3G ‘cân sức’ ADSL trên thị trường Internet
Chưa đầy 3 năm, thu hút gần 15% dân số người Việt sử dụng, 3G đã chứng tỏ được sức mạnh trước “đàn anh” ADSL nhờ ưu thế vượt bậc. Song theo giới chuyên môn, khó có sự thanh lọc trên thị trường Internet.
Công bố mới đây của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, tổng số thuê bao 3G đạt khoảng 12,8 triệu, chiếm 14,71% dân số Việt Nam. Đây là mức tăng trưởng rất mạnh, đạt trên 150% so với tổng số 8 triệu thuê bao 3G được đưa ra hồi cuối tháng 7/2011.
Tốc độ phát triển chóng mặt của 3G được chính các đơn vị kinh doanh thừa nhận. Nguồn tin từ VinaPhone cho biết, ra đời chưa đầy 3 năm, hiện số thuê bao 3G của mạng này đã cán mốc 5,8 triệu. Con số này tiếp tục đà tăng thời gian gần đây, bằng chứng là tính đến cuối năm 2011, lượng thuê bao chỉ đạt trên 4,5 triệu.
Theo đại diện VinaPhone, hiện có nhiều lợi thế để 3G phát triển như hạ tầng được nâng cấp đồng bộ, tiện ích nhiều, giá cước rẻ và xu hướng sử dụng điện thoại công nghệ cao. Cụ thể, mới đây, nhà mạng này đã áp dụng công nghệ HSPA , nâng cấp tốc độ đường truyền từ 7,2 Mbps lên 21 Mbps. Cước trọn gói hàng tháng, không giới hạn dung lượng chỉ dừng lại ở mức vài chục nghìn đồng mỗi tháng. Đi kèm theo đó là hàng loạt dịch vụ tích hợp như xem tivi trực tuyến, phim theo yêu cầu, quan sát camera giao thông, bên cạnh tiện ích chat hình ảnh, check mail, nghe thoại thông thường.
“Tốc độ nâng cấp 3 lần khi mới ra đời, cước lại liên tục giảm nên việc người dùng chuyển sang sử dụng 3G là điều dễ hiểu”, ông nói. Hiện, việc sử dụng 3G khá dễ dàng, chỉ cần một thiết bị đầu cuối – USB 3G cùng sim 3G là người dùng có thể kết nối Internet. Thao tác này được xem là nhanh và tiện hơn so với việc đăng ký lắp đặt ADSL.
Vị này cho biết thêm, không chỉ chứng tỏ được sức mạnh trước ADSL, 3G hiện nay còn “thắng thế” cả wifi công cộng, mặc dù dịch vụ này không mất tiền. Bởi truy cập 3G – dịch vụ dành cho cá nhân nên có tính bảo mật khá cao. Trong khi đó, không ít wifi miễn phí được lập ra, giả danh tên những địa chỉ, tên quán cafe để hack nick, tài khoản online của người dùng.
“Tuy doanh thu hiện không cao, trong khi đã đổ rất nhiều chi phí đầu tư hạ tầng song chúng tôi xác định chiến lược đầu tư dài hạn cho tương lai, nhất là khi những ứng dụng nền 3G ngày càng mạnh như máy tính bảng, điện thoại thông minh”, ông chia sẻ.
Lãnh đạo một doanh nghiệp viễn thông lớn khác cho rằng, hiện không ít khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ 3G thay ADSL. Bằng chứng là thời gian qua, tốc độ phát triển thuê bao 3G rất nhanh. Mới ra đời từ năm 2009 song đến nay, số người dùng 3G của hãng đã gấp khoảng 5 lần danh sách đăng ký ADSL.
Vị này giải thích thêm, 3G có nhiều thế mạnh “vượt mặt” ADSL như tiện sử dụng khi di chuyển, hòa mạng dễ dàng chỉ cần sim và D-COM mà không cần đăng ký, chờ đợi như đối với ADSL… Theo đó, việc phát triển thuê bao 3G cũng nhanh hơn so với Internet băng thông rộng. “Nhất là khi smartphone, iPad phát triển nhanh như hiện nay thì sắp tới, xu hướng dùng 3G để kết nối Internet càng rõ nét”, ông nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT Telecom lại cho rằng, 3G không hoàn toàn là mảnh đất màu mỡ cũng như khó có chuyện dịch vụ này thay thế được ADSL. Theo ông, ADSL là cách kết nối Internet truyền thông, được đông đảo người dùng thừa nhận lợi ích. 3G ra đời cùng sự phát triển mạnh của smartphone chỉ phân khúc khách hàng dựa trên những thế mạnh của từng dịch vụ, chứ không có chuyện thay thế.
Cụ thể, lợi thế của 3G là dễ di chuyển, tiện đăng ký và sử dụng, song chỉ dùng cho cá nhân. Trong khi đó, ADSL vẫn có tốc độ cao và ổn định hơn, dùng được cho hộ gia đình, văn phòng… “Tùy theo nhu cầu mà khách hàng sẽ chọn dùng cách kết nối Internet nào, khó có chuyện 2 loại hình này thay thế nhau nên không thể nói xu hướng chuyển dịch dịch vụ ADSL sang 3G”, ông nói.
Video đang HOT
Thêm đó, ông Khoa cho rằng, đầu tư cho hạ tầng 3G hiện nay rất tốn kém, việc nâng cấp đường truyền tốc độ cũng như chi phí điện năng duy trì hàng tháng khiến không ít doanh nghiệp đau đầu. Bởi sau cuộc đua hạ cước, với chỉ vài chục nghìn đồng dùng Mobile Internet không giới hạn cả tháng thì doanh nghiệp khó thu lợi nhuận, dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Chưa kể, việc phát triển 3G phải dựa trên hạ tầng, xã hội, đồng bộ đi kèm.
“Thế mạnh của 3G là sử dụng Internet khi di chuyển. Ở những nước phát triển, người dân đi tàu điện ngầm, ôtô bus là chính nên rất tiện dùng. Còn chúng ta không thể vừa đi xe máy vừa xài Mobile Internet được”, ông nói.
Đồng quan điểm, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho rằng, hiện, người dùng có xu hướng sử dụng tích hợp các dịch vụ nên khó có thể nói 3G hay ADSL thắng thế. Đơn cử như cá nhân ông, ở nhà dùng Internet thông qua ADSL, khi ra ngoài đường sẽ dùng 3G, đến cơ quan lại sử dụng đường truyền băng rộng.
Ông Tân cho rằng, sự phát triển của 3G và ADSL không mang yếu tố thanh lọc hay cản trở nhau mà thậm chí còn hỗ trợ, bổ sung cho nhau tốt hơn. Tùy từng nhu cầu và tại những thời điểm cụ thể, người dùng sẽ lựa chọn dịch vụ thích hợp.
Xu hướng trên thị trường Internet mới đây được Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo hé lộ là, khảo sát trong năm 2011, 56% người dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại di động để kết nối vào Internet. Song, ông Tân cho rằng, điều này cũng không thể kết luận dịch vụ 3G hay ADSL sẽ chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Bởi kết nối Mobile Internet có thể qua 3G hoặc wifi, nhất là khi hiện nay, một số thành phố như Quảng Nam, Huế đã triển khai wifi toàn thành phố trên nền băng thông rộng.
Theo vietbao
3G 'đọ sức' ADSL trên thị trường Internet
Chưa đầy 3 năm đã thu hút lượng thuê bao tương đương 15% dân số, dịch vụ 3G đang khẳng định thế mạnh trước "đàn anh" ADSL. Song theo giới chuyên môn, khó có sự thanh lọc dịch vụ trên thị trường Internet.
Công bố mới đây của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, tổng thuê bao 3G đạt khoảng 12,8 triệu, tương ứng 14,71% dân số Việt Nam. Mức tăng trưởng đạt trên 150% so với tổng số 8 triệu thuê bao 3G hồi cuối tháng 7/2011.
Là hãng đầu tiên kinh doanh dịch vụ 3G tại Việt Nam, VinaPhone cho biết tốc độ phát triển loại hình này hiện rất nhanh. Chưa đầy 3 năm, số thuê bao 3G của mạng này đã cán mốc 5,8 triệu, tăng mạnh so với mức trên 4,5 triệu cuối năm ngoái.
Dịch vụ 3G hiện phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Ảnh minh họa.
Theo đại diện VinaPhone, hiện có nhiều lợi thế để 3G phát triển như hạ tầng được nâng cấp đồng bộ, tiện ích nhiều, giá cước rẻ và xu hướng sử dụng điện thoại công nghệ cao. Mới đây, nhà mạng này đã áp dụng công nghệ HSPA , nâng cấp tốc độ đường truyền từ 7,2 Mbps lên 21 Mbps. Cước trọn gói hằng tháng, không giới hạn dung lượng chỉ dừng lại ở mức vài chục nghìn đồng mỗi tháng. Đi kèm theo đó là hàng loạt dịch vụ tích hợp như xem tivi trực tuyến, phim theo yêu cầu, quan sát camera giao thông, bên cạnh tiện ích chat hình ảnh, check mail, nghe thoại thông thường.
"Tốc độ nâng cấp 3 lần so với khi mới ra đời, cước lại liên tục giảm nên việc người dùng chuyển sang sử dụng 3G là điều dễ hiểu", đại diện VinaPhone nói.
Vị này cho biết thêm, không chỉ chứng tỏ được sức mạnh trước ADSL, 3G hiện nay còn "thắng thế" cả wifi công cộng, mặc dù dịch vụ này không mất tiền. Bởi truy cập 3G - dịch vụ dành cho cá nhân nên có tính bảo mật khá cao. Trong khi đó, không ít wifi miễn phí được lập ra, giả danh tên những địa chỉ, tên quán cafe để hack nick, tài khoản online của người dùng.
"Tuy doanh thu hiện không cao, trong khi đã đổ rất nhiều chi phí đầu tư hạ tầng song chúng tôi xác định chiến lược đầu tư dài hạn cho tương lai, nhất là khi những ứng dụng nền 3G ngày càng mạnh như máy tính bảng, điện thoại thông minh", ông chia sẻ.
Lãnh đạo một doanh nghiệp viễn thông lớn khác đang quan tâm tới cả hai loại hình cho rằng, hiện không ít khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ 3G thay ADSL. Bằng chứng là thời gian qua, tốc độ phát triển thuê bao 3G rất nhanh. Mới ra đời từ năm 2009 song đến nay, số người dùng 3G của hãng đã gấp khoảng 5 lần danh sách đăng ký ADSL.
Vị này giải thích thêm, 3G có nhiều thế mạnh hơn so với ADSL như tiện sử dụng khi di chuyển, hòa mạng dễ dàng chỉ cần sim và D-COM mà không cần đăng ký, chờ đợi như đối với ADSL... Theo đó, việc phát triển thuê bao 3G cũng nhanh hơn so với Internet băng thông rộng. "Nhất là khi smartphone, iPad phát triển nhanh như hiện nay thì sắp tới, xu hướng dùng 3G để kết nối Internet càng rõ nét", ông nhận định.
Tuy nhiên, lãnh đạo này khẳng định, vẫn kinh doanh song hành 2 dịch vụ kết nối Internet trên. Theo đó, mọi chính sách khuyến khích khách hàng, kích cầu được cân bằng cho cả 3G và ADSL.
Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến cuối tháng 6, số liệu thuê bao băng rộng (xDSL), trong đó chiếm chủ yếu ADSL, là 4,4 triệu, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và Internet, con số này không thể hiện sự kém cạnh của ADSL. Bởi trung bình, một thuê bao 3G cho một cá nhân sử dụng, còn một thuê bao ADSL thường cho 4-5 người sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT Telecom lại cho rằng, 3G không hoàn toàn là mảnh đất màu mỡ cũng như khó có chuyện dịch vụ này thay thế được ADSL. Theo ông, ADSL là cách kết nối Internet truyền thống, được đông đảo người dùng thừa nhận lợi ích. 3G ra đời cùng sự phát triển mạnh của smartphone chỉ phân khúc khách hàng dựa trên những thế mạnh của từng dịch vụ, chứ không có chuyện thay thế.
Lợi thế lớn nhất của 3G là đáp ứng tốt cho những người thường xuyên di chuyển, sử dụng các dịch vụ không tiêu tốn băng thông như email, đọc báo, thuận tiện đăng ký và sử dụng, song chỉ dùng cho cá nhân. Nhưng ADSL vẫn có tốc độ cao vượt trội và ổn định hơn, dùng được cho hộ gia đình, văn phòng, đáp ứng tốt các nhu cầu và xu thế công nghệ tiên tiến như xem phim, chia sẻ dữ liệu, truyền tải video, âm nhạc... Bình quân một thuê bao ADSL thường có tới 4-5 người sử dụng nên tính ra, chi phí trên mỗi đầu người khoảng 40.000 - 50.000 đồng mỗi tháng - không đắt hơn so với dịch vụ trọn gói của 3G hiện nay.
"Tùy theo nhu cầu mà khách hàng sẽ chọn dùng phương thức kết nối Internet nào, khó có chuyện 2 loại hình này thay thế nhau nên không thể nói xu hướng chuyển dịch dịch vụ ADSL sang 3G", ông nói.
Thêm đó, ông Khoa cho rằng, đầu tư cho hạ tầng 3G hiện nay rất tốn kém, việc nâng cấp hạ tầng truyền dẫn cũng như chi phí điện, năng duy trì hàng tháng khiến không ít doanh nghiệp đau đầu. Sau cuộc đua hạ cước, với chỉ vài chục nghìn đồng dùng Mobile Internet không giới hạn cả tháng thì doanh nghiệp khó thu lợi nhuận, dẫn đến kinh doanh không hiệu quả bởi doanh thu đến từ 3G không cao, hầu hết vẫn từ các dịch vụ trên mạng 2G. Chưa kể, việc phát triển 3G phải dựa trên hạ tầng, xã hội, dân trí, văn hóa đồng bộ đi kèm,
"Thế mạnh của 3G là sử dụng Internet khi di chuyển. Ở những nước phát triển, người dân đi tàu điện ngầm, ôtô bus là chính nên rất tiện dùng. Còn chúng ta không thể vừa đi xe máy vừa xài Mobile Internet được", ông nói.
Đồng quan điểm, ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho rằng, hiện, người dùng có xu hướng sử dụng tích hợp các dịch vụ nên khó có thể nói 3G hay ADSL thắng thế. Đơn cử như cá nhân ông, ở nhà dùng Internet thông qua ADSL, khi ra ngoài đường sẽ dùng 3G, đến cơ quan lại sử dụng đường truyền băng rộng.
Ông Tân cho rằng, sự phát triển của 3G và ADSL không mang yếu tố thanh lọc hay cản trở nhau mà thậm chí còn hỗ trợ, bổ sung cho nhau tốt hơn. Tùy từng nhu cầu và tại những thời điểm cụ thể, người dùng sẽ lựa chọn dịch vụ thích hợp.
Xu hướng trên thị trường Internet mới đây được Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo hé lộ là, khảo sát trong năm 2011, 56% người dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại di động để kết nối vào Internet. Song, ông Tân cho rằng, điều này cũng không thể kết luận dịch vụ 3G hay ADSL sẽ chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Bởi kết nối Internet trên di động có thể qua 3G hoặc wifi, nhất là khi hiện nay, một số thành phố như Quảng Nam, Huế đã triển khai wifi toàn thành phố trên nền băng thông rộng.
Theo vietbao
Google Now trên Nexus 7 Trợ lý" của Google hoạt động không hề thua kém so với Siri của Apple cả về khả năng nhận lệnh lẫn tìm kiếm. Google Now là chức năng ra lệnh bằng giọng nói mới nhất từ Google. Ảnh: Slashgear. Android Community vừa đăng tải video dùng thử chức năng Google Now trên tablet Nexus 7. Chức năng ra lệnh bằng giọng nói...