám phá khoa học, cha mẹ cần đổi mới cách tiếp cận, chuẩn bị không gian và đồng hành cùng bé trong quá trình học hỏi.
Khoa học thúc đẩy sự phát triển của con người, có thể ứng dụng trong mọi tình huống của cuộc sống, do đó, việc cho trẻ tiếp cận từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu bản chất hiện tượng, từ đó, thích ứng nhanh với môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có nhiều trẻ nhỏ không hứng thú với lĩnh vực này bởi cách tiếp cận và truyền đạt khô khan. Vì vậy, để kích thích trẻ khám phá khoa học, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách sau đây:
Thực hành nhiều hơn lý thuyết
Trẻ nhỏ luôn có ham muốn tìm hiểu, tò mò về thế giới xung quanh, mỗi câu hỏi “vì sao” của chúng về các hiện tượng đều có thể trở thành cơ hội để các bậc phụ huynh giải thích cho trẻ về khoa học.
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành, cho con tự khám phá từ các hiện tượng đơn giản.
Tuy nhiên, với sự hiếu động vốn có, việc chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết khô khan sẽ không thể giữ trẻ tập trung. Do đó, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành, cho con tự khám phá từ các hiện tượng đơn giản như nước chuyển sang thể rắn khi ở nhiệt độ thấp, tan ra khi gặp nhiệt độ cao, lực hút của nam châm… dưới sự giám sát của mình, từ đó, trẻ sẽ chủ động tìm hiểu nguyên lý của chúng.
Đồng hành cùng con
Với các thí nghiệm đơn giản cha mẹ nên để con tự thực hiện dưới sự giám sát của mình nhằm rèn tính tự lập cho trẻ. Khi trẻ thực hiện, ngoài việc đảm bảo sự an toàn cho trẻ, đồng thời, giải thích về bản chất hiện tượng. Như vậy, trẻ sẽ được tiếp thu cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành.
Để làm được điều này, cha mẹ cần trau dồi kỹ năng giao tiếp cùng trẻ trong quá trình thực hành, kiên nhẫn quan sát con làm thí nghiệm, để trẻ thực hiện chậm rãi, đồng thời, đưa ra một vài gợi ý khi trẻ gặp khúc mắc.
Ngoài ra, thông qua quá trình này, các bậc phụ huynh nên chú ý xem trẻ có năng lực vượt trội hơn ở lĩnh vực nào, từ đó, khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy tiềm năng.
Tạo không gian thực hành thí nghiệm tại nhà
Khoa học gắn liền với mọi hoạt động trong cuộc sống, do đó, cha mẹ có thể áp dụng cách lý giải khoa học cho bé về các hiện tượng xung quanh. Ngay cả với các đồ dùng đơn giản như cốc nước, nam châm, kim loại, màu nước hay các dụng cụ an toàn trong nhà bếp cũng có thể trở thành dụng cụ thí nghiệm cho trẻ.
Thí nghiệm tạo nhạc nước để cung cấp kiến thức về sự dao động của vật thể. Video: Kid Lab
Đồng thời, việc thực hành thí nghiệm kết hợp với các hoạt động vui chơi như vẽ tranh, thổi bong bóng, tạo ra nhạc nước với ly thủy tinh… sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức cho trẻ thú vị hơn.
Học khoa học trực tuyến
Trong thời đại công nghệ số, ở mọi hoàn cảnh, trẻ đều có thể thực hiện các thí nghiệm khoa học thông qua các nền tảng trực tuyến như sách, báo, truyền hình… Ngoài ra, trong giai đoạn bùng phát Covid-19, trẻ cần hạn chế đến nơi đông người, thậm chí, nghỉ học kéo dài, do đó, các kênh hướng dẫn thí nghiệm khoa học trực tuyến sẽ giúp việc học của trẻ không bị gián đoạn, đồng thời kích thích trẻ khám phá tự nhiên.
Trong đó, chuyên mục Kid Lab do VnExpress phối hợp cùng Viện Khoa học hàn lâm Nga – Naooka cung cấp cho trẻ hàng trăm video hướng dẫn thí nghiệm với nội dung dễ hiểu, dễ làm theo tại nhà.
Thí nghiệm của Kid Lab được thiết kế an toàn với vật dụng đơn giản.
Các thí nghiệm được thiết kế an toàn với các dụng cụ quen thuộc như bóng bay, chai nước, ống hút… để trẻ vừa học vừa chơi, dễ dàng tự thực hiện tại nhà.
Để truy cập toàn bộ kho video khoa học hấp dẫn hơn, Kids Lab hiện có gói truy cập trong 30 ngày giá 39.000 đồng, đăng ký 3 tháng có giá 99.000 đồng, 189.000 đồng là chi phí thực hành thí nghiệm online tại Kid lab trong vòng 6 tháng.
Giúp trẻ xây dựng tính quyết đoán
Tự quyết định, tham gia hoạt động nhóm, học cách chịu trách nhiệm có thể giúp trẻ xây dựng tính quyết đoán và loại bỏ thói quen ỷ lại.
Quyết đoán là khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho vấn đề bất kỳ. Khác với độc đoán, quyết đoán là bảo vệ những điều bạn mong muốn nhưng vẫn quan tâm đến quyền lợi của mọi người xung quanh. Dưới đây là 7 cách hình thành khả năng quyết đoán cho trẻ.
1. Tự quyết định
Nếu được bố mẹ làm thay, trẻ sẽ không thể học cách làm chủ cuộc sống. Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen thụ động, ỷ lại vào người lớn. Đến khi trưởng thành, cần phải tự lập, các em không thể tự quyết định cuộc sống của mình.
Để tự quyết định những việc liên quan đến bản thân, trẻ phải học cách phán đoán, phân tích, tư duy logic, từ đó xây dựng khả năng tư duy độc lập và tính quyết đoán. Bạn hãy khuyến khích trẻ tự quyết định từ việc nhỏ như lựa chọn món ăn, sau đó đến các hoạt động lớn và quan trọng như lựa chọn hoạt động ngoại khóa.
2. Giải thích lý do
Quyết đoán không phải hành động lặp đi lặp lại theo thói quen mà xuất phát từ tư duy và nhận thức. Bạn không thể dạy con quyết đoán nếu không giải thích và phân tích tình huống cần đưa ra lựa chọn nhanh chóng, vững chãi. Bạn nên nói với con rằng tính quả quyết giúp bảo vệ sự an toàn của mỗi cá nhân và thúc đẩy niềm tin trong các mối quan hệ.
Bạn có thể lấy ví dụ để dạy con hiểu rõ hơn. Ví dụ, khi muốn ăn bánh mì, hãy đưa con bát cháo dù con không thích. Như vậy, quyền lợi của trẻ đã bị ảnh hưởng và nếu không thoải mái, trẻ nên lịch sự yêu cầu điều phù hợp mà không khiến đối phương phiền lòng. Trẻ có thể nói: "Mẹ ơi, con nghĩ mẹ nghe nhầm rồi. Con muốn ăn bánh mì, không phải cháo ạ".
3. Khen ngợi
Khi trẻ đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát, bạn nên khen ngợi con để thúc đẩy chúng hành động tương tự trong những lần tiếp theo. Tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt giữa tính quyết đoán và tính nóng nảy. Nếu con cãi lại cha mẹ bằng ngôn từ không phù hợp, đóng sầm cửa khi không vừa ý, bạn nên nhắc nhở hoặc phạt con. Hãy thúc đẩy hành động lịch sự, có văn hóa.
4. Khuyến khích làm việc nhóm
Hoạt động nhóm là cách giúp trẻ học cách bảo vệ quyền lợi của bản thân nhưng không bỏ mặc mong muốn của người khác. Bạn có thể khuyến khích con tham gia các bộ môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ. Qua đó, trẻ sẽ học cách làm việc nhóm và xây dựng tính quyết đoán.
Ảnh: Shutterstock.
5. Xác định ranh giới
Khái niệm về ranh giới là trung tâm của sự quyết đoán. Con người có thể đưa ra quyết định dứt khoát vì hiểu rõ đâu là giới hạn của bản thân và những quyết định này có ảnh hưởng như thế nào lên giới hạn đó.
Với trẻ nhỏ, phụ huynh nên dạy cách xác định ranh giới vật lý đầu tiên. Ví dụ, khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, khi sang đường phải quan sát trước sau. Những yêu cầu này để bảo vệ sự an toàn, riêng tư và nếu không tuân theo sẽ có hậu quả tiêu cực.
Từ đó, phụ huynh hãy chuyển sang thảo luận về ranh giới cá nhân, nghĩa là tiếp xúc cơ thể. Bạn nên giải thích rằng trẻ có quyền sở hữu cơ thể và không ai được phép chạm vào nếu các bé chưa đồng ý.
6. Tôn trọng sự riêng tư của con
Khi cha mẹ, người thân trong gia đình không tôn trọng quyền riêng tư của trẻ, các bé sẽ nảy sinh tâm lý đề phòng, bị kiểm soát, từ đó hạn chế bộc lộ cái tôi cá nhân. Ví dụ, nếu thường xuyên bị bố mẹ đọc trộm nhật ký, tin nhắn, trẻ có thể ngần ngại chia sẻ cảm xúc, trò chuyện với bố mẹ và sau này là với mọi người xung quanh. Tôn trọng quyền riêng tư không chỉ thể hiện rằng bạn tôn trọng con mà giúp trẻ thoải mái hơn khi chia sẻ các vấn đề với cha mẹ.
7. Học cách chịu trách nhiệm
Khi trẻ chưa có kinh nghiệm, các quyết định dứt khoát có thể dẫn đến sai lầm nhưng nó giúp các em học cách chịu trách nhiệm, giải quyết vấn đề. Nhiều phụ huynh không muốn con mắc lỗi nên thường dọn đường hoặc giải quyết mọi việc thay con. Nếu trẻ không được thử mắc lỗi và sửa sai, các em sẽ chần chừ khi đưa ra quyết định.
Vì vậy đôi khi bạn nên để trẻ học cách vấp ngã và đứng lên từ thất bại. Điều này không có nghĩa bạn hoàn toàn bỏ mặc con mà có thể ở bên ủng hộ, gợi ý khi con sửa sai.
4 lưu ý khi cho trẻ làm thí nghiệm khoa học tại nhà Phụ huynh quan sát, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, rửa sạch dụng cụ, khuyến khích con tư duy bằng cách phán đoán hiện tượng xảy ra. Các nhà khoa học trên thế giới chứng minh, việc thực hiện các dự án, thí nghiệm khoa học giúp trẻ kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, có những cách...