4 “bí quyết” học hiệu quả của Thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Thị Ngoan, thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã chia sẻ phương pháp học tập để sinh viên đạt kết quả cao.
Nguyễn Thị Ngoan – Thủ khoa trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn Thị Ngoan không chỉ là thủ khoa tốt nghiệp đầu ra mà 7 kỳ học, cô gái này đều đạt học bổng của trường ĐH Kinh tế Quốc dân và một số học bổng doanh nghiệp qua page của trường, của các doanh nghiệp.
Học Đại học chủ yếu là phải tự học, tự nghiên cứu… nên ngay từ kỳ 1 năm nhất, khi có thông báo về chương trình học, Ngoan đã tìm trên facebook, hỏi các anh chị khóa trên, đặc biệt là các anh chị trong khoa để chuẩn bị sẵn phương pháp học nhằm thích nghi nhanh chóng.
Gần 4 năm học tín chỉ, Ngoan chia sẻ kinh nghiệm cách học để đạt hiệu quả nhất:
Thứ nhất, về giáo trình, em không thường xuyên mua giáo trình mới. Ở trường, sinh viên nên tìm hiểu các group facebook chia sẻ về học tập, trao đổi giáo trình. Em hay “canh” trên đó, tìm mua các giáo trình chính thống của trường mà các anh chị khóa trước pass lại. Học sách cũ vừa có thể tiết kiệm mà lại rất “tiện”.
Trên các trang sách, các anh chị hay tô, note các ý chính, quan trọng. Nên khi đi học vừa tiết kiệm được thời gian mà học lại hiệu quả hơn rất nhiều.
Thứ hai, trước khi đến lớp, mỗi môn học em đều in trước slide bài giảng dưới dạng ghi chú và mang theo vở ghi thông thường, mỗi vở em có thể ghi mấy môn, vừa tiết kiệm vở, mỗi khi đi học lại rất nhẹ nhàng.
Em sẽ đọc slide trước để biết được các nội dung chính của bài học, sau đó mới xem giáo trình, đọc diễn giải về những nội dung đó và ghi chú lại những điều thắc mắc để tự tìm hiểu trước, nếu không thể giải quyết được có thể trình bày với giảng viên trên lớp.
Nhờ vậy, vừa được thầy cô giải đáp những vướng mắc mà còn được cộng điểm tích cực phát biểu, xây dựng bài học. Cuối kỳ ôn lại cũng không mất quá nhiều thời gian. Đối với sinh viên nói chung, việc nghe giảng kết hợp tư duy phản biện (critical thinking) là rất quan trọng.
Video đang HOT
Thứ 3, ở trên lớp em thường ngồi bàn đầu, một phần cũng vì do mắt cận, với như vậy sẽ dễ tương tác với thầy cô và không dám ngủ. Việc này chính là tự tạo áp lực để bản thân nghiêm túc thực hiện.
Thứ 4, theo kinh nghiệm của em, làm cán bộ lớp như lớp trưởng các lớp tín chỉ, trưởng nhóm…. sẽ có nhiều cơ hội tương tác với thầy cô, các thành viên nhiều hơn. Thậm chí, vì “chức trách” được đảm nhận khiến bản thân không thể lười biếng hay trễ nải việc học.
Bình thường nên học tầm 20-22 tín chỉ một kỳ là phù hợp, vừa có thể đủ thời gian ôn tập các môn, tham gia các hoạt động mà vẫn có thể ra trường sớm (3,5 năm), điều đó sẽ mang lại cho các bạn rất nhiều cơ hội.
Ngoài ra, các bạn cần xác định sớm định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu những kiến thức, yêu cầu cần thiết và trang bị sớm.
Cách học đại học rất khác với các cấp bên dưới là từ đây, bạn sẽ phải tự mình vẽ ra con đường đi, không theo một lộ trình định sẵn như trước nữa. Nếu không chủ động sớm, phần đa sẽ thất bại.
Xúc động tình cảm thầy cô ĐH Kinh tế Quốc dân dành cho nữ thủ khoa tốt nghiệp
Nguyễn Thị Ngoan - Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Kinh tế Quốc dân khiến nhiều người ngưỡng mộ không chỉ với bảng thành tích học tập mà còn là người sắp xếp công việc rất khoa học.
Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thị Ngoan.
Xúc động tình cảm thầy cô
Khi biết tin trở thànhthủ khoa tốt nghiệp xuất sắccủa trường, Ngoan không giấu được sự vui mừng: "Đây là cơ hội để em được gặp gỡ những bạn thủ khoa xuất sắc khác, học hỏi và mở rộng mối quan hệ của mình. Với những gì đạt được, em càng phải nỗ lực hơn nữa để có thể thành công hơn trên con đường phía trước".
Ngoan chia sẻ, trước đây vốn là cô gái rụt rè nhưng nhờ môi trường học tập năng động đã giúp cô trở thành một cán bộ Đoàn được tín nhiệm.
"Được làm việc với thầy Trần Mạnh Linh - Bí thư Liên chi đoàn Khoa, em cảm thấy thầy cô ở đây thật gần gũi, nhiệt tình. Rồi năm 3, khi tham gia cuộc thi G - Contest, em có cơ hội thân hơn với thầy Mai Vũ Xuân Hoành. Em rất ngưỡng mộ vì thầy sinh năm 1994 nhưng đã là giảng viên và chuẩn bị đi học Tiến sĩ. Thầy chia sẻ, định hướng rất nhiều cho em.
Và đặc biệt hơn cả là thầy Trưởng khoa Quản trị kinh doanh - Thầy Nguyễn Thành Hiếu, người thầy tâm huyết và luôn giúp sinh viên phát huy khả năng sáng tạo", Ngoan chia sẻ.
Hơn 3 năm gắn bó dưới mái trường, có rất nhiều kỉ niệm nhưng có lẽ, cảm giác sung sướng ở buổi trao bằng tốt nghiệp khiến cô gái trẻ này nhớ mãi.
Đặc biệt, Ngoan được vinh danh tại trường khi trở thành thủ khoa chuyên ngành và cũng là thủ khoa của Khoa Quản trị kinh doanh. Tấm bằng cũng là sự ghi nhận cho quyết tâm của cô gái trẻ. Và dù kết thúc năm học nhưng lại là khởi đầu cho tất cả sinh viên bước vào chân trời mới.
Ngoan xúc động: "Lúc lên sân khấu nhận bằng từ chính tay thầy Hiệu trưởng, ngoài camera nhà trường chuẩn bị, thầy Phó khoa, cô cố vấn và các bạn ở bên dưới cũng quay, chụp ảnh và gửi lại, em cảm nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đồng hành của mọi người đối với mình, điều đó khiến em hạnh phúc vô cùng".
Tạo ra áp lực để tăng sự sáng tạo
Đạt được hàng loạt thành tích xuất sắc trong gần 4 năm học, với mỗi cuộc thi, cô gái này đều nhận được những bài học kinh nghiệm riêng. Nhưng ấn tượng nhất là cuộc thi do một Câu lạc bộ của Trường Đại học Ngoại thương tổ chức - Cuộc thi G'CONTEST - Nhà Kinh Tế Tài Ba 2019.
Trong cuộc thi, các đội chơi phải trải qua 4 vòng thi gồm cả những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về kinh tế cùng những suy luận, sáng tạo để đưa ra đề án và phản biện giữa các đội chơi.
Ngoan chia sẻ: "Đội thi của em gồm có 3 người, em với hai bạn nữa trong lớp là Dương Minh Hương và Đặng Quốc Đạt. Dù ban đầu nghĩ thi cho vui, nhưng phần thi nào cả đội cũng làm nghiêm túc và đầu tư công phu.
Suốt thời gian thi đó, ngày nào em cũng thức đến 2-3h sáng. Đợt đó lại trùng với thi học kì. Nhớ nhất là hôm chuẩn bị bài thi vòng bán kết đến tận 4h sáng, em ngủ được một tiếng rồi lại dậy ôn để đi thi cho hai môn trong ngày hôm đó. Xong về lại cùng nhau tập thuyết trình để chuẩn bị thi bán kết.
Chung cuộc, đội chỉ giành được giải Nhì, nhưng cuộc thi mang lại cho em rất nhiều thứ. Em cảm thấy mình tự tin hơn rất nhiều, có thêm những người bạn thân và mở rộng được mối quan hệ của bản thân".
Lịch trình học tập dày đặc, lại là cán bộ Đoàn, thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội, Ngoan vẫn cố gắng đi dạy thêm để có thêm kinh nghiệm.
Ngoan cho rằng: "Tạo ra áp lực cho chính mình cũng là một biện pháp kích thích khả năng quản lý công việc hết sức hiệu quả ... Chỉ có áp lực mới giúp chúng ta tốt hơn được.
Trong cuộc thi, em đã quản lý thời gian, làm việc nhóm khá tốt, những điều trước em định làm lại ngại, vì sợ mình không thể làm được. Nhưng giờ em nhận ra chân lý rằng: Cuộc sống chỉ mang đến 10% cơ hội, 90% còn lại do do cách bạn nắm bắt và trải nghiệm nó".
Phân bổ thời gian hợp lý
Để cân đối được giữa việc học tập và hoạt động, Ngoan áp dụng rất nhiều nguyên tắc được học trên lớp ngay vào cuộc sống như Quy luật Pareto, Ma trận Quản lý thời gian,...
Trước mỗi kỳ thi, cô gái trẻ đều đặt ra các mục tiêu về học tập, hay hoạt động sau đó phân bổ thời gian chung theo lịch học. Rồi mỗi tuần lại làm chi tiết hơn, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên để thực hiện vào một bản "To-do List" hoặc nếu có nhiều hoạt động và biến động hơn, nên lập To-do List theo ngày. Như vậy, sẽ tránh bản thân lười nhác và sử dụng thời gian hiệu quả.
Bởi trên lớp, hầu như chỉ có thể mở rộng kiến thức và phát triển tư duy, còn kỹ năng và những mối quan hệ thì cần cải thiện nhiều hơn thông qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội khác.
Hiện tại, Ngoan đang làm ở Hội sở của một ngân hàng. Cô cho biết, đây là môi trường làm việc rất tốt, anh chị đồng nghiệp đều là những người rất giỏi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và không ngại chia sẻ. Đây sẽ là động lực để cô gái trẻ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, đạt được mục tiêu mong ước trong lộ trình nghề nghiệp của bản thân.
Trong thời gian tới, Ngoan dự định sẽ đi làm một thời gian để tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm học bổng Thạc sĩ để nâng cao năng lực hơn nữa.
Dạy và học mùa COVID-19: sẽ hướng dẫn để nhà trường không bị động Ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT) - chia sẻ với Tuổi Trẻ như trên, xem đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của năm học tới khi diễn biến dịch COVID-19 còn chưa kiểm soát được. Học sinh lớp 9 Trường THCS Chi Lăng, Q.4, TP.HCM nghe giáo viên thông tin về...