4 cách làm củ cải muối thơm ngon đơn giản cho cả nhà
Cách làm củ cải muối ngon, đúng kỹ thuật sẽ giúp cho chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày. Có nhiều cách để làm củ cải muối. Mỗi loại lại có thể ăn kèm với các món khác nhau như ăn cùng cháo trắng, xào cùng với thịt, trứng, hầm với xương,…
Hay làm món ăn ngày tết cũng rất tuyệt. Dưới đây là 4 cách làm củ cải muối thông dụng nhất mà bạn có thể tham khảo, để có thêm nguyên liệu bổ sung cho thực đơn gia đình thêm phong phú nhé.
1. Nguyên liệu làm củ cải muối
2. Cách làm củ cải muối khô
3. Cách làm củ cải muối chua (cách làm này nên bổ sung thêm cà rốt)
4. Cách làm củ cải muối cay mặn
5. Cách làm củ cải muối cùng củ hành tím (củ cải trắng kèm cả lá)
Củ cải muối xào thịt đậm đà thơm ngon – Ảnh Internet
1. Nguyên liệu làm củ cải muối
Củ cải trắng (nên chọn củ tươi, ruột đặc)
Củ hành tím, ớt
Muối, đường, giấm, nước mắm ngon
Lọ thủy tinh, hộp lớn.
2. Cách làm củ cải muối khô
Bước 1: Củ cải trắng rửa sạch lớp vỏ ngoài. Cắt bỏ cuốn xanh, để ráo.
Video đang HOT
Bước 2: Xếp củ cải trắng vào hộp nhựa lớn rồi rắc muối khắp củ cải trắng. Cứ một lớp củ cải một lớp muối. Đậy nắp kín hộp củ cải trong 10 ngày. Lưu ý rằng các bạn phải thường xuyên thăm chừng, đảo đều củ cải cho thấm đều muối.
Củ cải teo tóp lại sau thời gian muối – Ảnh Internet
Bước 3: Sau 10 ngày ngâm muối, củ cải sẽ ra nước và teo tóp lại. Dùng tay sạch vắt củ cải thật ráo nước sau đó các bạn mang củ cải ra phơi 3-4 nắng, củ cải sẽ héo khô lại, lúc này cho củ cải vào bao thực phẩm để tủ lạnh rồi dùng dần (Nếu không có tủ lạnh, cho củ cải vào lọ hoặc hộp đậy nắp kín nhé)
3. Cách làm củ cải muối chua (cách làm này nên bổ sung thêm cà rốt)
Bước 1: Củ cải và cà rốt sau khi mua về cắt bỏ gốc, rửa sạch, gọt vỏ. Dùng dao bào để bào củ cải và cà rốt thành từng sợi khoảng 4-5 cm. Nếu không có bào thì dùng dao cắt sợi, hoặc tỉa hoa văn tùy sở thích.
Bước 2: Ngâm cà rốt và củ cải đã cắt sợi với muối (tùy vào lượng cà rốt và củ cải mà bạn sử dụng lượng muối sao cho phù hợp). Giữ hỗn hợp như thế trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Cho giấm, đường và nước dùng vào nồi đun nóng. Các bạn nhớ khuấy đều cho đường tan. Lượng nước và giấm các bạn nên ước lượng nhiều hơn lượng củ cải.
Ngâm củ cải vào hỗn hợp giấm đường – Ảnh Internet
Bước 4: Sau 30 phút ngâm củ cải và cà rốt, trần lại củ cải và cà rốt với nước nóng. Để ráo củ cải và cà rốt rồi cho chúng vào lọ thủy tinh. Đỗ hỗn hợp nước đường đã hòa tan sao cho ngập mặt củ cải và cà rốt. Đậy kín lọ, sau nửa ngày đến 1 ngày có thể mang ra dùng.
4. Cách làm củ cải muối cay mặn
Bước 1: Củ cải mua về các bạn cũng cắt bỏ gốc rồi rửa sạch vỏ, thái sợi nhỏ 5 cm (không gọt vỏ để giữ lại độ giòn của củ cải)
Bước 2: Phơi nắng hoặc sấy sao cho củ cải khô héo lại.
Phơi nắng củ cải để chúng khô héo lại – Ảnh Internet
Bước 3: Hòa tan hỗn hợp nước mắm, đường và nước dùng trên bếp cho đến khi đường tan (nhiều nước mắm). Thái ớt thành nhiều lát mỏng cho vào hỗn hợp sau khi tắt bếp. Tùy vào sở thích ăn cay mà bạn có thể cho nhiều hay ít ớt.
Bước 4: Cho củ cải vào lọ thủy tinh, đỗ hỗn hợp nước mắm vào sao cho ngập khắp mặt củ cải. Phới từ 2-3 nắng thì có thể mang ra dùng nhé.
5. Cách làm củ cải muối cùng củ hành tím (củ cải trắng kèm cả lá)
Bước 1: Củ cải cắt gốc rửa sạch, gọt vỏ. Thái lát mỏng rồi thái sợi. Ngâm nước muối 15 phút, sau đó phơi nắng cho củ cải hơi héo.
Phơi nắng củ cải – Ảnh Internet
Bước 2: Lá cải chẻ làm 3, cắt ngắn 5 cm, đem ngâm muối và phơi giống củ cải.
Bước 3: Hành tím sau khi bóc vỏ giả cùng muối, đường. Đun lượng nước vừa đủ ngập củ cải cùng với đường và muối.
Bước 4: Trộn đều củ cải với củ hành tím đã giả. Sau đó xếp vào lọ thủy tinh, cho nước dùng đã pha vào ngập khắp mặt củ cải. Đậy kín nấp lọ, hơn 1 ngày có thể mang ra dùng.
Trên đây là 4 cách làm củ cải muối phổ biến và dễ dàng nhất. Bạn có thể tham khảo và sáng tạo thêm tùy vào sở thích cá nhân. Hãy thử đưa củ cải muối vào thực đơn món ăn cho gia đình để có cảm giác mới lạ trong bữa ăn nhé. Chúc các bạn thành công.
Món mỳ quảng Quảng Nam ngon nức tiếng
Món mỳ quảng Quảng Nam từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.
Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.
Món mỳ quảng Quảng Nam ngon nức tiếng
Món mỳ quảng Quảng Nam ngon nức tiếng:
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu mì Quảng:
Bắt đầu từ khâu chọn gạo cho đến nước nhưng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng.
Gạo là loại không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chồng lên nhau và thái sợi.
Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng (hay còn gọi là dầu lạc) phi với củ nén đập dập chín thơm thoa lên bề mặt của bánh.
Nấu nước dùng ăn mì Quảng:
Nước dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng.
Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Tôm sau khi lấy đầu, làm sạch để nguyên con thì được ướp cùng với thịt, một ít tôm được giã nát để cho vào nước tạo vị ngọt tự nhiên.
Mì Quảng truyền thống hầu như rất ít khi dùng đường khi chế biến. Nguyên liệu sau khi ướp thì được tao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước dùng.
Nguyên liệu ăn kèm mì Quảng:
Trong khi giữ nóng nước thì người chế biến chuẩn bị rau và các loại phụ liệu khác.
Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng.
Ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.
Thưởng thức món mỳ Quảng Quảng Nam:
Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống.
Gà phải là loại gà ta, nuôi thả, cá lóc phải là loại cá sống trong môi trường tự nhiên, tất cả làm xong là chế biến ngay để đảm bảo độ tươi, ngọt của nguyên liệu.
Thưởng thức món mỳ Quảng Quảng Nam
Mì Quảng bây giờ đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc và trở thành món ăn đặc trưng của cả miền Trung chính là vì vậy, và đã trở thành món ngon không thể bỏ lỡ nếu một lần nếm thử.
Món bánh rế đặc sản nức tiếng của Phan Thiết Món bánh rế là một sản phẩm khá đặc biệt của Phan Thiết - Bình Thuận. Không chỉ đặc biệt ở cái tên gọi mà còn từ công thức chế biến rất riêng để mang lại hương vị không lẫn vào đâu được. Món bánh rế - đặc sản nức tiếng của Phan Thiết Món bánh rế - đặc sản nức tiếng của...