4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn
Bạn đã từng đang đi du lịch biển thì mất hứng vì ‘đèn đỏ’ ghé thăm? Vậy có cách nào để kiểm soát được kỳ kinh nguyệt hàng tháng không? Câu trả lời là có.
Chu kỳ kinh nguyện kèm theo những triệu chứng như chuột rút, đau nửa đầu, tâm tính khó chịu không chỉ khiến phụ nữ chúng ta “khổ sở” hàng tháng mà còn biến các kỳ nghỉ trở thành ác mộng. Taraneh Shirazian, một bác sĩ sản phụ khoa thuộc trung tâm y tế NYU Langone chia sẻ: “Bạn hoàn toàn không cần phải có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng và nếu đang dùng thuốc thì nó hoàn toàn an toàn”.
Thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon khảo sát 1.324 phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai hormone như miếng vá, thuốc viên và vòng tránh thai được khảo sát thì phát hiện có đến 17% số họ dùng nó với mục đích làm thay đổi chu kỳ hành kinh.
Vậy với phụ nữ đang sử dụng biện pháp ngừa thai bằng hormone thì kỳ hành kinh là do tác dụng của thuốc? Thật vậy, khi dùng thuốc tránh thai hormone thì kinh nguyệt tới do hormone của thuộc tác động chứ không phải do cơ chế rụng trứng gây ra nên phụ nữ thực sự có thể thoải mái để bỏ qua nó hàng tháng bằng cách tác động vào biện pháp tránh thai.
Dưới đây là cách sử dụng các biện pháp :
1. Thuốc tránh thai Hormone hàng tháng
Loại thuốc uống tránh thai (viết tắt OCP) thường đóng thành vỉ dùng trong 4 tuần: 3 tuần đầu tiên của thuốc có chứa hormones và tuần cuối cùng thường là thuốc giả dược (hoặc đường). Cơ thể thu hồi các hormone trong suốt tuần giả dược đó, và bạn bị chảy máu. Trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần bỏ qua thuốc giả dược tuần sau cùng và uống tiếp thuốc có chứa hormones.
Tuy nhiên việc liên tục dùng viên uống tránh thai (OCP) cũng có thể phát sinh tác dụng phụ. Theo Shirazian, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc, “một số phụ nữ bị ra ít máu, một số người lại có các triệu chứng khác”, như đau ngực, có người lại chẳng thấy phản ứng phụ nào ngoài việc chậm chu kỳ kinh.
Điều cần thiết là nên nói với bác sĩ kế hoạch tránh thai bạn mong muốn để họ kê đơn đúng cách bởi nếu theo cách trên, bạn sẽ cần nhiều gói thuốc hơn bình thường trong một năm.
Video đang HOT
2. Tránh thai bằng cách kéo dài chu kỳ
Nếu thấy phương pháp uống thuốc tránh thai 3 tuần một lần như trên quá rắc rối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyển sang biện pháp tránh thai kéo dài chu kỳ. Thuốc uống như Seasonale hoặc Seasonique có gói 90 ngày, mặc dù kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn biến mất nhưng có tác dụng làm giảm kinh nguyệt xuống 4 lần/năm. Lybrel là một loại thuốc kéo dài chu kỳ giúp loại bỏ hoàn toàn kỳ hành kinh của bạn. Lưu ý, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo tác dụng phụ không mong muốn là phụ nữ có thể bị chảy máu đột xuất.
3. Vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai
Cách sử dụng phương pháp này để bỏ qua giai đoạn hành kinh tương tự như uống thuốc viên hàng tháng. Sau ba tuần dùng miếng dán hoặc vòng tránh thai, bạn chỉ cần hoán đổi miếng dán cũ cho một miếng dán mới thay vì tiếp tục dùng nó thêm một tuần. Giống như thuốc viên, bạn có thể chảy máu đột ngột, nhưng tất cả phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Lưu ý, khi bạn dùng vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai mới, hãy bàn với bác sĩ của mình.
Theo H.A/Suckhoedoisong.vn
Hãy đọc ngay những thông tin này nếu bạn bị nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây nhức đầu, nhưng nếu bạn xuất hiện hiện tượng nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần hết sức cẩn trọng.
Nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt là biểu hiện của sự thay đổi nội tiết
Thực tế là có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thay đổi nội tiết và hiện tượng nhức đầu. Các hormone progesterone và estrogen điều chỉnh chu kỳ hàng tháng và chúng cũng có thể là lý do đằng sau những cơn đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu của Viện Mayoclinic cho thấy, mức estrogen ổn định có thể cải thiện nhức đầu, trong khi mức estrogen suy giảm hoặc cao hơn bình thường đều có thể làm cho tình trạng nhức đầu thêm tồi tệ hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thay đổi nội tiết và hiện tượng nhức đầu.
Theo Healthline, estrogen kiểm soát các hóa chất trong não ảnh hưởng đến cảm giác đau nhức đầu. Mức hormone thay đổi vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân hàng đầu là do chu kỳ kinh nguyệt.
Điều này có phổ biến không? Theo các nghiên cứu, có đến 40% phụ nữ bị đau nửa đầu trong chu kỳ đèn đỏ. 60% số còn lại có thể bị đau nhức đầu ít nhất một lần trong đời khi đến ngày. Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra xem liệu nhức đầu có bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ, trong khoảng thời gian "đèn đỏ" hay vào thời gian cuối chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và loại thuốc chữa trị chứng nhức đầu cho bạn hiệu quả nhất.
Theo các nghiên cứu, có đến 40% phụ nữ bị đau nửa đầu trong chu kỳ đèn đỏ.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định bình thường và nhức đầu xuất hiện cùng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, bác sĩ cũng có thể gợi ý một số biện pháp dự phòng hoặc cho bạn thuốc uống để ngăn chặn các cơn đau nhức đầu trong tương lai. Nếu các loại thuốc mua tự do không đem lại hiệu quả, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về thuốc chống viêm không steroid.
Nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt: Bác sĩ sản phụ khoa nói gì?
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), chu kỳ kinh nguyệt - nhất là đối với những chị em có chu kỳ đèn đỏ không đều có thể mắc triệu chứng đau nhức đầu trong kỳ kinh nguyệt.
"Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu đáng kể. Do thay đổi của estrogen trong chu kỳ kinh, nhiều chị em ngoài việc bị đau lưng, trướng bụng, khó chịu trong người... còn bị chứng đau đầu, đau nửa đầu hành hạ", BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cho hay.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu đáng kể.
So với nam giới, phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu cao gấp 3 lần. Và hiện tượng này tăng đáng kể vào độ tuổi sinh sản của chị em. Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi dẫn đến những biến đổi bất thường và gây ra những cơn đau đầu khi hành kinh.
Theo chuyên gia, để phòng chống hiện tượng đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần bổ sung cho cơ thể một số dưỡng chất giúp tăng cường máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phộng, uống viên sắt, mộc nhĩ, nấm hương... Chị em cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, không thức khuya.
Ngoài ra, còn có một phương pháp giảm nhức đầu trong kỳ kinh nguyệt đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện là: Đặt một vài cục nước đá trong khăn tay, gói lại và đặt lên trán trong vài phút. Cố gắng thư giãn, không nghĩ ngợi gì và bạn sẽ thấy cơn đau nhức giảm đi đáng kể. Hãy thử các bài tập thư giãn để giảm căng thẳng. Châm cứu cũng có thể cải thiện cơn nhức đầu đang hành hạ bạn và giúp bạn thư giãn.
Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên tùy tiện vì thuốc tránh thai có khả năng ảnh hưởng đến thời kỳ hành kinh của phụ nữ.
Để phòng chống nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần cắt bỏ rượu, gluten và đường ra khỏi chế độ ăn trong những ngày sắp đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như trong chu kỳ. Ngoài ra cần tránh các loại thực phẩm lên men, thực phẩm chứa các chất gây đau đầu. Uống nhiều nước, tránh những hoạt động căng thẳng ít nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Nếu sử dụng thuốc để điều trị nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để tránh những hiện tượng đáng tiếc có thể xảy ra. Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên tùy tiện vì thuốc tránh thai có khả năng ảnh hưởng đến thời kỳ hành kinh của phụ nữ, là nguyên nhân gây đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này để phòng tránh cơn đau đầu hành hạ.
Theo Tiểu Nguyễn/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
10 hiểu lầm thường gặp về các biện pháp tránh thai Khi lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, bạn không nên bị ảnh hưởng bởi những tin đồn hoặc những hiểu lầm. Uống thuốc tránh thai hàng ngày sẽ làm bạn tăng cân Bị tăng cân do tác dụng không mong muốn của thuốc tránh thai hàng ngày là một mối lo lắng hàng đầu của chị em khi cân nhắc sử...