4 biện pháp phòng sốt xuất huyết lây lan trong gia đình khi có một người trong nhà mắc bệnh
Mùa mưa lũ là giai đoạn đỉnh dịch sốt xuất huyết, năm nay dịch còn bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay. Trang bị 4 biện pháp phòng sốt xuất huyết sau đây để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình, đặc biệt khi trong nhà có một người mắc bệnh.
Tuy sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng việc căn bệnh này truyền qua muỗi cũng khiến chúng lây lan dễ dàng không kém.
1. Cách ly người bệnh là biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất
Nhiều trường hợp bố mẹ lây bệnh khi chăm con hay con lây bệnh “oan” từ bố mẹ do sự chủ quan này.
Biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả trong điều kiện này là cách ly người bệnh trong phòng riêng, có ánh sáng tự nhiên, khô ráo và kín, không ở cạnh vườn. Các dụng cụ chứa nước cho người bệnh như bình nước, cốc cũng cần thau rửa và thay nước thường xuyên tránh để cặn lâu ngày.
Người bệnh cũng cần phải nằm màn (mùng), tốt nhất là màn đã tẩm thuốc và hạn chế ra khỏi màn để không bị muỗi cắn mang theo mầm bệnh đi lây lan. Nếu bắt buộc phải ra phải màn, hãy mặc quần áo dài che kín tay và xua muỗi trước khi đi.
Video đang HOT
Đối với con nhỏ bị sốt xuất huyết cần người chăm sóc, bố mẹ cũng cần đảm bảo biện pháp phòng sốt xuất huyết cho bản thân, mặc quần áo dài tay và hạn chế tung màn của bé khiến muỗi có thể bay vào.
2. Phun thuốc diệt muỗi: loại bỏ con đường lây nhiễm bệnh
Muỗi Aedes aegypti (thường gọi là muỗi vằn) là con đường lây nhiễm chính của sốt xuất huyết. Chúng có đặc tính hút máu ngắt quãng, hút nhiều người trong 1 lần đi hút máu và thường hoạt động vào khoảng sáng sớm hoặc chiều tối, đặt biệt mạnh vào tầm 1h trước khi mặt trời lặn.
Phun thuốc muỗi là biện pháp phòng sốt xuất huyết cần thực hiện kể cả khi nhà bạn không có người mắc bệnh để ngăn ngừa muỗi vằn sinh sôi. Nếu trong nhà hoặc khu dân cư của bạn có người mắc bệnh, hãy liên hệ với trung tâm y tế dự phòng nơi bạn ở. Họ sẽ tới xử lý ổ dịch, phun thuốc diện muỗi, ngăn ngừa bệnh lân lan.
Tuy nhiên phun thuốc muỗi cũng cần phải ĐÚNG CÁCH.
Ngoài ra phải thường xuyên loại bỏ nơi muỗi phát triển và sinh sôi. Không chỉ có ao tù, nước đọng, muỗi có thể đẻ trứng ngay trong nhà bạn mà bạn không biết. Hãy để ý bình cắm hoa, cốc nước đánh răng, bể cá cảnh hay nước trên bàn thờ. Muỗi sẽ không thể sinh sôi nếu bạn thay rửa dụng cụ dựng nước thường xuyên.
3. Chuẩn bị sẵn những loại thuốc cần thiết
Đây không hẳn là biện pháp phòng sốt xuất huyết, nhưng chuẩn bị sẵn một số loại thuốc sẽ giúp bạn phản ứng nhanh khi trong nhà có người mắc bệnh. Trong gian đoạn đầu của bệnh (sốt xuất huyết có 4 giai đoạn), triệu chứng của bệnh chủ yếu là sốt, nếu được chăm sóc và hạ sốt kịp thời, cơ thể có thể tự động chiến đấu để khỏi bệnh.
Trường hợp người bệnh bị sốt cao hãy hạ sốt bằng paracetamol. Tuyệt đối không hạ sốt bằng aspirin hay ibuprofen, 2 chất này gây toan máu do ngăn tập kết tiểu cầu, khiến bệnh trở nên nguy kịch. Ngoài ra, người bệnh khi sốt cao sẽ liên tục mất nước và điện giải.
Vậy nên bù nước và điện giải bằng oresol liên tục sẽ giúp người bệnh nhanh hạ sốt. Hãy có sẵn 2 loại thuốc này trong tủ lạnh, vì nó hữu dụng trong nhiều trường hợp, không chỉ sốt xuất huyết.
4. Đi khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ
Ghi nhớ những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở từng giai đoạn là biện pháp phòng sốt xuất huyết tiến triển nặng hơn và có những phản ứng kịp thời khi bạn hay người thân của bạn mắc bệnh.
Nếu người nhà bị sốt sang ngày thứ 4 không hạ, hoặc hạ sốt nhưng vẫn bị khô da, buồn nôn, phát ban, buồn nôn, thậm chí ra máu cam, môi bầm thì cần phải đưa đến trung tâm y tế hoặc bệnh viên gần nhất để kịp thời điều trị. Bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2, tiến triển rất nhanh, và khi bước sang giai đoạn 3, 4 thì cơ hội cứu sống là rất thấp, và kể cả có cứu được cũng để lại di chứng về sau.
Nên duy trì phun thuốc diệt muỗi
Tại Hà Nội, nhất là một số khu vực nội thành, khu phố cổ có những khu nhà chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, cộng với hệ thống thoát nước cũ kỹ, bị sập lún, gây tù đọng nước... là nơi lý tưởng để muỗi vằn trú ngụ, sinh sôi.
Chưa kể không ít hồ, đầm bị ô nhiễm, rác thải, nước thải tù đọng cũng là nơi phát sinh nhiều muỗi vằn.
Ảnh minh họa
Ai cũng biết muỗi vằn đốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra dịch bệnh, đặc biệt là căn bệnh sốt xuất huyết. Một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng dịch sốt xuất huyết là phun thuốc diệt muỗi. Trong quá trình phun thuốc diệt muỗi, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không hiệu quả. Hơn nữa, nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, người tiếp xúc, bị dị ứng thuốc phun muỗi do không rõ cách sử dụng hoàn toàn có thể xảy ra.
Do vậy, người dân không tự ý mua thuốc phun muỗi về pha và phun cho nhà mình vì nếu dùng thuốc tùy tiện, không đúng liều lượng, dùng trong một thời gian quá dài... sẽ dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc, đồng thời còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Hằng năm, ngành Y tế thường tổ chức phun thuốc trừ muỗi, không chỉ trong nhà người dân mà còn ở cả vị trí các cống rãnh, ngõ ngách... Thiết nghĩ, việc diệt muỗi chống dịch bệnh là rất cần thiết, phải làm thường xuyên, định kỳ hằng năm. Mong rằng, các cơ quan chức năng và ngành Y tế duy trì thường xuyên công việc này để việc phòng, chống bệnh do muỗi gây ra đạt hiệu quả cao hơn.
Bị sốt xuất huyết bao lâu sẽ khỏi? Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời gian phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần trong 7-10 ngày sau đó. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa...