37% chuyên gia công nghệ lo ngại AI sẽ khiến nhân loại “kém cỏi” hơn vào năm 2030
Gần một nửa các chuyên gia công nghệ, lập trình viên,… tin rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ lộ rõ mặt tiêu cực, khiến nhân loại trở nên “kém cỏi” hơn vào năm 2030.
Theo một khảo sát của hãng phân tích Pew Research, hơn 1/3 các chuyên gia về AI cho biết, họ lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo có thể khiến con người trở nên kém cỏi hơn vào năm 2030. Mặc dù vậy, họ vẫn bày tỏ sự lạc quan với việc AI sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên tốt hơn.
Pew Research đã tiến hành khảo sát trên 979 chuyên gia, nhà sáng tạo, lập trình viên, doanh nhân, những người lập chính sách, kinh doanh, nhà nghiên cứu,…với câu hỏi liệu họ có nghĩ rằng, những tiến bộ của công nghệ AI sẽ có ích đối với tất cả mọi người vào năm 2030? Nói cách khác, Pew muốn hỏi về quan điểm liệu AI có giúp ích, khai phá năng lực của con người hay sẽ khiến chúng ta mất tự chủ, phụ thuộc và trở nên kém cỏi hơn trước máy móc.
Kết quả cho thấy, 63% người được hỏi hy vọng rằng, AI sẽ giúp loài người tiếp tục tiến hóa trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên cũng có 37% người nghĩ rằng, AI sẽ là nguyên nhân khiến chúng ta kém đi. Mặc dù vậy hầu hết các chuyên gia, bất kể lạc quan hay không đều cảm thấy lo ngại về những tác động lâu dài của AI đối với cuộc sống của con người.
Andrew Andrewaughaughlin, CEO Trung tâm tư duy đổi mới tại Yale chia sẻ: “2030 không còn là tương lai xa nữa. Tôi thấy rằng những đổi mới như Internet hay AI có lợi ích ngắn hạn rất lớn. Nhưng nó cũng kéo theo những mặt tiêu cực trong dài hạn và có lẽ phải mất hàng thập kỷ, chúng ta mới nhận ra được điều đó”.
Nhiều chuyên gia được hỏi cho biết, mặt tích cực hay tiêu cực của ứng dụng AI sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cách chúng được xây dựng và triển khai. Đa số những lợi ích của AI mà chúng ta hướng đến là giúp ích, tăng hiệu quả công việc, khả năng chuẩn đoán bệnh tật,…cho con người.
Trong số rất nhiều người lạc quan có Erik Brynjolfsson, giám đốc sáng kiến MIT về Kinh tế số chia sẻ: “Tôi thì nghĩ theo hướng này, chúng ta sẽ sử dụng nguồn lực AI để biến thế giới tốt đẹp hơn. Ví dụ, chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo, hạn chế bệnh tật, cung cấp một môi trường giáo dục tốt hơn cho tất cả mọi người trên hành tinh”.
Video đang HOT
Brynjolfsson cũng nhấn mạnh, toàn bộ nhân loại sẽ cần chung tay kiểm soát những mặt tiêu cực của AI trước khi mọi thứ trở nên quá muộn. Ông cho rằng, trí tuệ nhân tạo và máy học có thể tạo ra sự phân cách giàu nghèo và khiến nhiều quốc gia, cá nhân tụt hậu nếu không theo kịp. Nguy hiểm hơn, AI còn tham gia vào cả việc do thám, chế tạo vũ khí hủy diệt. Đó là những mối lo mà các quốc gia đang tiến tới làm chủ công nghệ trí tuệ nhân tạo cần hết sức chú ý.
Một số chuyên gia còn bày tỏ lo ngại việc AI sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho những kẻ độc tài, chuyên quyền dễ dàng kiểm soát người khác.
Sự xuất hiện của AI cũng sẽ kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng khi nhiều công việc trước nay chỉ con người làm được đã bị máy móc thay thế. Nhưng rõ ràng đây không phải là vấn đề quá đáng lo nếu các nền kinh tế trên thế giới biết cách chuyển đổi mô hình phù hợp, mở rộng các ngành nghề công việc, đòi hỏi chất xám cao và khuyến khích mọi công dân trau dồi thêm kiến thức về công nghệ và AI.
Một thống kê từ trang Diffbot mới đây cho biết, hiện có 720 ngàn chuyên gia trong lĩnh vực máy học trên toàn thế giới. Con số này chưa bằng 1% dân số trên thế giới và đây là con số đáng báo động khi không có quá nhiều người hiểu biết về trí
Theo VnReview
Khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: Startup cần làm chủ kiến thức, công nghệ
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng bản thân các startup muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và công nghệ.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng Thư kí tòa soạn báo Tiền Phong, trong vài năm trở lại đây, cụm từ cách mạng 4.0 là từ khóa xuất hiện với tuần suất cao trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Một trong những lĩnh vực chủ chốt của CM 4.0 là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tại Việt Nam, AI được manh nha nhiều năm, đạt được những thành tựu bước đầu. Thời gian gần đây, cùng với làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trên cả nước, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực AI được thành lập. Nhiều ý tưởng, sản phẩm AI được nghiên cứu, phát triển, giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng như nhiều chuyên gia khác đánh giá, ứng dụng AI ở Việt Nam mới dừng ở bước đầu, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều, chưa có thành tựu đột phá, ứng dụng AI giải quyết các vấn đề cuộc sống còn kiêm tốn. Trong khi đó, tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông.
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo cho rằng hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ tại Việt Nam hiện còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Ảnh: Tiền phong
Ông Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo cho rằng, một khó khăn và cũng là bài toán lớn ở Việt Nam hiện nay là làm sao đưa được AI vào chuyên ngành. Đồng thời, câu hỏi đặt ra là Nhà nước ta sẽ có khung pháp lý nào để sử dụng và bảo vệ nguồn dữ liệu?
"Cũng có những khó khăn khác như việc các dự án AI rủi ro hơn rất nhiều dự án công nghệ thông tin bình thường. Dự án AI không có giải pháp đảm bảo chính xác 100%. Các dự án AI lớn luôn cần phải qua thử nghiệm, từ đó các bên phải cùng nhau chịu rủi ro.
Ngoài việc đưa dữ liệu vào chuyên ngành, người làm AI cũng phải kết nối được với kiến thức chuyên ngành. Người làm AI mà không hiểu rõ chuyên ngành, thì giải pháp đưa ra không mang lại hiệu quả thực tế", ông Hoài nói.
Đề cập thêm về những khó khăn của các starup trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Công nghệ LC Việt Nam cho hay, làm trí tuệ nhân tạo thì yếu tố đầu tiên cần là dữ liệu. Bên cạnh đó, cần có đội ngũ thẩm tra, dán nhãn dữ liệu, tinh gọn dữ liệu. Tuy nhiên, ở Việt Nam gần như không có đội ngũ đó cũng như không có nguồn dữ liệu lớn.
"Ngoài ra, để phát triển trí tuệ nhân tạo cần hệ thống siêu máy tính. Đa phần người làm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam phải tự sắm cáp màn hình để tự trải nghiệm. Như chúng ta đã biết, dữ liệu bản thân nó sinh ra liên quan tới từng cá nhân và số hóa. Người Việt nam gần như không có dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo. Về nhân lực đa phần là người du học ở nước ngoài, và đội ngũ này còn khá hạn chế. Phần lớn người Việt Nam chỉ học lý thuyết, không có dữ liệu, không có hạ tầng để phát triển trí tuệ nhân tạo", ông Nguyễn Thành Công trăn trở.
Startup cần biết cách làm chủ cuộc chơi
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định, để hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực AI phát triển trong tương lai, cần có chính sách mở để dễ dàng tiếp cận trong nghiên cứu ứng dụng sản phẩm AI cho người dân, cộng đồng. Ngoài doanh nghiệp thì chính quyền, nhà trường... cũng cần ứng dụng AI.
"Hiện nay, rất nhiều startup cũng đặt vấn đề nhưng liệu rằng có người dùng không? Từng có ứng dụng đặt giờ hẹn khám bệnh tại các bệnh viện ở Việt Nam nhưng thất bại bởi bệnh viện công từ chối tiếp nhận trong khi bệnh viện tư thì số lượng quá ít", ông Quất nêu vấn đề.
Cùng chung ý kiến về vấn đề môi trường, pháp luật và chính hỗ trợ của chính phủ cho startup lĩnh vực AI, ông Lê Công Thành, Chủ tịch HĐQT Infore Technology cho biết việc đầu tiên cần làm là nhìn nhận rõ cơ hội và bài toán trong việc tự làm startup lĩnh vực AI. Nếu như startup có cơ hội liên kết với Nhà nước, giải quyết bài toán của cơ quan quản lý đặt ra thì rất tốt. Tuy nhiên hiện giờ chưa có điều này.
Thứ hai, về nguồn vốn. Có một số đề tài, dự án của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng mới ở giai đoạn bắt đầu với nguồn vốn ít, chưa có các nguồn đầu tư vào cho startup, trong đó là lĩnh vực AI. Thứ ba, cần truyền thông để mọi người phân biệt rõ giữa startup và khởi nghiệp trong bối cảnh hai hình thái này dễ bị đánh đồng.
"Người ta nói startup có 10 người thì có thể có đến 9 người nhưng khởi nghiệp thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Tôi đọc có những nghiên cứu những người khởi nghiệp tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 30%. Khi chúng ta hiểu không đúng thì những phản biện xã hội không được chính xác", Chủ tịch HĐQT Infore Technology cho hay.
Muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các starup cần có đủ kiến thức và biết làm chủ công nghệ.
Cũng theo vị này, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm tạo cơ chế chính sách điều kiện cho các lĩnh vực mới. Ví dụ có thể không áp dụng ở Việt Nam nhưng nghiên cứu để áp dụng ở nước ngoài.
Đứng ở góc độ nghiên cứu và đào tạo, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng bản thân các startup muốn khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và công nghệ nếu muốn làm về AI. Làm AI đòi hỏi phải chuyên nghiệp vì đó là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chủ startup vẫn có thể tận dụng nguồn tri thức từ bên ngoài, nhưng người này vẫn phải có khả năng hấp thụ, tiếp nhận nguồn tri thức. Nếu startup chưa có chuẩn bị kỹ lưỡng, khó có thể làm về lĩnh vực AI được.
"Đương nhiên, muốn startup cần nhiều yếu tố khác nhau như tư duy kỹ thuật, tìm kiếm thị trường... Nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu và đào tại, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực AI là quan trọng nhất", ông Hoài nhận định thêm.
Theo Báo Mới
Làm thế nào để trí tuệ nhân tạo trở thành 'trợ lý' của con người? Trí tuệ nhân tạo (AI), một công nghệ chỉ mới vài thập niên trước vẫn được coi như khoa học viễn tưởng, nay đã bắt đầu len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của con người. Tác giả bài viết "Trí tuệ nhân tạo tại châu Âu", Christian Scker, cho rằng AI là một công nghệ đề cập đến khả năng học hỏi,...