37 tuổi trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam thế kỷ 21
GS Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, ĐH Quốc gia TPHCM là người trẻ nhất trong lịch sử 38 năm qua, được phong giáo sư.
Sáng 4.2, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư năm 2014 cho 644 nhà giáo.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS- PGS cho các nhà giáo.
Người trẻ nhất được công nhận chức danh GS là ông Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, chuyên ngành Hóa học, giảng viên Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM ĐH.
Người lớn tuổi nhất được công nhận chức danh GS là ông Lê Ngọc Canh, 81 tuổi, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Đây là giáo sư trẻ nhất và giáo sư cao tuổi nhất trong lịch sử 38 năm qua.
Video đang HOT
GS Phan Thanh Sơn Nam bày tỏ, đạt được tiêu chuẩn chức danh giáo sư là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới với trách nhiệm nặng nề.
GS Phan Thanh Sơn Nam
Sau khi đạt được chức danh GS, ngoài việc thực hiện những nghiên cứu của riêng, ông Nam sẽ hỗ trợ cho các bạn trẻ hơn trên con đường nghiên cứu khoa học.
“Xin được làm một nét gạch nối giữa thế hệ các bạn trẻ hơn tôi với thế hệ cha anh để cùng nhau học hỏi kiến thức và kinh nghiệm và kiến thức từ những thế hệ đi trước”, GS Phan Thanh Sơn Nam chia sẻ.
Ngoài ra, chức danh PGS trẻ nhất năm nay được trao cho hai người cùng sinh năm 1981 đó là TS Từ Trung Kiên, chuyên ngành Chăn nuôi, Trường ĐH nông Lâm, ĐH Thái Nguyên và TS Hoàng Quý Tỉnh, chuyên ngành Sinh học, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
PGS cao tuổi nhất là nhà giáo Vũ Tự Lân (81 tuổi), chuyên ngành Nghệ thuật, nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, nhận định, nhìn chung các tân GS, PGS ngày càng trẻ hơn, nhưng vẫn chưa trẻ được như các nước phát triển.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, GS Pham Vũ Luận cho biết, ngày càng có nhiều nhà giáo, nhà khoa học và các tác giả có các công trình nghiên cứu có giá trị đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiều kết quả đã được ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tế.
Theo Danviet.vn
Vinh danh hàng trăm tân giáo sư và phó giáo sư: Đừng để xảy ra "chạy đua" lên giáo sư
Phó giáo sư Phan Thanh Sơn Nam (trái) thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh là nhà khoa học trẻ tuổi nhất được phong giáo sư năm 2014. Ảnh: Tư Liệu
Hôm nay (4.2), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), sẽ có 644 tân giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2014 được vinh danh. Số GS, PGS tăng là tín hiệu đáng mừng đối với nền khoa học nước nhà. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Lao Động đã ghi nhận một số ý kiến từ các trí thức tâm huyết về sự kiệnquan trọng, rất ý nghĩa này.
GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT, nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh GS Nhà nước - nói: "Những năm gần đây, một phần rất nhỏ của lĩnh vực KHXH, số lượng GS và PGS đều tăng so với năm trước do được đầu tư nghiên cứu nhiều. Có trường đã mạnh tay đầu tư những khoản thù lao lên đến vài trăm triệu đồng để đăng tải bài trên các tạp chí uy tín cao của thế giới. Đây là đầu tư có ý nghĩa. Tuy nhiên, mục tiêu đầu tư cuối cùng phải để phục vụ phát triển đất nước. Kinh tế kém phát triển, một trong những nguyên nhân đó chính là việc chưa sử dụng đắc lực đội ngũ trí thức của VN về khoa học, công nghệ, giáo dục.
Nhà nước không động viên, không có chính sách phù hợp để phục vụ đội ngũ tri thức cao làm cho nền kinh tế được cải thiện hơn, hầu như lĩnh vực nào cũng có quá nhiều vấn đề". GS Phạm Minh Hạc cho rằng hiện tại nhiều GS, PGS chỉ làm đúng chức năng giảng dạy tối thiểu, vì họ còn phải làm việc khác để kiếm sống, phấn đấu để có căn hộ tốt, có xe ôtô để đi. Chính sách đãi ngộ của Chính phủ, Nhà nước đối với đội ngũ tri thức cao vẫn còn quá nhiều vấn đề, chẳng hạn như lương phi công cao gấp 10, thậm chí 20 lần lương GS.
GS Bùi Đức Phú (BV T.Ư Huế) - người có nhiều đóng góp lớn cho thành tựu y học nước nhà.
Năm 2014, số GS,PGS tăng so với năm 2013 là 73 người, cùng với đó giới chuyên môn cao cũng nhìn nhận rằng số lượng, chất lượng của bài báo khoa học, sách chuyên khảo - giáo trình, trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh), số giờ dạy, khả năng ứng dụng CNTT cũng tăng lên đáng kể. "Xu hướng tăng số lượng GS, PGS thuộc về các ngành KHTN và công nghệ, y học do những ngành này tiệm cận tới trình độ chất lượng cao thế giới nhanh hơn, thuận lợi hơn vì tính quốc tế hóa cao hơn" - ông Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước - khẳng định.
Trong khi đó, từ một góc nhìn "phản biện", nhà giáo Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) "cảnh báo": Đừng để xảy ra tình trạng "chạy đua" lên GS! "Quy định của Bộ GDĐT là mỗi một ngành muốn đào tạo tiến sĩ thì phải có số lượng GS, PGS nhất định. Với mong muốn được đào tạo thì nhất định phải "đôn" một người lên GS, PGS để đủ tiêu chuẩn, "chạy đua" lên GS và đây là điều cần phải dè chừng. Đất nước muốn vươn lên thì phải có nhiều công trình khoa học tầm cỡ thế giới không chỉ chất lượng mà còn về số lượng. Phải có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hơn các bài báo được đăng quốc tế, từ đó uy tín về KHKT và GD sẽ càng ngày càng sánh được với thế giới, điều đó là cần thiết và nhân dân tin vào thế hệ nhà khoa học trẻ!" - nhà giáo Văn Như Cương thẳng thắn.
Theo Laodong.com.vn
Điều kiện thay đổi chức danh nghề nghiệp của giáo viên? GD&TĐ - Hỏi: Chúng tôi là giáo viên thuộc huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa). Năm 2007 phòng GD&ĐT kết hợp với Trường đại học Hồng Đức mở lớp đại học hệ vừa học, vừa làm. Đến năm 2010 chúng tôi được nhận bằng cử nhân. Xin hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Chúng tôi có thuộc đối tượng chuyển ngạch...