4 bí kíp giúp trẻ tăng chiều cao từ bữa ăn hàng ngày
Vốn có chiều cao khiêm tốn, ông xã cũng không phải thuộc hàng cao to lực lưỡng, chị Ý Như (Khâm Thiên, Hà Nội) khi sinh bé đầu lòng đã quyết tâm cải thiện chiều cao cho con.
Việc tìm hiểu một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con từ lọt lòng để con khỏe mạnh, cao lớn luôn được chị ưu tiên và biến thành hành động trong bữa ăn hàng ngày.
Ảnh minh họa
Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa
Sau khi dành thời gian tìm hiểu qua mạng, chuyên gia và bạn bè, chị Ý Như hiểu rằng, nếu chiều cao của trẻ phát triển chậm trong 5 năm đầu đời thì sau giai đoạn này, bé sẽ tăng chiều cao nhiều hơn theo từng thời kỳ sau đó. Đặc biệt, cha mẹ muốn con cao lớn thì cần chú ý đến giai đoạn dậy thì của trẻ, vì giai đoạn này là “thời điểm vàng” để con tăng chiều cao.
Với bé gái là trong độ tuổi 8 – 13 tuổi, còn với bé trai là 10 – 15 tuổi và tăng ít sau thời điểm này. “Để tăng chiều cao cho con, mình xây dựng cho con những thói quen sống lành mạnh, khoa học, tập thể dục thể thao thường xuyên, dinh dưỡng hợp lí, ăn các thực phẩm nhiều canxi, tăng chiều cao cho trẻ. Vì thế cần nằm lòng những thực phẩm vàng giúp con tăng chiều cao đáng kể”, chị Ý Như tâm niệm.
Lựa chọn hàng đầu của chị Như trong thực đơn tăng chiều cao cho con (Ảnh minh hoạ)
Lựa chọn hàng đầu của chị Như trong thực đơn tăng chiều cao cho con, chính là sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì sữa giàu canxi, trung bình trong một cốc sữa bò 100ml chứa khoảng 300mg canxi, cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể, hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày tốt hơn. Hiện thị trường có nhiều loại sữa, từ sữa tươi đến sữa bột hoàn nguyên nhập khẩu. Kinh nghiệm của chị Như là chọn sữa tươi, kỳ công hơn là sữa organic sản xuất nội địa, đảm bảo tươi ngon, hạn chế tối đa dùng sữa bột hoàn nguyên nhập khẩu vì các nguồn hàng khó kiểm soát.
Video đang HOT
Ngoài ra, các chế phẩm khác từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ… cũng được chị chú tâm trong bổ sung bữa ăn phụ cho con, ngay khi con bắt đầu ăn dặm. Đây là những thực phẩm đầu bảng chứa nhiều canxi và cung cấp vitamin D cho trẻ, giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội.
Trứng, hải sản
Món trứng là món dễ ăn, dễ chế biến, được nhiều trẻ yêu thích nên mẹ có thể bổ sung trứng thường xuyên. Trứng luộc hay trứng ốp la ăn kèm bánh mì vào mỗi bữa sáng là một gợi ý lý tưởng, cung cấp nhiều năng lượng để con vận động, học tập tốt trong ngày mới.
Với hải sản, các loại hải sản từ lâu được biết đến bởi thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều canxi và các chất hỗ trợ hấp thụ canxi như: vitamin D, K, B1,… tốt cho trẻ để tăng chiều cao. Một số loại hải sản mẹ nên bổ sung cho trẻ như: tôm, cua, cá hồi, sò, hàu… rất tốt để thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Làm quen với các loại hạt dinh dưỡng
Các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mì, yến mạch, gạo lứt và các loại hạt họ đậu, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hướng dương, hạt dưa, hạt bí ngô, ngoài cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể còn là thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, chất xơ, sắt, magie, kẽm, selen và nhiều khoáng chất thiết yếu có lợi cho sự phát triển, giúp tăng chiều cao cho trẻ.
Rau màu xanh đậm, trái cây tươi
Rau xanh đậm chứa hàm lượng canxi thậm chí cao hơn cả sữa bò (Ảnh minh hoạ)
Một bất ngờ thú vị là rau xanh có chứa hàm lượng canxi thậm chí cao hơn cả sữa bò. Không những vậy, rau xanh còn cung cấp một lượng lớn nguyên tố khoáng chất và vitamin K giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tốt hơn. Trong đó, nhóm rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải chíp, cải xoăn, cải bó xôi, cải kale… đều là những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển, tăng cường chiều cao cho trẻ, lại giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.
Một trong những “típ” kết hợp trong quá trình đầu tư về dinh dưỡng cho con chính là việc tập thể dục. Cha mẹ đừng quên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, giúp cung cấp máu đầy đủ cho các mô xương, chuyển hóa canxi mạnh mẽ, liên tục phát triển xương mới, góp phần vào sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Vợ sinh con đầu lòng 1 tiếng đã xong, chồng không vui mừng lại cáu giận ra mặt
Lý do là bởi anh nghi ngờ vợ đã từng sinh con riêng trước đó nên mới sinh nở nhanh như thế.
Sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng, giây phút em bé chào đời thành công luôn là niềm hạnh phúc vô bờ với những người làm cha, làm mẹ. Vậy nhưng đôi khi chỉ vì những quan niệm sai lầm trong việc sinh nở mà lại dẫn đến sự nghi ngờ, bất hòa trong gia đình như câu chuyện dưới đây.
Xiaoli (26 tuổi, sống tại Trung Quốc) mới sinh bé đầu lòng cách đây 1 tháng. Vậy nhưng cô thấy lạ vì kể từ khi em bé chào đời, chồng cô thay vì vui mừng, hạnh phúc lại trở lên lạnh nhạt, dễ cáu giận trong khi trước đó khi mang thai, anh luôn hết mực chăm sóc cô và rất ngóng chờ đứa con đầu lòng.
Trong thời gian ở cữ mà chồng lại bỗng dưng thay đổi thái độ khiến Xiaoli rất mệt mỏi, stress. Cuối cùng cô đã quyết tâm nói chuyện với chồng, hỏi bằng được vấn đề anh đang gặp phải để vợ chồng cùng nhau giải quyết cho gia đình hòa hợp như xưa.
Sau nhiều lần Xiaoli gặng hỏi, cuối cùng chồng cô cũng chịu nói ra. " Có phải trước kia em đã từng sinh con không, hay ít nhất là phá thai. Lúc em vào phòng sinh anh đứng đợi cùng vài người đàn ông chờ vợ đẻ khác. Họ đều nói vợ họ sinh con đầu đau đớn cả 1 ngày mới đẻ được. Vậy mà em mới 1 tiếng đã xong. Anh thấy em cũng không có gì bối rối khi làm các thủ tục sinh con trong viện. Em nói thật đi. Có phải trước đi đến với anh em đã từng sa ngã không? Em lừa anh đúng không?", anh chồng tuôn một tràng.
Chồng Xiaoli nảy sinh nghi ngờ khi thấy cô sinh con đầu lòng quá nhanh.
Xiaoli nghe xong vừa tức giận vừa tủi thân. Cô không ngờ hai vợ chồng đã có nhiều năm yêu đương rồi tiến đến hôn nhân mà chỉ vì lý do đẻ nhanh anh cũng sinh ra nghi ngờ cô. Xiaoli chỉ nhẹ nhàng nói: " Anh nghi ngờ như thế thì hôm tới cùng em đến gặp bác sĩ đỡ đẻ cho em nói chuyện".
Sau đó, họ cùng nhau tới gặp bác sĩ. Vị bác sĩ sau khi nghe xong vấn đề của hai người lập tức quay sang trách anh chồng: " Anh không hiểu gì còn suy đoán lung tung. Vợ anh có sức khỏe tốt, con vừa đủ cân và cũng rất hợp tác trong lúc sinh nở nên mới nhanh như vậy. Trước khi sinh cô ấy đã đến bệnh viện học lớp tiền sản rất chăm chỉ, nắm rõ từng quy trình sinh nở nên chúng tôi rất dễ dàng khi đỡ đẻ cho cô ấy. Không liên quan gì đến việc sinh rồi hay chưa sinh".
Nghe xong chồng Xiaoli chỉ biết cúi đầu xấu hổ và xin lỗi cô. Tuy nhiên vì sự hiểu lầm không đáng có này mà mối quan hệ giữa hai người cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ.
Trên thực tế, đúng là những bà mẹ đã có kinh nghiệm trải qua việc sinh nở thì lần sinh sau sẽ có phần dễ dàng hơn. Nhưng nếu mẹ bầu may mắn sở hữu những đặc điểm dưới đây thì dù sinh con đầu cũng có thể diễn ra nhanh chóng, ít đau đớn.
Mỗi bà mẹ sẽ có thời gian sinh nở khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của mẹ và thai nhi. (Ảnh minh họa)
Mẹ có khung xương chậu lớn
Khi mẹ bầu sở hữu xương chậu rộng và nông thì khả năng em bé chui qua trong quá trình sinh thường là rất dễ dàng, suôn sẻ. Ngược lại, những mẹ xương chậu hẹp và sâu thì em bé sẽ khó ra ngoài hơn, dẫn đến ca sinh nở kéo dài thời gian và mất nhiều sức lực.
Mẹ tăng cân đúng chuẩn khi mang thai
Không chỉ cân nặng của thai nhi, cân nặng của người mẹ tăng lên trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ca sinh. Với những mẹ thừa cân, béo phì, ca sinh sẽ kéo dài và khó khăn hơn; ngược lại, những mẹ bầu với cân nặng chuẩn sẽ dễ sinh và "dai sức" hơn nhiều. Chính vì vậy khi mang thai, mẹ nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và tập luyện thêm những bài thể dục phù hợp để tránh thừa cân.
Mẹ chuẩn bị tâm lý tốt, thoải mái khi sinh
Khi sinh con, tinh thần của người mẹ càng thoải mái, thư giãn thì thời gian chuyển dạ càng rút ngắn. Quá căng thẳng, sợ hãi có thể ảnh hưởng đến tốc độ mở cổ tử cung. Ngoài ra, một số bà mẹ khi chuyển dạ cảm thấy quá đau đớn nên thường la hét. Tuy nhiên, việc la hét này thường khiến các mẹ mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Vị trí và kích thước của thai nhi thuận lợi
Thai nhi có cân nặng vừa phải, nằm ngôi thuận thì ca sinh của mẹ sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, trường hợp thai quá to hoặc nằm ngôi ngược, có bất thường về nhau thai, đa thai thì ca sinh sẽ tổn nhiều thời gian hơn, thậm chí có thể phải sinh bằng phương pháp mổ.
Những điều cần làm để trẻ tăng chiều cao Chiều cao thường được xác định về mặt di truyền, nhưng có nhiều cách để thúc đẩy tiềm năng chiều cao của trẻ. Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao. Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể Có ba giai đoạn cơ...