39 học sinh Nghệ An được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
Đó là các em học sinh người dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An đã đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia; là những tấm gương tiêu biểu, xuất sắc về nghị lực vượt khó học giỏi.
Chiều 28/8, tại TP. Vinh, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khen thưởng học sinh dân tộc thiểu số đạt điểm cao tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Tham dự lễ có các đồng chí: Võ Thị Minh Sinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An; Lương Thanh Hải – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các thầy, cô giáo, phụ huynh và các em học sinh được khen thưởng. Ảnh: Đức Anh
Lễ khen thưởng được tổ chức nhằm mục đích ghi nhận, động viên và tôn vinh các em học sinh người dân tộc thiểu số có tinh thần vượt khó, vượt khổ vươn lên và đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Từ đó, khơi dậy truyền thống hiếu học, khuyến khích các em học sinh chăm chỉ học tập; góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đồng chí Võ Thị Minh Sinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An trao Bằng khen cho các em học sinh có thành tích cao. Ảnh: Đức Anh
Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 có 39 em học sinh người dân tộc thiểu số đạt điểm cao (từ 23,55 điểm trở lên) ở các khối thi, cao nhất là em Nguyễn Thị Nhật Mai (dân tộc Thổ) ở thị xã Thái Hòa đạt 28,25 điểm (khối B). Trong đó, có 8 em được UBND tỉnh khen thưởng, vinh danh vào tối 30/8 tới.
Trong số các em học sinh được tuyên dương và trao thưởng lần này nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, là học sinh đến từ các huyện nghèo như Kỳ Sơn, Quế Phong và Tương Dương. Các em thực sự là những những tấm gương tiêu biểu, xuất sắc về nghị lực vượt khó, vượt nghèo, vượt lên hoàn cảnh khó khăn để học giỏi và đạt kết quả cao.
Video đang HOT
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 có 39 em học sinh người dân tộc thiểu số đạt điểm cao (từ 23,55 điểm trở lên). Ảnh: Đức Anh
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lương Thanh Hải – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của các nhà trường, các thầy, cô giáo đã tận tình, sáng tạo trong dạy học để rèn luyện, dìu dắt các em vươn lên trong học tập.
Cùng với đó là sự chăm lo, tạo điều kiện của các bậc cha mẹ; sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, của ngành Giáo dục – Đào tạo và các tổ chức, đoàn thể trong suốt quá trình các em học tập. Đồng thời, mong các em tiếp tục phát huy kết quả đạt được, cố gắng học tập, rèn luyện để có thêm những thành tích mới, xứng đáng với sự kỳ vọng của gia đình và quê hương.
39 em học sinh dân tộc thiểu số được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 31 em được nhận Giấy khen của Trưởng ban Dân tộc tỉnh. Ảnh: Đức Anh
Tại buổi lễ, 39 em học sinh dân tộc thiểu số được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 31 em được nhận Giấy khen của Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Công Kiên – Đức Anh
Theo baonghean
Đắk Lắk: Cha nghèo không biết chữ quyết tâm nuôi con vào đại học
Không biết chữ, bản thân chịu nhiều thiệt thòi, anh Đặng Văn Hiển (khối 8, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã hết lòng động viên con học tập.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, con trai anh Hiển là em Đặng Thanh Hùng đã đạt 26 điểm khối A và trúng tuyển vào trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy.
Cụ thể, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, em Đặng Thanh Hùng - học sinh lớp 12A1 Trường THPT Thực hành Cao Nguyên - Trường Đại học Tây Nguyên (Đắk Lắk) đạt 26 điểm ba môn khối A, trong đó: Toán: 9,0 điểm; Vật lí: 8,25 điểm; Hóa học: 8,75 điểm. Với số điểm trên, em đã trúng tuyển vào trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy.
Em Đặng Thanh Hùng - học sinh lớp 12A1 Trường THPT Thực hành Cao Nguyên - Trường Đại học Tây Nguyên (Đắk Lắk).
Để có được kết quả trên là sự nỗ lực vươn lên không ngừng của Hùng, sự động viên, quan tâm của bố mẹ và các thầy cô giáo. Em sinh ra trong gia đình có 2 anh em. Bố em là anh Đặng Văn Hiển ở khối 8, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột. Điều đặc biệt là "một chữ bẻ đôi" anh Hiển cũng không biết. Phương tiện đi lại duy nhất của anh là chiếc xe máy "cà tàng". Ngoài công việc chính là công nhân vệ sinh môi trường cắt tỉa cây, anh còn tranh thủ phụ xe rác và làm thêm vào buổi trưa để kiếm thêm thu nhập.
Mặc dù công việc rất vất vả, nhưng bằng tình thương con, lòng hiếu học, người đàn ông ấy đã nuôi con đậu đại học. 41 tuổi, nhưng anh Hiển trông già hơn so với số tuổi của mình. Dáng người nhỏ, mái tóc điểm bạc như minh chứng cho sự cực nhọc mà người đàn ông này đã trải qua. Trước đây, vì điều kiện gia đình khó khăn, nên anh Hiển không được học hành đến nơi đến chốn. Có lẽ vì vậy, mà anh quyết tâm, cố gắng dành dụm chắt chiu để con được đi học.
Anh Đặng Văn Hiển quyết tâm vượt khó nuôi con ăn học.
"Tôi không biết chữ, bản thân chịu nhiều thiệt thòi. Nhiều lúc xem ti-vi không đọc được tin tức, nhìn mọi người sử dụng điện thoại di động thành thạo, nhưng đối với tôi những thứ đó hoàn toàn xa lạ. Chính vì vậy, tôi đã động viên các cháu ăn học cho thành người, không phải vất vả như cha mẹ" - anh Hiển chia sẻ.
Mẹ của Hùng là chị Trần Thị Vóc, cũng giống như chồng, chị làm công nhân vệ sinh môi trường. Chị làm việc 8 tiếng/ngày bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa. Ngoài thời gian ca trực, chị còn đi nhặt ve chai, nhôm nhựa để kiếm thêm thu nhập cho cả nhà. Cả gia đình chủ yếu trông vào đồng lương còm cõi, nên kinh tế rất khó khăn.
Nhớ lại những ngày tháng gian khổ nuôi các con ăn học, anh Hiển kể: "Không thể kể hết được khó khăn, kinh tế túng thiếu nên để chu cấp cho các con, vợ chồng tôi phải tiết kiệm nhất có thể. Nhiều lúc thèm miếng thịt, miếng cá nhưng đi chợ đành bấm bụng mua đậu phụ ăn để tiết kiệm, góp tiền học cho con". Có những bữa, anh và vợ chỉ ăn cơm với bát canh rau tập tàng hái ngoài bờ giậu. "Lúc đó, dù có hơi chạnh lòng, nhưng tôi cố vui vẻ, ngày mai là đến hạn nộp tiền học cho con" - anh Hiển tâm sự.
Thấy bố mẹ cực khổ quá, đã có lần Hùng định xin nghỉ học, nhưng anh Hiển không đồng ý: "Nhà mình khổ đến thế là cùng, bố không biết chữ nên cuộc đời mới vất vả, khổ cực như vậy. Vậy nên, các con phải gắng học chữ để thay đổi cuộc đời, thay đổi số phận".
Như hiểu được nỗi lòng bố mẹ, hai anh em Hùng luôn bảo nhau cố gắng, phấn đấu. Hùng được cô giáo chủ nhiệm nhận xét là học sinh có nhiều nỗ lực, khi giải quyết vấn đề thường loé lên ý tưởng sáng tạo, sống rất tình cảm. Góc học tập của Hùng dày đặc những giấy khen, năm lớp 12, Hùng là học sinh giỏi toàn diện.
Nói về sự hy sinh vất vả của anh Hiển - chị Vóc, ThS. Vũ Thị Phương - giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 nhận xét: "Bố mẹ em Hùng rất quan tâm đến việc học của con. Mặc dù điều kiện không mấy khá giả, nhưng gia đình đều lo lắng việc học của các con đến nơi đến chốn. Đây là một trong những gia đình hiếu học tiêu biểu, là tấm gương sáng trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương".
TS. Đoàn Tiến Dũng
(Trường THPT Thực hành Cao Nguyên - Trường Đại học Tây Nguyên)
Theo Dân trí
Cha mẹ Việt dạy con điều hay lẽ phải nhưng khi ra đường lại hay khôn vặt, lách luật trước mặt chính con của mình Chị Phan Hồ Điệp từ lâu đã nổi tiếng trong giới phụ huynh khi là người đứng sau sự thành công của con trai, thần đồng Đỗ Nhật Nam. Mới đây chị Hồ Điệp đã chia sẻ kinh nghiệm dạy con đến những phụ huynh thay vì dạy điều hay lẽ phải, thì thường xuyên có hành động sai trái trước mặt con...