4 cách làm thạch dừa ngon mát chồng khen ngon, con hết khát ngày hè
Với các cách làm thạch dừa này đảm bảo cả nhà bạn sẽ có món ăn giải nhiệt vô cùng thơm ngon, mát lạnh ngày hè.
THẠCH DỪA XIÊM
Nguyên liệu:
- 1 gói bột rau câu Jelly dẻo
- 100g đường kính
- 1 lít nước dừa tươi
- 100ml cốt dừa
nguồn video: Hà Ly cooking
Cách làm:
Trộn bột rau câu với đường để khi nấu khỏi bị vón cục.
Đục dừa thu lấy nước dừa tươi. Vì nước dừa đã ngọt nên chỉ cần lượng đường như vậy thôi, nếu pha thêm nước thì cần thêm đường để cân bằng độ ngọt.
Hòa bột rau câu với nước dừa. Đun nhỏ lửa cho sôi liu riu khoảng 5 phút, hớt bọt để thạch được trong. Nếu có cùi dừa non thì cắt nhỏ, bỏ vào khuôn. Múc thạch đang ấm vào khuôn (hoặc đổ trực tiếp vào quả dừa).
Bớt lại một lượng khoảng 300-400g thạch, bắc lên bếp đun cùng nước cốt dừa. Khi mặt lớp thạch kia se lại thì múc phần thạch cốt dừa còn đang nóng đổ lên trên. Nếu các lớp thạch đổ chồng lên nhau khi đã nguội thì độ kết dính sẽ kém và rời rạc.
Đợi thạch dừa xiêm nguội thì cất vào ngăn mát tủ lạnh, làm lạnh và thưởng thức. Cách làm thạch dừa này vừa ngon lại đơn giản chị em hãy thử nhé.
THẠCH DỪA NHIỀU MÀU
Nguyên liệu:
- Dừa bánh tẻ: 1 quả
- Bột rau câu: 2 gói
- Đường trắng: 70 g
- Lá dứa: 5 lá
- Si rô dâu: 100 ml
- Sữa đặc: 100 ml
Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước trong.
Cho 250 ml nước lọc và 140g bột rau câu cùng 50 g đường vào nồi để khoảng 15 phút cho hỗn hợp tan. Rồi đun nhỏ lửa trên bếp, đến khi sôi thì tắt bếp, đổ 250 ml nước lá dứa hòa cùng hỗn hợp thạch vừa đun rồi đổ vào âu sạch đợi thạch đông lại là được. Làm như vậy thì sẽ giữ được màu thạch lá dứa có màu xanh rất đẹp. Tương tự bạn làm với thạch dâu và thạch sữa pha theo tỷ lệ như trên.
Khi thạch đông dùng dao cắt miếng vừa ăn.
Dừa bánh tẻ khoét một lớp mỏng ở phía trên quả dừa, sau đó đổ nước dừa ra một cái âu khác.
Cho thạch lá dứa, thạch dâu, thạch sữa vào trong quả dừa cho đầy.
Lại hòa 500 ml nước dừa với 140 g bột rau câu, cùng 50 g đường (Bạn có thể thêm bớt đường theo khẩu vị của bạn) rồi đun sôi trên bếp. Đợi khoảng 1-2 phút cho thạch bớt nóng thì đổ từ từ vào quả dừa. Đợi thạch nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Bây giờ chỉ việc dùng dao sắc, cắt thạch dừa thành từng vầng trăng khuyết rồi thưởng thức ngay khi thạch còn lạnh nhé.
THẠCH DỪA TƯƠI
Nguyên liệu:
- Phần thạch dừa tươi: 700 ml nước dừa tươi, 8 gr bột rau câu, 30 gr đường
- Phần nước cốt dừa: 400 ml nước cốt dừa, 300 ml nước, 8 gr bột rau câu, 55 gr đường
- Ghi chú: Vị ngọt bạn có thể điều chỉnh theo sở thích.
Cách làm:
Cho nguyên liệu làm phần thạch dừa tươi vào một cái nồi hòa tan, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Khi thạch sôi, hạ thấp lửa tiếp tục nấu và hớt bọt cho thạch trong. Cho nước lạnh, bột ra câu và đường vào nồi hoà tan. Bắc lên bếp nấu sôi, vẫn phải hớt bọt. Sau khi thạch trong thì cho nước cốt dừa vào hạ lửa thấp khuấy đều.
Đổ 1 lớp thạch cốt dừa vào hộp trước để thạch hơi đông là nhẹ nhàng đổ tiếp lớp thạch dừa tươi lên trên. Cứ thế bạn đổ xen kẽ nhau cho đến khi hết thạch. Để hộp thạch vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho thạch lạnh trước khi lấy ra cắt miếng.
Cho những miếng thạch dừa ra dĩa, để vài trái cây theo mùa cho hấp dẫn hơn. Cách làm thạch dừa kiểu này vừa ngon lại dễ, đảm bảo ai cũng làm được.
THẠCH DỪA GIỌT NƯỚC
Nguyên liệu:
- 5gr bột rau câu Agar-Agar
- 60gr đường (Nguyên liệu này bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào nước dừa bạn dùng ngọt hay nhạt) – 1/5 muỗng cà phê muối – 600ml nước dừa tươi – 1/3 chén dừa non thái sợi.
Cách làm:
Cho bột ra câu đường muối và nước dừa tươi vào nồi, bắc lên bếp nấu lửa hơi nhỏ. Vừa nấu vừa khuấy cho bột rau câu tan, thạch trong thì tắt bếp. Dừa non rửa sạch, thái miếng nhỏ và mỏng.
Cho từng ít dừa non vào khuôn tròn, sau đó đổ thạch vào. Để Khuôn thạch vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng trước khi ăn.
Cho các viên thạch dừa non giọt nước ra dĩa, dùng lạnh rất ngon. Chị em hãy thử cách làm thạch dừa này đảm bảo các bé sẽ rất thích.
Theo Minh Hằng
Tổng hợp
Khám phá
4 cách nấu chè nha đam vừa đẹp da, lại thanh mát, đập tan nắng nóng
Với những cách nấu chè nha đam như thế này, đảm bảo cả nhà bạn sẽ có món giải nhiệt siêu hấp dẫn trong ngày hè.
CHÈ NHA ĐAM ĐƯỜNG PHÈN
Nguyên liệu:
- 1 lít nước
- 200g đường phèn
- 1 cây nha đam 200g
- 10 cái lá dứa (lá nếp)
Cách làm:
- Nha đam nên chọn cây dày thịt, ít bầm dập. Gọt sạch vỏ, cắt hạt lựu rồi cho vào ngâm nước muối pha loãng trong 5 phút.
- Vớt ra, cho vào rổ, xả dưới vòi nước cho hết nhớt. Nên rửa thật sạch để nha đam không bị ngấm muối.
- Đun sôi nước, cho nha đam vào chần khoảng 30 giây, vớt nha đam ngâm ngay vào bát nước đá lạnh để nha đam được giòn.
- Đường phèn nấu tan với nước. Bỏ thêm lá dứa vào đun cho nước thơm
- Cho nha đam vào, khi nước sôi trở lại thì tắt bếp.
- Đợi nha đam nguội thì cất vào tủ lạnh uống dần, rất mát.
(Nguồn video: Hà Ly Cooking)
CHÈ NHA ĐAM HẠT SEN
Nguyên liệu:
- 400g nha đam
- 100g hạt sen tươi
- 70-80g đường phèn
- Muối, 1/2 trái chanh
Cách làm:
Nha đam cắt 2 bên cạnh bẹ sau đó dùng đầu dao nhọn tước bỏ vỏ xanh và những sợi xơ màu xanh bên trong bẹ lá. Sau đó xắt hạt lựu, ngâm vào trong nước. Tiếp theo bạn bóp thật kĩ nha đam với muối và nước cốt chanh cho hết đắng và nhớt. Rửa lại dưới vòi nước cho thật sạch nhớt, để ráo nước.
Bắc nồi nước, khi nước sôi cho nha đam vào chần sơ khoảng 1 phút, vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh có vài viên đá.
Hạt sen rửa sạch, dùng tăm loại bỏ tâm sen màu xanh. Sau đó cho hạt sen vào nồi nấu chín.
Khi hạt sen chín bở, cho đường phèn vào nồi, đun đến khi đường tan, cho nha đam đã sơ chế ở trên vào nồi, đun sôi, vớt bọt, nêm nếm cho vừa độ ngọt theo mình muốn là được. Để nguội, sau đó cho chè vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn có thể thêm đá nếu muốn.
Như vậy bạn đã hoàn thành món chè nha đam hạt sen thanh mát, bổ dưỡng rồi nhé!
CHÈ NHA ĐAM ĐẬU XANH
Nguyên liệu:
- Đậu xanh hạt: 150gr
- Nha đam: 400gr - Phổ tai: 10gr - Đường phèn: 150-200gr - 1 trái chanh, muối.
Cách làm:
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước lạnh khoảng 3h.
Dùng dao cắt 2 đường viền bên bẹ nha đam, sau đó dùng dao bào tách hết phần vỏ xanh, xắt hạt lựu, ngâm vào trong nước. Để nha đam không đắng bạn cần phải làm sạch lớp vỏ xanh kể cả những sợi xơ màu xanh phía bên trong nha đam.
Sau đó bóp nha đam với muối và nước cốt chanh cho hết đắng và nhớt. Rửa lại bằng nước lạnh, vớt ra rổ cho ráo.
Bắc nồi nước sôi, cho nha đam vào trụng sơ khoảng 1 phút, vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh rồi cho ra bát, ướp với 50gr đường phèn trên, cho vào tủ lạnh cho mát.
Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi chứa 500ml nước. Ninh cho đến khi đậu xanh nhừ thì cho phần đường phèn còn lại vào nồi, khuấy nhẹ cho đường tan.
Lượng đường có thể tăng giảm tuỳ theo độ ngọt bạn thích. Trong quá trình đun đậu xanh, nếu có bọt nổi lên bạn dùng muỗng để vớt bọt này đi để nước chè sạch và trong hơn.
Phổ tai đem rửa sạch, ngâm với nước cho nở mềm rồi cho vào nồi chè.
Nếm lại vị ngọt cho vừa khẩu vị ăn của gia đình. Múc chè ra bát, thêm nha đam đã ướp đường vào là được. Có thể thêm vài viên đá lạnh hoặc để chè trong tủ lạnh cho mát. Như vậy bạn đã có được món chè đậu xanh nha đam thơm ngon, bổ dưỡng cho ngày hè oi bức này nhé!
CHÈ NHA ĐAM LONG NHÃN
Nguyên liệu:
- Nha đam (hay lô hội): 500 g
- Long nhãn: 150 g
- Đường phèn: (tùy khẩu vị ngọt của bạn)
- Chanh tươi
Cách làm:
Cắt bỏ vỏ nha đam thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ngâm vào nước cùng với 2 lát chanh tươi trong khoảng thời gian 10 phút. Long nhãn ngâm nước lạnh 10 phút.
Vớt nha đam lên đợi ráo rồi cho vào nồi đun với 2 bát nước con cùng với đường phèn.
Khi nha đam sôi, đường phèn tan chảy. Tiếp tục cho long nhãn vào. Đun thêm 1 phút nữa. Tắt bếp chờ chè nguội.
Đợi chè nha đam long nhãn nguội hẳn rồi cho ra bát hoặc cốc để thưởng thức vị thanh mát, thơm ngon của chè nhé.
Theo Minh Hằng
Tổng hợp
Khám phá
[Chế biến] - Giải nhiệt ngày hè với món chè bí đỏ vừa thanh vừa mát Chỉ cần vài bước đơn giản bạn đã có ngay món chè bí đỏ thanh mát ngọt ngon rồi. Nguyên liệu: 25g bí đỏ 20g quả lê 25g bột báng 10g hoa mộc ngâm đường (Nếu không có hoa mộc bạn có thể dùng đường phèn và chút vani để thay thế nhé) Cách làm: Bước 1 Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt...