4 bệnh khiến nhiều người tử vong nhất ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các bệnh như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, tiểu đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.
Ung thư
Theo thống kê của GLOBOCAN 2022, Việt Nam ghi nhận 180.480 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. Việt Nam ở vị trí thứ 20 về tỷ lệ mắc mới tại châu Á và thứ 101 trên toàn cầu.
Ở nam giới, các loại ung thư phổ biến lần lượt là ung thư gan chiếm tỷ lệ cao nhất (19,7%), tiếp theo là ung thư phổi (17,7%) và ung thư dạ dày (11%). Ở nữ giới là ung thư vú (28,9%), ung thư phổi (8,7%), ung thư đại trực tràng (8,7%).
Bệnh tim mạch
Kể cả khi đại dịch Covid-19 xảy ra (năm 2021), bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% số ca tử vong.
Theo thống kê của Viện Tim mạch, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành khoảng 25%, tương đương 4 người trưởng thành có 1 người mắc. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần.
Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch gia tăng ở các nước có thu nhập thấp.
Bệnh tiểu đường
Video đang HOT
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tiểu đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với gần 5 triệu bệnh nhân. Theo dự báo, số ca mắc của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Căn bệnh này là một trong những yếu tố phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải cắt cụt.
Hơn 55% số ca mắc tiểu đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% về mắt và thần kinh; 24% về thận.
Bệnh hô hấp mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng đứng cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Bộ Y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân khiến hơn 25.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Số liệu sơ bộ của điều tra do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổng cục Thống kê triển khai cho thấy có tới 3,1% số người trưởng thành (từ 18-69 tuổi) từng được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bộ Y tế: Kiểm soát triệt để bệnh sốt xuất huyết không đơn giản
Trong năm 2023 ở Hà Nội có hơn 40.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và chưa bao giờ Hà Nội có ca mắc nhiều như vậy.
Đến thời điểm này của năm 2024, Hà Nội có hơn 7.000 trường hợp mắc.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân xử lý nước thừa, nước đọng tại các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Bệnh sốt xuất huyết không đơn giản để kiểm soát. Trước đây chưa có vũ khí đặc hiệu, chưa có vaccine, vì vậy việc kiểm soát bệnh này chủ yếu kiểm soát phòng, chống bệnh sốt xuất huyết qua vector và điều trị triệu chứng.
Tuy nhiên kiểm soát vector rất khó, trước đây trong công tác phòng chống dịch dựa vào cộng đồng sử dụng các nhân sinh học để tiêu diệt bọ gậy.
Tiến sỹ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm "Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?" do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức chiều 3/12 tại Hà Nội.
Sốt xuất huyết đã quay trở lại
Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành trong công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.
Trong năm 2023 ở Hà Nội có hơn 40.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và chưa bao giờ Hà Nội có ca mắc nhiều như vậy. Năm nay, đến thời điểm này, Hà Nội có hơn 7.000 trường hợp mắc.
Tiến sỹ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo ông Đức, trước đây, chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ yếu dùng mạng lưới cộng tác viên ở thôn, bản, xã để truyền thông, hướng dẫn cho người dân loại bỏ loăng quăng, bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà. Đặc điểm của muỗi vằn là chỉ đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch chứ không phải ở sông, hồ, bụi rậm. Hệ thống cộng tác viên của Chương trình đã làm rất tốt, do đó số ca mắc đã giảm. Sốt xuất huyết là bệnh có ca mắc lớn, tuy nhiên điều trị tốt nên số ca tử vong rất thấp.
"Chương trình mục tiêu kết thúc vào năm 2020. Sau khi chương trình kết thúc, theo Luật Ngân sách, chúng ta yêu cầu các địa phương bố trí ngân sách phòng, chống sốt xuất huyết nhưng khi không có chương trình cụ thể, chưa có vũ khí là vaccine thì vấn đề tuyên truyền, chỉ đạo cũng giảm bớt. Chính vì thế trong những năm gần đây, sốt xuất huyết gần như quay trở lại," Tiến sỹ Hoàng Minh Đức nhấn mạnh.
Tiến hành đồng thời các biện pháp
Tại tọa đàm, Phó giáo sư Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cho Việt Nam trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ. Gần như là tất cả các lứa tuổi đều mắc sốt xuất huyết.
"Chúng tôi gặp những ca trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ đã có triệu chứng sốt xuất huyết do người mẹ bị nhiễm sốt xuất huyết trong lúc mang thai, trong lúc đang sinh. Cho đến nay, chúng ta phát hiện ở miền Nam có tới 60-70% trẻ dưới 15 tuổi bị sốt xuất huyết. Nhưng ngược lại, ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc thì người lớn lại chiếm số lượng nhiều. Như vậy, có thể nói là tất cả người dân ai cũng có thể bị sốt xuất huyết - từ trẻ cho đến lớn. Đặc biệt, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, trẻ có bệnh lý bẩm sinh, tim bẩm sinh, thiếu máu, hen suyễn... hoặc là người lớn suy thận là những nhóm đối tượng nguy cơ rất cao," Phó giáo sư Nguyễn Thanh Hùng chỉ rõ.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay trong 40 năm qua thế giới đã rất cố gắng để có phương pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh mà vũ khí hiệu quả nhất chính là vaccine. Trước đây chúng ta phải dùng phương pháp cổ truyền là tiêu diệt vector trung gian truyền bệnh. Tuy nhiên, việc tiêu diệt vector là tác nhân trung gian khó vì thế vẫn có khoảng trống trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Ông Đức cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là sản xuất ra được vaccine để giúp cơ thể kháng lại virus. Trong những năm gần đây, thế giới đã có vaccine sốt xuất huyết và Việt Nam đã cấp phép cho loại vaccine này.
Các chuyên gia tham dự tại Tọa đàm. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo các chuyên gia, trong công tác phòng chống dịch, vaccine là vũ khí hiệu quả nhất trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Trong 58 bệnh truyền nhiễm, hiện có hơn 40 bệnh có vaccine. Vaccine sốt xuất huyết được cấp phép vào tháng 5/2024 và từ đó chúng ta có thêm một trong những vũ khí hiệu quả. Hiện vaccine này đang được đưa vào chương trình tiêm dịch vụ, người dân tự trả tiền.
Giáo sư Vũ Sinh Nam - Cố vấn cao cấp về Sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam phân tích: "Phòng chống sốt xuất huyết truyền thống là diệt muỗi truyền bệnh - diệt vector và bây giờ chúng ta có thêm vũ khí mới là vaccine. Nếu chỉ sử dụng vaccine không thì không thể ngăn ngừa bệnh toàn diện bởi vì vẫn còn muỗi, bọ gậy. Vì vậy, ngoài tiêm vaccine thì vẫn phải song song với biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững khi sử dụng vaccine."
Theo Giáo sư Vũ Sinh Nam, Chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới cũng hướng dẫn ngoài việc sử dụng vaccine thì không thể lơ là công tác phòng, chống vector. Điều này cũng thể hiện ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Mặc dù đã áp dụng vaccine nhưng vẫn đồng thời tiến hành các biện pháp diệt vector để đảm bảo tính bền vững của vaccine. Trong đó, cần giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để sử dụng vaccine nhưng đồng thời tích cực tham gia chủ động loại bỏ dụng cụ phế thải, diệt loăng quăng, muỗi ở hộ gia đình để đảm bảo việc phòng chống có hiệu quả lâu dài.../.
Ghi nhận trường hợp tử vong thứ 4 do bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh Ngày 3/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, tình hình bệnh sởi trên địa bàn TP tiếp tục tăng. Trong đó, ghi nhận thêm 1 trường hợp trẻ 12 tháng tuổi tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 4 bệnh nhân trong năm nay. Theo thống kê từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong tuần 48...