4 bước chọn đúng ngành học, không lo thất nghiệp
Xác định rõ đam mê, đánh giá đúng năng lực bản thân, tìm hiểu nhu cầu của xã hội… là những bước quan trọng giúp bạn chọn đúng ngành học.
Bà Vũ Hằng, chuyên gia thẩm mỹ của Trung tâm dạy nghề JBart Academy chia sẻ 4 bước chọn đúng ngành học, không lo thất nghiệp.
Tự hỏi bản thân đam mê điều gì
Điều cần thiết đầu tiên khi định hướng nghề nghiệp là xác định rõ đam mê. Sở thích có thể là nhất thời nhưng đam mê là mãi mãi. Chỉ cần xác định đúng, bạn sẽ có động lực, quyết tâm để vượt qua mọi khó khăn bước tới thành công. Mặt khác, khi có đam mê, dẫu thất bại, bạn sẽ không hối tiếc.
Đánh giá năng lực cá nhân
Có ba cách để xác định bản thân có đủ năng lực để theo đuổi đam mê. Thứ nhất, dựa vào kết quả học tập ba năm THPT, những lời nhận xét của mọi người trong học tập và ngoại khóa. Đừng bỏ qua đánh giá của bạn bè vì đó là những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn năng lực của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đơn cử, nhiều người thường xuyên khen bạn gu ăn mặc chất, phối đồ đẹp – bạn có khiếu về thời trang.
Thứ hai, thực hiện các bài trắc nghiệm nghề nghiệp để xác định năng lực, tính cách bản thân sẽ phù hợp với ngành nghề nào nhất. Cuối cùng, hãy tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp để tham khảo ý kiến.
Tìm hiểu nhu cầu của xã hội
Chọn một ngành nghề có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội sẽ giúp bạn dễ tìm được công việc ổn định với mức thu nhập cao.
Theo các chuyên gia tư vấn, nhu cầu xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ mang tính nhất thời và sẽ thay đổi liên tục theo thời gian. Tuy nhiên nhu cầu làm đẹp của con người thì ngày càng tăng cao.
Video đang HOT
Nhiều bạn trẻ theo học các ngành liên quan đến làm đẹp bởi tính sáng tạo cao, không bó buộc về thời gian.
Vài năm trở lại đây, ngành nghề liên quan đến làm đẹp như tạo mẫu tóc, trang điểm, chăm sóc da, làm nail… luôn nằm trong nhóm nghề dễ xin việc và có thu nhập ổn định. Những nghề này còn mang tính sáng tạo cao, không bó buộc về thời gian nên nhiều bạn trẻ lựa chọn và gắn bó lâu dài.
Chọn địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp, uy tín
Một trong những điều quan trọng để chọn ngành nghề đúng đam mê, phù hợp với năng lực và đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội là tìm địa chỉ đào tạo uy tín.
JBart Academy là trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
Một cơ sở được đánh giá chuyên nghiệp, uy tín khi đáp ứng đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình học, chứng nhận bằng cấp, cơ hội nghề nghiệp… Hiện, JBart Academy là một trong những số những trung tâm dạy nghề có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này.
Trung tâm có cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ dụng cụ thực hành cho từng học viên và thường xuyên cập nhật xu hướng, thiết bị kỹ thuật mới.
Đội ngũ giảng viên tốt nghiệp ở Pháp và các chuyên viên đào tạo đến từ Nhật Bản. Giáo trình đúng tiêu chuẩn Nhật, thiết kế riêng phù hợp với trình độ từng học viên.
JBart Academy còn thường xuyên tổ chức chương trình ngoại khóa giúp nâng cao tay nghề, cải thiện kỹ năng giao tiếp, tạo mối quan hệ với khách hàng.
Sau khi tốt nghiệp, học viên nhận bằng Sơ cấp nghề do Sở Lao động Thương binh Xã hội cấp và chứng nhận Anh – Việt – Nhật cũng như hỗ trợ giới thiệu việc làm.
JBart Academy thường xuyên tổ chức chương trình ngoại khóa cho học viên.
Trước khi quyết định đăng ký, học viên có thể tham quan trực tiếp các lớp học để chọn ngành học yêu thích.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Bạn đọc viết: Khi giáo viên không còn "đua" theo danh hiệu
Đăng ký vừa đủ chỉ tiêu được giao, không ai bị đánh rớt danh hiệu, hội đồng thi đua lại được lòng của giáo viên. Đó là thực trạng đang diễn ra ở nhiều nơi. Và vô số người đã không còn muốn "đua" theo danh hiệu để gánh cực vào thân.
Ảnh minh họa
Tâm sự của cô giáo Loát Trần và Thanh Thanh trong hai bài viết "Giáo viên buồn vì rớt đề tài chiến sĩ thi đua", "Giáo viên trẻ thất vọng vì phải nhường danh hiệu Chiến sĩ thi đua" đã nhận được nhiều đồng cảm của bạn đọc. Khá nhiều người đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự với muôn nỗi niềm chán chường, buồn rầu, thất vọng.
Bởi ai đã từng là một nhà giáo mới thấu hiểu nỗi khát khao năng lực bản thân được công nhận thông qua những danh hiệu thi đua cao quý. Và cũng chính ai là nhà giáo mới thấm thía nỗi thất vọng khi bao cố gắng của mình "đổ sông đổ biển" bởi danh hiệu trượt khỏi tay với muôn vàn lý do.
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua hay Lao động tiên tiến vốn là những mỹ từ thay lời khen tặng của ngành Giáo dục đối với sự đóng góp, cống hiến của mỗi giáo viên suốt một năm học. Hầu như giáo viên nào cũng dễ dàng đạt danh hiệu Lao động tiên tiến nếu không có những vi phạm nặng nề về chuyên môn trong quá trình công tác.
Riêng Chiến sĩ thi đua lại khó khăn hơn nhiều bởi quy định chặt chẽ về chỉ tiêu, số lượng người đạt danh hiệu này không vượt quá 15% tổng số giáo viên và nhân viên trường học. Chính vì vậy, nó mãi mãi là giấc mơ của vô số người.
Giá trị của nó ư? Phần thưởng vài trăm nghìn hay hơn một triệu đồng tuy lớn nhưng không thể so sánh với bao công sức người giáo viên đã bỏ ra suốt một năm học. Điều quan trọng là nỗ lực, năng lực của họ được công nhận, đánh giá trung thực, khách quan. Và đó sẽ là động lực để người thầy tiếp tục miệt mài đi "gieo chữ".
Tuy nhiên, chính trong hình thức đăng ký, bình xét thi đua nảy sinh nhiều bất cập khiến những danh hiệu đó đang dần mai một ý nghĩa tích cực ban đầu. Hội đồng thi đua nhà trường cuối năm học thường "đau đầu" về việc nâng lên, hạ xuống người này, người kia trong bình xét.
Dẫu được tiếng là "công khai", "minh bạch", "dân chủ", "khách quan", "công bằng" nhưng nhiều hội đồng thi đua vẫn tồn tại tình trạng thiên vị. Vậy nên, nhiều người xứng đáng lại không đạt Chiến sĩ thi đua, còn "cây đa", "cây đề" trong trường nghiễm nhiên giành được danh hiệu cao quý.
Một vài năm trở lại đây, trường tôi không còn những tình huống tréo ngoe như thế nữa. Bởi dường như ai cũng quá hiểu nỗi vất vả khi đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi đua đi kèm với thành tích, nỗ lực, tiên phong trong mọi hoạt động, phong trào. Để rồi cuối năm khi bình xét danh hiệu, chỉ cần vướng một vài tiêu chí hoặc có chút tiêu cực nào trong hội đồng thi đua là lập tức rớt danh hiệu.
Công sức một năm đóng góp cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người dần dà biến thành gánh nặng. Nhiều giáo viên đầy tâm huyết cũng trở nên mệt mỏi và buông xuôi. Không hiếm gặp những người thầy mang trong mình tư tưởng hoàn thành công việc, làm tròn nhiệm vụ, cuối tháng lãnh lương là ổn.
Không thi đua, không bon chen, không giành giật, an nhiên tự tại mà sống. Tư tưởng nhận thức ấy cộng hưởng với quá trình công tác "làm vừa đủ", "không muốn được khen, chẳng muốn bị chê" vô hình trung triệt tiêu tính phấn đấu, sáng tạo trong dạy và học.
Trong hội đồng trường có nhiều người dư thừa năng lực lại không muốn đăng ký để rồi áp lực công việc dồn nén. Họ sẵn sàng nhường danh hiệu lại cho người khác sắp đến kỳ nâng lương, nâng ngạch. Tính phần trăm chỉ tiêu danh hiệu Chiến sĩ thi đua được bao nhiêu người, cứ thể mà đưa chỉ tiêu về các tổ chuyên môn, mỗi tổ có mấy người đăng ký.
Và đăng ký vừa đủ chỉ tiêu được giao, không ai bị đánh rớt danh hiệu, hội đồng thi đua lại được lòng của giáo viên. Đó là thực trạng đang diễn ra ở nhiều nơi. Và vô số người đã không còn muốn "đua" theo danh hiệu để gánh cực vào thân.
Trong lúc ngành Giáo dục đang đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt học tốt thì việc triệt tiêu nỗ lực phấn đấu trong chính nội tại mỗi người thầy chẳng khác gì những mầm bệnh nguy hiểm. Và muốn trị tận gốc căn bệnh "chây ì" này, cần trả lại bản chất của thi đua và trả lại ý nghĩa tích cực cho danh hiệu cao quý - Chiến sĩ thi đua.
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Thực hư thông tin nữ sinh đỗ thủ khoa Ngoại thương đi bán bánh tráng trộn Những giờ qua, thông tin "nữ sinh bán bánh tráng trộn đỗ thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương, rồi sau khi tốt nghiệp đại học lại quay về với nghề bán bánh tráng" được chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Thông tin "nữ sinh bán bánh tráng trộn đỗ thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương và sau khi tốt nghiệp đại...