4 ca Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 4 ca nặng, có nhiều bệnh lý đi kèm, trong đó một trường hợp đã chạy ECMO ngày thứ 5.
Trưa 10/5, tại Trung tâm quản lý và Điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19, các chuyên gia đã cùng hội chẩn 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Đây là các bệnh nhân có mã số 3019, 3153, 3015, 3028 có diễn tiến nặng với nhiều bệnh lý đi kèm.
Các chuyên gia hội chẩn 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Ảnh: Lê Hảo ).
Trong đó, BN 3019 , nam 54 tuổi có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm không điều trị thường xuyên, sỏi thận 2 bên, suy thận mạn, đã từng mổ lấy sỏi thận trái, nội soi tán sỏi niệu quản, dẫn lưu thận…. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm hạch- tràn dịch màng phổi- phù phổi cấp, suy tim, suy thận mạn. Hiện bệnh nhân đã được chạy ECMO ngày thứ 5, thở máy và điều trị các bệnh lý đi kèm.
GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh Covid -19 diễn biến nặng, nguy kịch đề nghị bệnh viện cần sàng lọc xác định lại căn nguyên gây hạch, chẩn đoán lao, kiểm soát không để nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, tăng cường dinh dưỡng cũng như theo dõi sát diễn biến của bệnh.
Video đang HOT
BN3153 , nam 63 tuổi được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp hơn 10 năm, không điều trị, gù vẹo cột sống trên 10 năm nay. Hai tháng nay bệnh sốt 38-39 độ C, chủ yếu về chiều tối, không ho, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường. Bệnh nhân đã khám và điều trị 2 đợt tại bệnh viện tuyến dưới, không rõ chẩn đoán và điều trị.
Hiện tại bệnh nhân đang được thở máy, sử dụng kháng sinh, chống đông, dinh dưỡng, phục hồi chức năng, tìm và điều trị nguyên nhân sốt kéo dài. Theo các bác sĩ, rất khó cai thở máy cho bệnh nhân bị gù vẹo cột sống, cổ gập ngắn khó mở khí quản.
Với tình trạng sốt kéo dài, GS Bình khuyến cáo cảnh giác với những ca bệnh nhiễm trùng cơ hội do tình trạng sử dụng corticoid kéo dài.
BN3015 có tiền sử uống rượu nhiều năm 500ml/ngày và đã bỏ rượu 2 năm nay, bị xơ gan 2 năm. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do O. Anthropi/ xơ gan rượu.
Theo BSCK II Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, bệnh nhân xơ gan và loét dạ dày, do đó cần cân nhắc kiểm soát đông máu, có nguy cơ chảy máu cho gan, tiêu hóa… Bệnh nhân cần được theo dõi sát tình trạng xơ gan, tăng cường dinh dưỡng…
Ca bệnh nặng thứ tư là BN3028 , 70 tuổi ở Nam Từ Liêm, Hà Nội nhập viện ngày 3/4 trong tình trạng sốt kéo dài. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường 21 năm điều trị thuốc uống, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não di chứng yếu 1/2 người trái.
Bệnh nhân sốt từng cơn, có cơn rét run, đau đầu nhiều khi sốt, không ho không khó thở. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết trên nền tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm nấm cơ hội, viêm phổi, viêm xoang mạn tính, sốt kéo dài. Xét nghiệm ngày 5/5, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân sốt cao, suy hô hấp tăng phải đặt ống nội khí quản và được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.
Đối với bệnh nhân này, các chuyên gia đề nghị bệnh viện xem xét đổi kháng sinh, thuốc chống nấm, cấy vi sinh tìm nguyên nhân sốt kéo dài, siêu âm tim, chụp thêm CT đánh giá những tổn thương và tăng cường thêm dinh dưỡng cho người bệnh.
Bà cụ Covid-19 nặng hơn 'bệnh nhân phi công' hồi phục kỳ diệu
"Bệnh nhân 1536", 79 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã dừng can thiệp ECMO được 18 ngày, phổi thông khí khá tốt, được bác sĩ đánh giá "hồi phục kỳ diệu".
Ngày 14/3, bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết cụ bà này đã "tiến triển kỳ diệu", bởi có những lúc tưởng chừng không qua khỏi và được đánh giá nặng hơn "bệnh nhân 91" (phi công Anh) là ca nặng nhất vào năm ngoái. Bà đã dừng can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) 18 ngày, tự thở qua ống canuyn, tỉnh táo.
Sau khi kết thúc ECMO, phổi thông khí khá tốt, ôxy máu luôn đảm bảo. Dấu hiệu suy gan đã cải thiện, các tạng khác đang cơ bản tiến triển tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn suy thận.
"Bệnh nhân thoát nguy kịch và sống được", bác sĩ Phúc nói.
Đến nay, bệnh nhân đã 6 lần liên tục xét nghiệm âm tính với nCoV, lần gần nhất là ngày 11/3. Bệnh nhân đang tiếp tục được duy trì thuốc hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan, tiếp tục lọc máu do thận còn suy chưa làm việc.
Bà cụ từ Mỹ về Việt Nam ngày 13/1, người nhà ở Mỹ mắc Covid-19. Ngày 14/1, bà dương tính với nCoV, trở thành "bệnh nhân 1536", được chuyển đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng điều trị. Bà có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp 10 năm.
Ba ngày sau vào viện, bệnh nhân khó thở nhẹ, người mệt, ăn uống kém. Ngày 19/1, bà hơi khó thở, chụp X-quang phổi có dấu hiệu mờ. Ngày 20/1, Sở Y tế Đà Nẵng đã điều động 2 bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực từ Bệnh viện Đà Nẵng sang Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hỗ trợ điều trị. Tiếp đó, 4 điều dưỡng có chuyên môn hồi sức tích cực cũng được điều động sang hỗ trợ.
"Cứ 14 ngày chúng tôi lại có một kíp y bác sĩ gồm 18 người vào điều trị, phục vụ bệnh nhân. Liên tục đến nay có khoảng hơn 60 người đã điều trị, hỗ trợ chăm sóc, phục vụ cụ bà này", bác sĩ Phúc nói.
Đến nay, bệnh nhân nặng này đã được hội chẩn quốc gia 7 lần. Quá trình điều trị hơn hai tháng, cụ bà có thời điểm tiến triển tốt hơn nhưng rồi lại rơi vào diễn biến xấu, đông đặc hai đáy phổi, phù nhẹ toàn thân. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng do nCoV trên bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim; biến chứng rối loạn nhịp, rối loạn đông máu.
Theo đánh giá của Hội đồng chuyên môn, bệnh nhân đã được áp dụng tất cả các biện pháp điều trị tích cực nhất, có những lúc, bệnh nhân tưởng chừng không qua khỏi, tiên lượng tử vong rất cao. Hội chẩn quốc gia đánh giá cụ bà còn nặng hơn cả bệnh nhân phi công Anh (bệnh nhân 91) trong giai đoạn trước.
Tuy nhiên, với nỗ lực cứu chữa, quyết tâm không buông xuôi, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân hồi phục kỳ diệu.
"Bệnh nhân đã nhiều lần âm tính nCoV, dự kiến tuần sau sẽ được công bố khỏi bệnh. Hiện người nhà mong muốn được chuyển cụ bà về TP HCM. Chúng tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo Sở Y tế và Bộ Y tế về vấn đề này, bởi sức khỏe, sự an toàn của bệnh nhân là trên hết", bác sĩ Phúc nói.
Hiện, cả nước có hơn 400 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế. Nơi có số lượng bệnh nhân nhiều nhất là Bệnh viện dã chiến số 2 tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương với gần 190 bệnh nhân, Cơ sở 2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương điều trị gần 100 bệnh nhân.
Một bệnh nhân COVID-19 tổn thương phổi 95% Bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng, phổi tổn thương tới 95%, phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Ngày 4/3, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, BN1823 mắc COVID-19 điều trị tại đây đang trong tình trạng rất nặng, tổn thương phổi tới 95%, phù...