3,7 triệu trẻ em Afghanistan không được đến trường
Một cuộc khảo sát mới cho thấy có tới 3,7 triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường ở Afghanistan không được đi học, vì chiến tranh, nghèo khổ và một số lý do khác.
Trẻ em gái chiếm 60% tổng số trẻ em Afghanistan không được đến trường
REUTERS
Cuộc khảo sát nói trên, do Bộ Giáo dục Afghanistan và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc thực hiện, còn cho thấy trẻ em gái chiếm 60% tổng số trẻ không được đến trường, theo hãng tin AP.
Trong nhiều năm qua, chính quyền Afghanistan phải chống chọi với phong trào Taliban. Tình trạng này cùng với cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã cản trở nỗ lực của chính phủ nước này mở rộng sự tiếp cận giáo dục cho người dân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cái nghèo buộc nhiều gia đình đẩy con gái vào nạn tảo hôn. Tuổi kết hôn hợp pháp ở Afghanistan là 18, nhưng luật liên quan không được thực thi một cách nghiêm ngặt, đặc biệt là trong những khu vực nông thôn còn bảo thủ.
Đại diện UNICEF tại Afghanistan Adele Khodr cảnh báo rằng khi không được đến trường, trẻ dễ gặp nguy cơ bị lạm dụng và bóc lột.
Theo thanhnien.vn
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân khi bị đe dọa trên mạng
Xu hướng nghiện Internet của trẻ em đang ngày một gia tăng. Có quá nhiều tác hại xấu, hoặc nguy hiểm xảy ra khi trẻ bị dụ dỗ, lừa đảo và thậm chí bị bắt nạt thông qua mạng xã hội. Những bí quyết sau đây sẽ phần nào giúp trẻ tự bảo vệ được bản thân.
Phát hiện con bị bắt nạt thông qua mạng xã hội
Facebook, Twitter và nhiều trang mạng xã hội khác là các xu hướng thể hiện bản thân, kết nối với thế giới phổ biến của thanh thiếu niên. Chính vì sự phổ biến này, khi trẻ tham gia vào những trang web này, những gì con đăng trực tuyến và bị đe dọa trực tuyến, bạn có thể phát hiện ra được. Hãy hướng dẫn con tuyệt đối không đôi co, hay trả lời những lời đe dọa, thay vào đó lưu lại thông tin và báo cho cha mẹ, thầy cô để người lớn tìm ra các giải pháp hợp lý bảo vệ con. Ngoài ra, bạn hãy chỉ cho trẻ thấy bên cạnh mặt tích cực, internet cũng luôn bao gồm những tiêu cực và nguy hiểm mà trẻ khó lường hết. Hướng dẫn con hạn chế chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân công khai trên mạng.
Thông qua tin nhắn điện thoại
Nhắn tin điện thoại là một trong những phương thức phổ biến nhất mà trẻ thường dùng để giao tiếp với bạn bè. Đó cũng là cách kẻ xấu để bắt chuyện, bắt nạt, gây sự và vu khống trẻ. Hãy dạy cho con biết nếu ai đó nhắn tin cho bé những từ ngữ không đẹp hoặc thô lỗ, hãy cho chia sẻ ngay với bạn hoặc người lớn trong gia đình để có biện pháp ngăn chặn như liên hệ với cha mẹ của người gửi hoặc chặn điện thoại di động của bé để con không nhận được tin nhắn từ người đó. Nếu nội dung đe doạ, cần báo cáo với cảnh sát địa phương và nhà trường để họ có thể thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ con.
Khi trẻ tham gia vào các phòng chat
Khi trẻ lớn hơn chút, chúng có thể tham gia vào những phòng chat hoặc các diễn đàn rất thu hút thanh thiếu niên. Mặc dù ở đa phần các phòng chat và diễn đàn người tham gia đều dùng nickname, nhưng trẻ không biết chúng vẫn có thể bị nhận diện và bị tìm ra tên tuổi thật. Nếu trong phòng chat hoặc diễn đàn con bạn bị trêu chọc, đe dọa hãy dạy con không nên đáp trả, chặn ngay nick của người đang gây sự với con lại. Chụp lại màn hình những câu nói đe dọa và báo ngay cho phụ huynh hoặc người lớn trong gia đình biết.
Bị gửi tin nhắn, hình ảnh khiêu dâm
Khi trẻ bị gửi tin nhắn hoặc những hình ảnh khiêu dâm là hình thức đe doạ trực tuyến nguy hiểm nhất. Kẻ bắt nạt sẽ gửi những tin nhắn bẩn thỉu hoặc hình ảnh đồi trụy cho trẻ nhằm dụ dỗ, đe dọa, uy hiếp trẻ. Hãy dạy con phải chia sẻ ngay với cha mẹ, người lớn khi nhận được những văn bản này bởi tính chất nguy hiểm của chúng, để cha mẹ có biện pháp ngăn chặn. Rất nhiều trẻ em không nói chuyện với cha mẹ về nội dung khiêu dâm bởi vì chúng sợ cha mẹ sẽ giận vì kết giao với người xấu. Kết quả là các hình ảnh hoặc tin nhắn không tốt này vẫn tiếp tục được gửi tới trẻ, và bé sẽ cảm thấy ngày càng bị mắc kẹt trong lo sợ hoặc tệ hơn. Vì thế bạn hãy trấn an để trẻ không còn lo lắng và tin cậy để có thể chia sẻ với bạn bất kỳ nguy cơ nào mà chúng gặp phải.
Theo Dân Việt
Top 100 ĐH danh tiếng nhất thế giới: Harvard giữ vị trí quán quân Ngày 30/5, Tap chi giao duc Anh - Times Higher Education công bố bảng xếp hạng (BXH) top 100 trường đại học thế giới năm 2018 dựa trên cuộc khảo sát khoảng 10.000 nhà học thuật kỳ cựu đến từ 138 quốc gia và vùng lãnh thổ. My vân la quôc gia xuât săc dân đâu vơi 44 trường lọt vào bảng xếp...