4 cách luộc rau muống xanh giòn, không bao giờ bị thâm: Mở vung hay đậy vung đều được
Luộc rau muống tưởng dễ nhưng nếu bạn không biết cách thì rau rất dễ bị thâm đen, không đẹp mắt. Để có món rau muống luộc ngon, đẹp mắt, bạn có thể thử một trong những cách làm dưới đây.
Rau mua về nhặt lấy phần ngọn non, bỏ lá úa, già. Rửa rau nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo.
4 cách luộc rau muống không bị thâm
Cách 1
Chuẩn bị một nồi nước đun sôi. Khi nước sôi già thì cho thêm một thìa nhỏ muối hoặc nửa thìa nhỏ đường (để rau luộc thêm xanh). Thả rau vào và đảo đều. Để nước sôi trở lại vàluộc thêm khoảng 2-5 phút là được. Vớt rau ra đĩa và bày lên mâm để ăn ngay.
Ảnh minh họa
Để rau muốn được xanh giòn, bạn cần phải đổ ngập nước. Luộc rau đến độ chín vừa. Rau chưa chín kỹ rất dễ bị thâm đen còn rau luộc chín quá sẽ bị úa vàng.
Cách 2
Video đang HOT
Chuẩn bị một âu nước sôi để nguội và bỏ thêm vài viên đá lạnh. Có thể cắt nhỏ vài miếng chanh để tạo mùi thơm.
Rau cũng luộc 2-5 phút cho chín tới. Vớt ra đã luộc chín ra khỏi nồi và ngâm ngay vào bát nước lạnh. Khi rau nguội thì vớt ra để ráo nước rồi bày ra đĩa.
Cách 3
Cách đơn giản nhất để rau muống luộc được xanh là luộc nhiều nước, ít rau. Lúc này, nước nhanh sôi và rau nhanh chín. Nếu luộc nhiều rau thì nước sẽ lâu sôi, rau lâu chín và cũng dễ đổi màu hơn. Nguyên nhân khiến rau biến thành màu đỏ là do nhiệt độ lâu sôi quá khiến polyphenol trong rau bị oxy hóa và chuyển thành màu đỏ. Khi đó rau sẽ có màu không đẹp và không ngon.
Cách 4
Đun nước sôi, cho một chút muối vào nồi. Nhanh tay cho rau vào và đảo đều. Nhấn cho rau chìm xuống dưới mặt nước. Nếu thích rau bóng đẹp, bạn có thể cho thêm vài giọt dầu ăn vàonồi.
Đậy vung hoặc mở vung nồi đều được. Đun sôi trên lửa to 2 phút. Ăn thử một cọng rau nếu thấy đủ độ chín như yêu cầu thì gắp ra đĩa và bày lên mâm để thưởng thức.
Một số lưu ý khác khi luộc rau muống
Thời gian luộc rau là từ 2-5 phút tùy loại. Không nên luộc rau chín quá vì dễ làm mất vitamin trong rau và cũng khiến rau mất ngon.
Không nên cố nhồi nhét nhiều rau vào một nồi nhỏ. Hãy sử dụng nổi đủ to để rau có thể ngập hoàn toàn trong nước, tránh tình trạng rau chín không đều và không có màu đẹp.
Nấu rau xong nên ăn ngay vì càng để lâu lượng vitamin trong rau càng giảm.
Rau luộc chín phải vớt ra ngay vì nếu ngâm trong nồi và đậy vung thì chắc chắn rau sẽ bị vàng, không ngon.
Cách chọn rau muống ngon
Bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. Nên chọn những bó rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng hơn nhưng rau này thường giòn, ngon và an toàn hơn.
Khi mua nên bẻ thử một cọng rau. Không nên mua loại rau mà bẻ ra thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa thấy mặt trên của lá rất bóng và mướt. Rau này thường bị tưới quá nhiều đạm hoặc phân bón lá. Khi luộc, nước rau còn nóng sẽ có màu xanh nhạt, lúc nguội sẽ biến thành màu xanh đen, có vẩn kết tủa đen.
Bỏ cả tiếng hầm xương nhưng nước dùng đục, không thơm chỉ vì sai lầm khi cho thứ này
Đừng để công sức bạn bỏ ra hầm xương cả tiếng nhưng phải đổ đi vì sai lầm này. Nước hầm xương có vị ngọt thịt tự nhiên, ai cũng thích nhưng quá trình nấu không đơn giản.
Có một số nguyên liệu "kiêng kỵ" đừng cho vào khi hầm xương, nếu không nước dùng sẽ bị đục, mùi tanh, vị không ngon.
Cách hầm xương rất đơn giản nhưng hương vị nấu của mỗi người rất khác nhau. Điều này có liên quan tới việc chọn đúng gia vị và nguyên liệu. Nếu nêm nếm sai gia vị sẽ ảnh hưởng tới cả nồi nước dùng, thậm chí làm mất đi giá trị dinh dưỡng của nước hầm xương.
Có một số người dựa vào trực giác hoặc kinh nghiệm của mình để hầm xương. Họ cho những gì mình nghĩ là cần thiết và nấu theo đúng trình tự. Tùy theo từng món ăn sẽ có những gia vị riêng biệt phù hợp, chẳng hạn như dầu hào không thể tùy tiện thêm vào khi nấu canh hoặc súp.
Chính vì thế, nếu nêm nếm sai gia vị khi hầm xương hay nấu canh sẽ khiến cho nước dùng có mùi khó chịu, khó ăn. Một trong những sai lầm phổ biến nhất chính là cho giấm vào nồi nước hầm xương.
Trên thực tế, khi cho một chút giấm vào khi hầm xương có thể cải thiện vị ngọt của nước dùng. Thế nhưng, khi cho quá nhiều giấm vào sẽ khiến nồi nước dùng không còn mùi thơm đặc trưng của thịt nữa, hơn nữa còn làm biến đổi mùi vị, khiến nước dùng trở nên chua hơn.
Giấm có thể che đi một phần mùi tanh của thịt nhưng có thể lấn át đi mùi hương tự nhiên của nước dùng. Vì vậy, tốt hơn hết bạn không nên cho giấm vào khi nấu canh hay hầm xương thịt.
Những người thường xuyên hầm xương có thể thấy rằng, giấm thực sự là gia vị "kiêng kỵ" nhất, nhưng một số người vẫn mắc phải sai lầm này khi hầm súp.
Thực ra, việc hầm xương là một công đoạn rất đơn giản nhưng lại cần nêm nếm gia vị khéo léo, nếu không chú ý dùng sai liều lượng sẽ phá hỏng cả nồi canh.
Xào rau nhớ làm theo công thức này món ăn xanh mướt, giòn sần sật ngon như nhà hàng thượng hạng nấu Với công thức xào rau dưới đây sẽ giúp bạn có một món ăn xanh mướt, ngon như đầu bếp nhà hàng 5 sao nấu. Cách đơn giản để rau muống không bị thâm là ngâm rau vào nước chanh loãng. Ngâm nước chanh Theo đó, sau khi rửa rau sạch, bạn chuẩn bị một chậu nước nhỏ, vắt 1 nửa quả chanh...