Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết từ mỗi gia đình
Mùa mưa (khoảng tháng 7 – 11 hằng năm) là thời điểm muỗi vằn phát triển khiến bệnh sốt xuất huyết (SXH) có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Ảnh minh họa
Biện pháp chống dịch SXH hiệu quả nhất là mỗi người tự phòng, chống bệnh theo phương châm: Không có bọ gậy , lăng quăng, không có muỗi thì không có SXH. Do đó, cần thực hiện các biện pháp sau:
Loại bỏ nơi sinh sản và trú ngụ của muỗi, diệt lăng quăng , bọ gậy
- Đậy kín dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.
- Thả cá nhỏ hoặc mê zô (Mesocyclops: Sinh vật giáp xác nhỏ ăn bọ gậy) vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng, bọ gậy.
- Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hằng tuần.
- Loại bỏ các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh như chai, lọ, ống bơ, vỏ dừa , lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
Video đang HOT
- Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/ tủ đựng bát.
- Thường xuyên thay nước bình hoa, chén nước trên ban thờ.
- Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
- Phát quang cây cối.
- Khơi thông cống rãnh.
Phòng, chống muỗi đốt
- Mặc quần áo dài tay.
- Ngủ trong màn, kể cả ban ngày.
- Giảm hoạt động chích đốt của muỗi bằng bình xịt muỗi, hương đuổi muỗi, kem bôi chống muỗi đốt, vợt điện…
- Dùng rèm che, lưới chống muỗi, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ… để làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà.
- Có thể xông khói để xua muỗi.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch
Các gia đình không nên tự ý phun hóa chất diệt muỗi bởi nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không tiêu diệt được muỗi, lại có thể gây ra tình trạng muỗi nhờn thuốc, kháng thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng hóa chất không được kiểm soát nguồn gốc có thể gây tình trạng dị ứng, nhiễm độc…
Chủ động ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Từ đầu năm 2020 đến ngày 5-8-2020, toàn TP Cần Thơ ghi nhận 509 ca sốt xuất huyết (SXH) nhập viện điều trị.
Tuy số ca mắc SXH toàn thành phố giảm so cùng kỳ, nhưng vẫn có nơi số ca mắc SXH cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế, đại diện CDC Cần Thơ kiểm tra lăng quăng trong dụng cụ chứa nước.
Hỗ trợ địa phương dập các ổ dịch
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ), trong 9 quận, huyện của thành phố có 2 quận, huyện có số ca mắc SXH tăng là Thốt Nốt (110 ca, cùng kỳ 100 ca) và Ô Môn (73 ca, cùng kỳ có 68 ca). Những xã, phường có số ca SXH cao là: Hưng Lợi 22 ca, Tân Lộc 33 ca, Thới An 22 ca, Tân Phú 22 ca, Hưng Phú 21 ca.
Trước tình hình này, Sở Y tế thành phố, CDC Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình ở phường Tân Lộc và Thới An. Tính đến ngày 5-8, phường Thới An (quận Ô Môn) có 22 ca mắc SXH. Qua kiểm tra thực tế vào ngày 25-7, oàn kiểm tra phát hiện khá nhiều các vật phế thải nước đọng xung quanh khuôn viên các hộ gia đình vẫn còn nhiều lăng quăng. oàn kiểm tra cùng cán bộ địa phương hỗ trợ người dân đổ nước, súc rửa lu, khạp chứa nước có lăng quăng.
Tại phường Tân Lộc, phường cũng triển khai 2 đợt chiến dịch diệt lăng quăng, phòng, chống SXH. Sau đó, qua kiểm tra mật độ muỗi và lăng quăng đều có giảm. CDC Cần Thơ đã tổ chức kiểm tra, phun thuốc diện rộng bằng xe ô tô ở 3 ấp: Tân Mỹ 1, Tân Mỹ 2 và ông Bình.
Không chủ quan với SXH
Bệnh SXH là bệnh lưu hành thường xuyên ở các địa phương trong vùng BSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng. ến nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dễ lây lan do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Loài muỗi này thường đẻ trứng vào nước ngọt sạch (lu, khạp, bình hoa, vật phế thải có nước mưa như lốp xe, chai, lọ...). Muỗi vằn hoạt động cả ban ngày, ban đêm, hoạt động mạnh vào sáng sớm, chiều chạng vạng.
Hiện nay, lực lượng y tế dự phòng từ cơ sở đến thành phố đang căng mình phòng, chống dịch COVID-19. Ở thời điểm này, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển. Vì vậy, để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ, cho biết: Bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, người dân không được chủ quan với các dịch bệnh khác, nhất là SXH. Nếu vừa mắc SXH, vừa nhiễm thêm COVID-19 thì việc điều trị rất khó khăn. Người dân hết sức cảnh giác, chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng muỗi cắn; thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh và trong nhà, nhất là dọn dẹp các vật phế thải chứa nước. Quan tâm ngăn chặn, phòng bệnh SXH cũng như quan tâm phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Huỳnh Văn Nhanh đã chỉ đạo CDC Cần Thơ làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các Trung tâm Y tế quận, huyện triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH, như: Tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị SXH.
Trung tâm Y tế các quận, huyện cần kiện toàn, duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên phòng, chống SXH; thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh SXH tại các điểm nóng, các ấp, khu vực, xã, phường có nguy cơ bùng phát dịch. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh, phối hợp đài truyền thanh quận, huyện và các ban ngành, đoàn thể triển khai công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH trực tiếp tại cộng đồng.
Ngoài SXH, từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm cũng là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo cần quan tâm phòng bệnh này cho trẻ nhỏ. ồng thời, tuân thủ lịch tiêm chủng để phòng các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh như bạch hầu, sởi...
Sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19: Triệu chứng ban đầu 2 bệnh giống nhau Tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Những ổ bệnh xuất hiện giữa lúc dịch COVID-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch ảnh hướng đến sức khoẻ người dân. Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Ảnh: Hà Phương. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái liên tục nôn ra dòi khiến bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân

Nhà khoa học Việt sáng chế gel tái tạo khớp, mở hướng điều trị không cần mổ

Căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng 500 triệu người trên thế giới

Say rượu ngã úp mặt, đôi đũa nhựa cắm mũi suốt một năm nhưng không biết

Cách khắc phục tình trạng bó cơ tại nhà

Bị ong vò vẽ đốt 30 mũi, cụ ông sốc phản vệ, phải lọc máu liên tục

Đừng lạm dụng bổ sung vitamin cho trẻ!

Tê tay do hội chứng ống cổ tay cần phát hiện sớm

Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

Đau bụng kinh kéo dài - dấu hiệu cảnh báo u nang socola nguy hiểm

Rắc một loại gia vị vào cơm, bác sĩ Nhật Bản giảm thành công 31kg

Nam thanh niên nhập viện vì đồ chơi tình dục tự chế
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Mỹ nhân Vbiz xách váy trên thảm đỏ mà tưởng đại minh tinh đi catwalk, thần thái này không thi Hoa hậu quá phí
Hậu trường phim
23:58:25 02/07/2025
Ngô Thanh Vân bùng nổ ở bom tấn Hollywood, báo quốc tế tung hô tận mây xanh
Phim âu mỹ
23:46:39 02/07/2025
Phim cực hot bị xóa ngay trong đêm, phạm vào lệnh cấm ở Cbiz
Phim châu á
23:44:02 02/07/2025
Chấn động: "Ông trùm tội tình dục" Diddy được tuyên trắng án các tội nghiêm trọng nhất!
Sao âu mỹ
23:28:35 02/07/2025
Poster chính thức của 'Mang mẹ đi bỏ' đặt ra câu hỏi đáng suy ngẫm: Sẽ thế nào khi yêu thương là gánh nặng?
Phim việt
23:17:33 02/07/2025
Gia tộc của NSƯT Thành Lộc 4 đời ăn cơm Tổ, nổi danh khắp 3 miền
Sao việt
23:01:41 02/07/2025
Lâm Hùng, Lâm Vũ, Quách Tuấn Du và Châu Gia Kiệt phản ứng khi bị nói 'hết thời'
Nhạc việt
22:55:23 02/07/2025
Tài xế lái ô tô khách lấn đường, tông người đi xe máy tử vong
Tin nổi bật
22:50:07 02/07/2025
Campuchia nêu điều kiện để nối lại đàm phán biên giới với Thái Lan
Thế giới
22:48:17 02/07/2025
Tài xế "dính" ma túy, không giấy phép lái xe bị phạt hơn 56 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 02/07/2025