4 bước dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát hiệu quả
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh, hãy tự chuẩn bị cho bản thân phương án dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hiệu quả nhất có thể.
Dù là mới phát hiện bệnh hay đã chấp nhận sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong một thời gian dài, chắc hẳn bạn cũng đã có trải qua các đợt bùng phát đột ngột của những biểu hiện bệnh ở đường hô hấp như ho, khó thở, khò khè. Những dấu hiệu này nếu không được điều trị nhanh chóng và cẩn thận, bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Các đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể đáng sợ và vô cùng khó chịu, nó không đơn giản chữ dừng lại ở việc khó hô hấp. Nghiên cứu cho thấy bạn càng trải qua nhiều đợt cấp tính của phổi tắc nghẽn mãn tính thì bạn càng nên nhập viện điều trị. Vì vậy kế hoạch dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát được xem là việc cấp thiết.
Học cách ngăn ngừa, quản lý các đợt cấp có thể giúp bạn nắm bắt được dấu hiệu ban đầu của cơn đau, có khả năng dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả hơn.
1. Chuẩn bị kiến thức dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính
1.1. Dấu hiệu bùng phát COPD
Trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đường thở và chức năng phổi của bạn sẽ thay đổi đáng kể và nhanh chóng. Bạn có thể đột nhiên cảm thấy có nhiều chất nhầy làm tắc nghẽn ống phế quản hoặc các cơ xung quanh đường thở co thắt dữ dội; sau cùng, bạn sẽ cảm thấy khó thở.
Hãy tự chuẩn bị phương án dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính – Ảnh: Myupchar
Các triệu chứng của đợt bùng phát COPD là:
Khó thở hoặc không thể thở được: Cảm giác như bạn không thể hít thở sâu hoặc phải thở hổn hển.
Ho nhiều, ho liên tục: Ho là phản xạ giúp loại bỏ các tắc nghẽn, các chất kích thích khỏi đường hô hấp và phổi. Thế nên ho là triệu chứng dễ nhận biết khi phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát.
Ho là triệu chứng dễ nhận biết khi phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát – Ảnh: Getty Images – WebMD
Thở khò khè: Khi COPD bùng phát, không khí bị ép đi qua một lối hẹp hơn nên thở sẽ kèm theo khò khè hoặc tiếng rít.
Tăng chất nhờn: Bạn có thể bắt đầu ho ra nhiều chất nhầy hơn và có thể có màu khác với bình thường.
Video đang HOT
Mệt mỏi hoặc khó ngủ: Rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi có thể cho thấy lượng oxy đến phổi và cơ thể của bạn ít hơn.
Suy giảm nhận thức: Lú lẫn, suy nghĩ chậm, trầm cảm hoặc mất trí nhớ có thể là do não không nhận đủ oxy khi COPD bùng phát.
Đừng đợi các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu xuất hiện rồi mới có phương án xử lý. Bạn nhất quyết phải có sẵn dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát sớm nhất và hiệu quả nhất.
1.2. Phải làm gì khi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát
Tốt nhất, bạn cần trao đổi về phương án dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính với bác sĩ trước khi bệnh bùng phát. Tất nhiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những gì bạn cần làm, đồng thời cũng chỉ định cho bạn ống hít và các loại thuốc dùng khi khẩn cấp. Vậy nên, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn bùng phát và hành động cần thực hiện:
Nhẹ: Bạn khó thở hơn nhưng không ho nhiều hơn bình thường. Trong trường hợp này, hãy sử dụng ống hít bác sĩ chuẩn bị cho bạn.
Vừa phải: Bạn ho nhiều hơn bình thường và sử dụng ông hít không đỡ. Hãy gọi cho bác sĩ và trình bày, mang theo thuốc đã dùng và gặp bác sĩ ngay sau đó.
Nghiêm trọng: Các triệu chứng ngày một xuất hiện nhiều hơn, nhanh hơn và bạn cảm thấy khó thở hơn dù đã dùng thuốc. Hoặc cũng có thể bạn bị sốt kèm với các dấu hiệu ho, khó thở. Trường hợp này, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc gọi cấp cứu nếu không thể đợi được bác sĩ của riêng bạn.
Chuẩn bị kiến thức dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát khi có dấu hiệu sốt – Ảnh: Health.clevelandclinic
1.3. Dấu hiệu của trường hợp khẩn cấp
Một số cơn bùng phát nghiêm trọng đến mức bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức để tránh những nguy hiểm cho bản thân. Dưới đây là một số dấu hiệu của điều này:
- Bạn bị đau ở ngực.
- Môi hoặc ngón tay của bạn chuyển sang màu xanh lam.
- Khó thở, thở khó khăn.
- Bạn không thể suy nghĩ rõ ràng, tinh thần lo âu.
- Bạn cảm thấy rất buồn ngủ.
2. Bốn bước dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát
Khi bạn xác định sự bùng phát của bệnh, điều đầu tiên cần làm là xem lại kế hoạch dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính mà bạn đã lập với bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể đã vạch ra những bước cần làm, liều lượng thuốc cụ thể để giúp bạn kiểm soát tốt cơn bùng phát.
2.1. Sử dụng ống hít tác dụng nhanh
Thuốc hít cấp cứu hoạt động bằng cách đưa một luồng thuốc mạnh đến thẳng vị trí phổi bị co thắt của bạn. Ống hít này sẽ giúp giãn các mô trong đường thở của bạn nhanh chóng, giúp bạn có thể hô hấp dễ dàng hơn.
Ống hít này sẽ giúp giãn các mô trong đường thở của bạn nhanh chóng – Ảnh: Medicalnewstoday
Thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn thường dùng là thuốc cholinergic và thuốc chủ vận beta2. Chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng với miếng đệm lót hoặc máy phun khí dung.
2.2. Dùng corticosteroid đường uống để giảm viêm
Corticosteroid làm giảm sưng tấy và có thể giúp làm giãn đường hô hấp di chuyển đến phổi dễ dàng hơn. Nếu bạn chưa thấy corticosteroid trong kế hoạch dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính của mình, bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn dùng trong một tuần sau khi bệnh bùng phát để kiểm soát tình trạng viêm.
Tuy nhiên corticoid không phải là thần dược, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đọc thêm về hướng dẫn TẠI ĐÂY.
2.3. Sử dụng bình dưỡng khí
Nếu bạn muốn dùng bình dưỡng khí để bổ sung lượng oxy ngay tại nhà, bạn nên sử dụng ngay khi COPD vừa bùng phát. Tốt nhất, bạn nên tuân theo kế hoạch dự phòng do bác sĩ đề ra và thư giãn để kiểm soát nhịp thở trong khi thở oxy.
2.4. Chuyển sang can thiệp cơ học
Trong một số tình huống, ống hít cấp cứu, steroid chống viêm và liệu pháp thở oxy cũng không khiến tình trạng bệnh khá hơn thì bạn cần có sự can thiệp sâu hơn. Lúc này, bạn cần một chiếc máy giúp bạn có thể thở thông qua một quá trình được gọi là can thiệp cơ học.
Nếu nhận thấy việc điều trị tại nhà không giúp bạn thuyên giảm, tốt nhất bạn nên liên hệ bác sĩ để được giúp đỡ. Gọi xe cấp cứu hoặc nhờ người thân hỗ trợ bạn đến trung tâm y tế. Khi đến bệnh viện, bạn có thể sẽ được tiêm thuốc giãn phế quản vào tĩnh mạch để giúp kiểm soát các triệu chứng.
Sau khi kiểm soát được triệu chứng bùng phát COPD, bạn cũng cần bù nước thông qua phương pháp truyền vào tĩnh mạch cũng như điều trị kháng sinh để ngăn ngừa các nhiễm trùng đường hô hấp.
Có sẵn kế hoạch dự phòng phổi tắc nghẽn mãn tính bùng phát sẽ khiến bạn giảm đi sự khó chịu và giảm thiểu tình trạng nhập viện cấp cứu bất ngờ. Và may mắn rằng, hầu hết mọi người đều hồi phục nhịp thở sau khi thực hiện các bước kể trên. Điều quan trọng là bạn hãy cố gắng bình tĩnh để kiểm soát tốt các triệu chứng.
Bác sĩ nói về 'ăn uống sai cách dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm'
Nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là ung thư,... tiến triển chính do cách ăn uống sai hằng ngày của mỗi người.
Chế độ ăn có nhiều chất béo no và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường... - SHUTTERSTOCK
Theo thông tin của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bệnh không lây nhiễm (còn gọi là bệnh mạn tính không lây) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có gần 8 người tử vong do các bệnh mạn tính không lây, chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong đó, các nhóm bệnh đang phổ biến và nguy hiểm hiện nay gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành...), đái tháo đường, các bệnh ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),...
"Chế độ ăn uống không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn làm phát triển các bệnh không lây nhiễm sau này", tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) nhận định.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khuyến cáo, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường loại 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh.
Ngoài ra, dinh dưỡng cũng có tác động tới sự biểu hiện của gien và hình thành bộ gien, từ đó xác định các cơ hội đối với sức khỏe và tính nhạy cảm đối với bệnh tật.
Suy dinh dưỡng sớm trong 1000 ngày vàng đầu đời cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở các giai đoạn sau của cuộc đời.
Ăn sai gây bệnh
Bác sĩ Hà đã chỉ ra những điểm sai trong ăn uống có thể dẫn đến nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Ăn ít rau và quả: Là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới. Trong đó có 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ.
Hiện nay hơn một nửa dân số trưởng thành Việt Nam ăn thiếu rau, quả.
Ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng: Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo và đường, làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại cũng giống như ăn ít rau và quả chín.
Ăn thực phẩm có nhiều chất béo no và chất béo chuyển hóa: Chất béo no có nhiều trong mỡ động vật và chất béo chuyển hóa (Trans fatty acid) thường có trong thực phẩm chế biến sẵn. Các loại chất béo không tốt này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường.
Ăn nhiều muối: Lượng muối ăn vào hằng ngày làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Hiện nay người trưởng thành Việt Nam đang ăn muối (9,4g/ngày) nhiều gần gấp 2 lần mức khuyến nghị.
Biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào? Không chỉ khiến người bệnh thường xuyên gặp tình trạng khó thở, biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính còn vô cùng đa dạng và nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở khi cơ thể không có đủ lượng không khí cần thiết. Và khi thiếu oxy, chắc...