4 cách dạy con dùng tiền
Những thói quen tốt về tài chính, chứ không phải là tiền, mới là vốn sống quý giá cho con bạn nhận về những khoản lãi trong tương lai.
Báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) tiết lộ rằng thói quen tiền bạc của trẻ được hình thành từ năm 7 tuổi. Với thời đại bây giờ, có vẻ như chẳng bao giờ là quá sớm để trao đổi với con bạn về tiền bạc. Vậy làm sao để bắt đầu giáo dục con về tiền bạc?
1. Thay nhãn “ tiền tiêu vặt” thành “ tiền công”
Đừng để con bạn nghĩ rằng tiền sinh ra bởi ATM thay vì giá trị lao động thực sự. Hãy bắt đầu trả công cho con bạn khi chúng giúp làm những việc nhà. Trẻ sẽ thấy mình “người lớn” hơn và có trách nhiệm hơn với những công việc được giao. Thay vì cho không tiền tiêu vặt hằng ngày và mắng mỏ chúng vì không giúp đỡ việc nhà, hãy trao cho trẻ cơ hội tự kiếm và hiểu giá trị đồng tiền.
2. Cho tiền tiêu vặt hằng tuần thay vì hàng ngày
Một tuần là một thời gian vừa đủ để con không quá thoải mái tung tiền, không cần lo nghĩ ngày mai vì ngày nào cũng có tiền. Thời gian này cũng đủ ngắn để số tiền ta cho con không quá lớn so với cho con hàng tháng. Cách cho tiền một lần từ đầu tháng khiến con rất dễ gặp cảnh đầu voi đuôi chuột, khi con tự tin dùng tiền cho món gì quá lớn vào đầu tháng và bù lại cuối tháng phải xin trợ cấp từ bố mẹ lần nữa.
3.Giúp con quản lý &’túi tiền’
Sau khi dạy con cách kiếm tiền và trao tiền vào tay chúng, bạn cần giúp chúng quản lý những gì chúng có.
Không thể tránh được việc mua cho con một chiếc điện thoại để bố mẹ tiện liên lạc đưa đi đón học hằng ngày. Vậy tại sao ta không tận dụng luôn chiếc điện thoại thông minh với những phần mềm chi tiêu đơn giản cho tụi trẻ sử dụng và kiểm soát túi tiền nhỏ của chúng.
Nếu không ưa thích cách này, bạn có thể sử dụng cách truyền thống, là bút và giấy!
Có nhiều bố mẹ chia sẻ trong gia đình họ có cuốn sổ nhỏ, khi nào con nhận tiền từ bố mẹ thì phải ghi rõ số tiền, ngày tháng, có ký trao – nhận đàng hoàng. Vậy thì con cũng có thể có một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại chi tiêu vào cuối ngày. Khi ghi chép lại chi tiêu, con sẽ dễ nhận ra hiệu quả trong cách chi tiêu của chúng. Nếu con không lỡ mua chiếc váy nọ thì có thể sớm tậu về chiếc điện thoại thông minh hoặc thay vì đi xem phim với bạn, con có thể đi chơi thứ khác ít tốn kém hơn và không bị cháy túi vào những ngày sau đó!
Video đang HOT
Cách này giúp con nhìn nhận thói quen chi tiêu của chúng, giúp chúng tự rút ra những bài học từ hành động của chúng hàng ngày.
4. Công thức 3 ‘lọ’ tiền: Chi tiêu – Tiết kiệm – Cho đi
Nhiều người lớn bắt đầu áp dụng chia tiền lương của mình thành các gói khác nhau, có người chia làm 5 gói, có người lại tận 7. Với trẻ con thì đương nhiên là đơn giản hơn. Công thức phổ biến nhất là chia làm 3 quỹ bao gồm: 40% chi tiêu – 50% tiết kiệm và 10% cho đi.
Công thức 3 lọ với tỷ lệ 50-40-10 được nhiều bố mẹ thông thái sử dụng.
Lọ Chi tiêu chiếm 40% số tiền con có được dùng mua bánh, kẹo, đi chơi với bạn, những thứ lặt vặt mà con cần hàng ngày.
Lọ Tiết kiệm có tỷ lệ lớn nhất 50% giúp con học cách tiết kiệm và hiểu được giá trị của việc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Lọ tiền này không chỉ là dành cho tương lai, cho học đại học… mà tuỳ vào độ tuổi của con, có thể chỉ đơn giản là những món đồ đắt tiền mà trẻ muốn có được như nâng cấp chiếc điện thoại, hay một đôi giày tốt.
Lọ Cho đi dùng để đóng góp cho những việc quan trọng của gia đình, giúp đỡ bạn bè hay cao cả hơn nếu bạn có thể dạy con làm từ thiện từ nhỏ thì thật ý nghĩa.
Khi được giáo dục về tiền bạc sớm, trẻ được khuyến khích để trở nên chu đáo hơn trong việc chi tiêu cũng như dạy chúng lập mục tiêu và quản lý ngân quỹ. Nhưng trên hết, khi dạy trẻ ta còn phải nhớ nghiêm khắc với chính mình. Đừng quên là con luôn theo sát bạn và chứng kiến cách bạn chi tiêu.
Linh Phượng
Theo vnexpress.net
Mùa du lịch đang đến gần, hãy lưu lại những cách tốt nhất để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe do lệch múi giờ
Mùa du lịch này, đừng để tình trạng mất ngủ, chóng mặt hay mệt do Jetlag (lệch múi giờ) làm phiền bạn bằng cách áp dụng những cách dưới đây.
Cùng với việc dị ứng thời tiết hay thực phẩm, hiện tượng lệch múi giờ (Jetlag) cũng là một trong những mối lo sợ lớn nhất khi đi du lịch xa. Mùa du lịch này, đừng để tình trạng mất ngủ, chóng mặt hay mệt do Jetlag làm phiền bạn bằng cách áp dụng những cách dưới đây.
Trước khi bạn đi du lịch:
Tự điều chỉnh đồng hồ sinh học
Bạn nên thay đổi dần lịch sinh hoạt của mình cho phù hợp với múi giờ mới một vài tuần trước chuyến đi. Làm như vậy, khi máy bay hạ cánh, bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch về thời gian vì cơ thể bạn đã thích nghi trước đó rồi.
Tập luyện để tăng cường sức khỏe
Việc duy trì các thói quen tốt, hay thử tập luyện để giữ gìn sức khỏe trước chuyến đi là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp đảm bảo rằng cơ thể bạn đủ sẵn sàng cho chuyến bay kéo dài nhiều giờ đồng hồ và nhanh chóng thích nghi với mội trường mới, những ảnh hưởng từ việc lệch múi giờ sẽ không còn quá tồi tệ.
Không ăn quá nhiều hoặc dùng chất kích thích trước giờ bay
Trước giờ bay ít nhất 12 tiếng đồng hồ, bạn không nên dùng cà phê hay bia, rượu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các đồ ăn nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này sẽ làm bạn khó ngủ, do đó sẽ cảm thấy mệt mỏi trong suốt chuyến bay. Một bữa ăn nhẹ vừa đủ với nhiều rau và trái cây là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
Trong chuyến bay:
Uống nhiều nước
Đây được xem là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng lệch múi giờ. Khi ở trong chuyến bay, cơ thể của bạn dễ dàng bị mất nước hơn, dẫn tới cảm giác mệt mỏi. Hãy đảm bảo việc giữ nước cho cơ thể bằng cách uống khoảng 500ml nước mỗi giờ bay. Việc uống nước còn khiến bạn phải di chuyển để sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn, từ đó kích thích sự lưu thông máu.
Cố gắng nghỉ ngơi
Khi bay đến một điểm đến rất xa, bạn sẽ vượt qua nhiều múi giờ cùng một lúc, điều đó khiến cơ thể mỏi mệt. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng nghỉ ngơi trong suốt chuyến bay, đặc biệt là các chuyến bay đêm. Những vật dụng như miếng che mắt, tai nghe hay gối và chăn có thể giúp bạn dễ dang đi vào giấc ngủ hơn.
Hãy cố gắng vận động, đi lại xung quanh để giữ cho cơ thể tỉnh táo và ăn những thực phẩm giàu năng lượng khi đến giờ ăn để duy trì sức lực. Việc này tránh cho tình trạng lệch múi giờ kéo dài sang ngày hôm sau.
Nguồn: Prevention
Theo Helino
Cách dạy con những kỹ năng sống cần thiết qua những chuyến du lịch mẹ nên biết Mẹ nên luyện tập những thói quen tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ ở mọi lúc, mọi nơi để con hình thành những kỹ năng sống. Đặc biệt, trong những chuyến đi du lịch là cơ hôi tuyệt vời để mẹ dạy bé những kỹ năng giúp bé vừa học, vừa chơi. Một người thành công không chỉ là người thông...