4 bí mật khiến đứa con bình thường cũng trở nên hơn người
Nhà tâm lý học Mỹ chọn vài trẻ bình thường trong một lớp bình thường, nói ‘chúng rất thông minh’. Ít tháng sau điểm số các em tăng hẳn.
Zhou Yunwei, nhà hoạt động xã hội, chuyên gia từ Trường Tâm lý và Xã hội học Trung Quốc, sáng lập viên của Koala Book Club, đã tập hợp những quy tắc giáo dục nổi tiếng trên thế giới và theo kinh nghiệm của người Trung Quốc:
Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ. Năm 1968, ông đã làm một thí nghiệm đối với kỳ vọng thành tích học tập của học sinh: Ông đến một trường trung học bình thường, vào một lớp học bình thường và chọn một vài cái tên đưa vào danh sách. Ông nói với hiệu trưởng rằng: “Những em này rất thông minh”. Sau đó hiệu trưởng đưa danh sách cho cô giáo chủ nhiệm. 8 tháng sau, Rosenthal và trợ lý quay lại, điểm số của các học sinh trong danh sách tăng lên đáng kể.
Bí quyết cải thiện điểm số của học sinh rất đơn giản, bởi vì các giáo viên chú ý đến chúng nhiều hơn. Bọn trẻ không hề biết chúng được thầy hiệu trưởng ám thị “thông minh”, nhưng lại nhận ra sự quan tâm và đánh giá cao hơn của cô giáo.
Nghiên cứu này cho thấy mọi đứa trẻ đều có thể trở thành một tài năng, nhưng phát hiện được khả năng này phụ thuộc vào việc cha mẹ và giáo viên có yêu thương, mong đợi và trân trọng đứa trẻ này như thiên tài không. Hướng phát triển của một đứa trẻ phụ thuộc vào sự kỳ vọng của cha mẹ và giáo viên. Nói một cách đơn giản, bạn mong đợi đứa trẻ trở thành một người như thế nào thì đứa trẻ có khả năng trở thành người như thế.
Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine: Gió Bắc và gió Nam thi nhau xem ai thổi rơi áo khoác người đi đường. Gió Bắc thổi những luồng gió lạnh đến thấu xương. Kết quả người đi đường càng quấn áo chặt hơn. Gió Nam từ tốn thổi những làn gió nhẹ, mọi người cảm thấy mát mẻ nên cởi áo ra hưởng thụ. Cuối cùng gió Nam chiến thắng.
Ảnh: Sohu.
Hiệu ứng gió Nam muốn nói với mọi người, lòng khoan dung có năng lực uốn nắn rất mạnh mẽ. Điều này cũng đúng đối với việc giáo dục trẻ em. Các bậc cha mẹ chỉ trích con cái, cuối cùng càng thấy trẻ ngày không chịu lắng nghe.
Mỗi đứa trẻ đều có thể mắc sai lầm. Cha mẹ nên khoan dung cho những thiếu sót của chúng một cách khách quan, hợp lý và khoa học. Từ đó giúp cho việc giáo dục con cái tốt hơn.
Cá vàng vùng nhiệt đới được nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài khoảng 30 cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng sau con cá ban đầu 30 cm có thể dài đến 34 cm.
Điều này cũng giống như việc giáo dục trẻ em. Sự phát triển của trẻ cần được tự do. Sự bao bọc của cha mẹ giống như một bể cá, trẻ em không thể phát triển nếu cứ ở mãi trong bể cá đó.
Để trẻ lớn lên khoẻ mạnh, cha mẹ nhất định cho con có không gian chơi tự do. Thuận theo tiến bộ xã hội, kiến thức đời sống, cha mẹ nên kiềm chế những tư tưởng của mình để trẻ có không gian tự do phát triển.
4. Nguyên tắc tính cách của sói
Sói là loài động vật hiếu kỳ nhất trên thế giới. Chúng không xem bất cứ thứ gì là điều tất yếu, mà có khuynh hướng tự nghiên cứu và trải nghiệm. Những điều mới lạ của tự nhiên sẽ luôn khiến các con sói ngạc nhiên.
Vì chúng không ngừng tìm kiếm thức ăn ở các môi trường khác nhau, chúng hiểu được sự nguy hiểm, nên có năng lực sống sót mạnh mẽ.
Để nuôi dưỡng khả năng học tập tốt của con cái, chúng ta phải nuôi dưỡng sự tò mò của trẻ em về thế giới. Hãy hướng cho chúng quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lấy hứng thú làm mục đích của học tập. Một đứa trẻ như vậy sẽ trở thành một ngôi sao sáng trên con đường tương lai.
Huyền Trang (Nguồn: Haiwai, Sohu)
Theo VNE
'Ở Harvard, người thầy có vị trí thấp nhất trong lớp học'
ĐH Harvard (Mỹ) quy tụ rất nhiều giáo sư xuất sắc trên thế giới nhưng trên giảng đường, sinh viên mới là trung tâm. Còn người thầy, họ có vị trí thấp nhất trong lớp học.
Những bí mật thú vị về Đại học Harvard Cánh cổng chính của Đại học Harvard, Mỹ gần như đóng quanh năm, trong khi những cổng khác mở hàng ngày. Trường từng đào tạo 32 nguyên thủ quốc gia, gồm 8 tổng thống Mỹ.
Cái tên Harvard là sự mê hoặc đối với bất cứ học sinh nào trên thế giới, bởi sự khác biệt của mỗi giảng viên, sinh viên, cũng như môi trường học tập.
Trong buổi tọa đàm Harvard đã dạy và không dạy bạn những gì?, được tổ chức tại ĐH Fulright, TP.HCM, chiều 20/12, nhiều cựu sinh viên Harvard chia sẻ điều đặc biệt của ngôi trường này.
Nhiệm vụ của giảng viên là nâng tầm người học
Một số cựu sinh viên trường đại học đẳng cấp hàng đầu thế giới cho rằng xét về cách thiết kế không gian giảng đường, người thầy đứng ở vị trí thấp nhất trong lớp học ở Harvard. Điều đó cũng phần nào trùng hợp cách đào tạo nhân tài ở đây.
Khung cảnh giảng đường ở ĐH Harvard. Ảnh: Harvard University.
Chị Doãn Hoàng Lan, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Harvard, cho biết giảng viên ở trường rất giỏi nhưng không phải vì họ am tường mọi thứ. Họ đặc biệt vì biết khơi gợi tiềm năng người học.
Mỗi người có trình độ, tư duy và hoàn cảnh khác nhau nhưng các giáo sư luôn khơi gợi và tôn trọng suy nghĩ, quan điểm của sinh viên. Người học luôn cảm thấy mình đã góp một phần vào câu trả lời cho mỗi vấn đề giảng viên đặt ra.
Hơn nữa, các giáo sư luôn khích lệ bản lĩnh, sự thông minh, chính kiến của người học. Vì vậy, sinh viên có thể đứng trước 100 người tài giỏi khác trình bày suy nghĩ của mình một cách rất tự tin.
Ở Harvard, người học là trung tâm, giảng viên có nhiệm vụ nâng tầm cho người học chứ không phải đứng trên cao truyền đạt kiến thức.
"Giáo sư sẽ không nói cho bạn phải nghĩ như thế nào. Ông cũng không thường đưa ra ý kiến. Sinh viên không chỉ học từ thầy mà học từ 100 bạn khác. Họ sẽ cho thấy có rất nhiều cách để nhìn nhận một vấn đề. Bạn phải là người đưa ra kết luận của chính mình", chị Lan nói.
Nữ thạc sĩ chia sẻ chị có cơ hội giao lưu với nhiều người. Mỗi người có quan điểm riêng, nên phải học cách tôn trọng cách nhìn nhận của người khác và bảo vệ quan điểm của mình.
Anh Hoài Chung chia sẻ những trải nghiệm trong thời gian học ở ĐH Harvard. Ảnh: M.N.
Tuy nhiên, các giáo sư ở Harvard không chỉ đứng nhìn sinh viên thảo luận. Anh Trương Phạm Hoài Chung, thạc sĩ Giáo dục, ĐH Harvard, thông tin trước khi lên lớp, các giáo sư đã chuẩn bị rất kỹ. Họ yêu cầu sinh viên đọc cả 100 trang sách và đưa ra những vấn đề cần giải quyết.
"Tôi học được ở Harvard không có điều gì tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai, khoa học không chỉ là phép tính. Một vấn đề có nhiều cách tiếp cận. Nếu muốn khẳng định mình đúng, anh hãy ra ngoài xã hội thực hiện và chứng minh nó. Đó có lẽ là cách giảng dạy, cũng có thể là điều mà những người thầy mong muốn ở học viên của mình", anh Chung phân tích.
Mỗi người có một Harvard cho riêng mình
Trong suy nghĩ của nhiều người, học "tháp ngà" Harvard đồng nghĩa đối mặt áp lực phải xuất chúng. Điều đó có lẽ đúng nhưng cũng có thể sai, tùy vào bạn là ai và muốn gì.
Cũng như các trường đại học hàng đầu khác, điểm số của sinh viên Harvad được bảo mật, ra trường với tấm bằng tốt nghiệp không thể hiện thứ hạng. Sinh viên thường không áp lực về điểm số nhưng họ thường đau đầu vì cảm thấy mình biết quá ít.
Anh Hoài Chung thừa nhận bản thân không thấy áp lực khi ở Harvard nhưng vẫn thường xuyên thức đến hơn 4h sáng để học, không phải để hoàn thành chỉ tiêu bài vở, mà vì có quá nhiều thứ hay ho để tiếp cận.
Ngược lại, chị Lê Quỳnh Trâm, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Chính sách công của Harvard, chia sẻ giai đoạn đầu nhập học, chị hoài nghi chính mình.
"Quanh mình, ai cũng rất 'ngầu'. 100 người thì có đến 90 đến từ 90 nước khác nhau. Có người đảm nhiệm vai trò quan trọng của các tổ chức lớn trên thế giới. Ai cũng mang đến đấy những khao khát lớn và đi tìm câu trả lời. Lúc đó, mình hoài nghi người xét duyệt mình vào đây có ngủ gật không?", chị Trâm kể.
Trải qua quá trình học tập, chị Trâm thẳng thắn nêu quan điểm học ở những trường có thứ hạng, danh tiếng thấp hơn ĐH Harvard, vẫn có thể thu nạp kiến thức như ở đây. Điều đặc biệt Harvad cho sinh viên là cơ hội lắng nghe và đồng hành cùng những con người xuất sắc.
Nhiều câu chuyện về ĐH Harvard được các cựu sinh viên trường này kể lại trong buổi tọa đàm chiều 20/12 ở TP.HCM. Ảnh: M.N.
Tương tự, anh Trương Phạm Hoài Chung tâm sự khi sang Mỹ, chàng trai này muốn tìm hiểu mô hình giáo dục tối ưu. Học ở trường đại học nổi tiếng thế giới, anh mới phát hiện trong giáo dục sẽ không có mô hình chung tối ưu.
"Mọi người có biết logo của ĐH Harvard là Veritas, nghĩa là sự thật. Nó là tôn chỉ giáo dục đỉnh cao, mỗi người học phải đi tìm sự thật của riêng mình", anh Hoài Chung nói.Các diễn giả đều đồng ý rằng chỉ cần mỗi người biết mình là ai và muốn gì thì nếu không là Harvard, bạn cũng xuất chúng ở một nơi khác. Đó là "Harvard" của mỗi người.
ĐH Harvard thành lập năm 1636, là viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và tài sản khổng lồ, Harvard trở thành một trong những đại học danh tiếng nhất thế giới.
8 tổng thống Mỹ từng là sinh viên của trường. Đến nay, 150 sinh viên, giảng viên và nhân viên Harvard được trao giải Nobel.
Harvard đứng thứ hai trong danh sách những trường đào tạo nhiều tỷ phú nhất, do hãng nghiên cứu tài sản Wealth - X và Ngân hàng UBS bình chọn.
Theo Zing
Nam sinh có chiều cao chưa tới 1m được tòa án Ấn Độ phán quyết đỗ đại học Y Một nam sinh mắc chứng lùn có chiều cao khoảng 95 cm đã được Tòa án Tối cao Ấn Độ phán quyết cho phép nhập học tại trường y sau khi bị từ chối dù đạt điểm số đáng ngưỡng mộ. Nam sinh Ganesh Baraiya (17 tuổi) trước đó đã bị một trường đại học y tại Ấn Độ từ chối mặc dù...