36 trường đã công bố điểm thi
Hôm nay, ĐH Hà Nội, Chu Văn An, Kinh tế Quốc dân, Thủy lợi, Quảng Bình, Tài chính Marketing TP HCM công bố điểm thi, nâng tổng số trường có kết quả lên 36 trường. Hiện chưa có thí sinh nào đạt 30 điểm .
Danh sách các trường đã có điểm
STT
Danh sách các trường
1
ĐH Quảng Nam
2
ĐH Tiền Giang
3
ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) – khối A
4
ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
5
ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) – Khối A, B
6
ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) – Khối A, B
7
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) – khối A
8
Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) – khối A
9
ĐH Ngoại thương cơ sở Hà Nội
10
ĐH Ngoại thương cơ sở TP HCM
11
Video đang HOT
ĐH Đà Lạt
12
ĐH Hàng Hải
13
ĐH Tài nguyên Môi trường
14
Học viện Tài chính
15
ĐH Kinh tế Luật (ĐHQG TP HCM)
16
ĐH Hà Hoa Tiên
17
ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội
18
ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM)
19
ĐH Thăng Long
20
ĐH Văn hóa TP HCM
21
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
22
Học viện Âm nhạc Huế
23
ĐH Mỹ thuật TP HCM
24
ĐH Thủ Dầu 1
25
ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM)
26
ĐH Tân Tạo
27
ĐH Quốc tế Hồng Bàng
28
ĐH Công nghiệp Việt Trì
29
ĐH Quảng Bình
30
ĐH Tài chính Marketing TP HCM
31
ĐH Thủy lợi
32
ĐH Kinh tế quốc dân
33
ĐH Hà Nội
34
ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An
35
ĐH Dân lập Hải Phòng
Thủ khoa khối A ĐH Thủy lợi được 25,5 điểm.
ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay có hai thủ khoa khối A cùng đạt 28,5 điểm là Nguyễn Đức Long và Đào Mạnh Hùng. Hai thủ khoa khối D là Vũ Thị lan Hương và Trần Đỗ Bảo Châu (26,25 điểm).
Ông Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường cho biết, môn Hóa trường có 7 thí sinh đạt 10 điểm, Lý có một thí sinh. Riêng Toán không có điểm 10 nào, khối A chỉ có 3 em được 9.75, khối D có 6 em được 9,75. Môn Văn khôi D có 6 thí sinh đạt điểm 9.
ĐH Tài chính marketing TP HCM vừa công bố kết quả, trường có đến 4 thí sinh đồng thủ khoa với 23,5 điểm. Trong đó 3 em thuộc khối A là: Lý Thanh Xuân, Trần Minh Đoàn, Phan Quốc Trung và em Nguyễn Thụy Tường Vân là thủ khoa khối D1. Nếu tính theo mức điểm sàn năm ngoái của Bộ (13 điểm) trường có gần 7.000 trên tổng số 25.500 thí sinh dự thi đạt mức điểm này.
Phó hiệu trưởng ĐH Quảng Bình Bùi Khắc Sơn cho biết, điểm thi khối A năm nay của trường rất thấp, thủ khoa khối này chưa đến 20 điểm. Riêng khối C, thủ khoa đạt số điểm 23,5.
* Danh sách trường đã công bố điểm thi
Thí sinh dự thi đại học năm nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Trước đó, 28 đại học đã công bố kết quả thi. Chưa có thủ khoa nào giành điểm tuyệt đối. Cá biệt thủ khoa ĐH Hà Hoa Tiên chỉ 14 điểm.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết, năm nay điểm các khối thi không cao. Số thí sinh có tổng điểm 3 môn đạt từ 13 điểm 36%, đạt 10 điểm 41,7%. Thủ khoa là em Ngô Dạ Thảo, dự thi khối H, đạt 26,5 điểm, em Lưu Phú Hai 19 điểm là thủ khoa khối A.
Năm nay, ĐH Hồng Bàng xét tuyển thẳng 2 thí sinh trong đội tuyển Thể hình quốc gia là Phạm Văn Mách (vô định Thể hình thế giới) và Đinh Kim Loan (vô địch Thể hình Châu Á). Ngoài ra, em Nguyễn Hoàng Phúc là thí sinh bại liệt, trường xét tuyển thẳng vào ngành Công Nghệ Thông Tin.
“Em Nguyễn Minh Phú, cụt 2 tay nhưng vẫn xin được thi tuyển vào khối D, ngành Quản trị kinh doanh. Cả 4 thí sinh được miễn học phí 100% trong suốt khóa học”, thầy Hùng nói.
Theo VNE
Trào lưu "ngồi ké" tại các trường Đại học
Có thể nói, "ngồi ké" ở các trường Đại học khởi đầu là 1 hiện tượng nhưng giờ thì đã trở thành trào lưu của sinh viên!
Số lượng sinh viên trong 1 lớp của các trường Đại học áp dụng hình thức học tín chỉ là khá đông, do đó giảng viên không thể nhớ hết được tất cả các sinh viên trong lớp. Cũng chính vì lẽ đó mà ta thường xuyên bắt gặp hiện tượng sinh viên từ các trường Đại học khác sang học "ké" 1 buổi, thậm chí là vài buổi. Hầu hết, các sinh viên này đều mới học năm nhất và theo học các chuyên ngành khác nhau. Vậy vì sao lại có hiện tượng "ngồi ké" như vậy?
Khám phá sự mới lạ ở môi trường khác
Bạn Ngọc Oanh (sinh viên năm 1-ĐH Kinh tế quốc dân) nêu ý kiến của bản thân: "Mình thì chưa đến ngồi học thử ở các trường khác bao giờ nhưng thấy lớp mình có rất nhiều bạn đã từng đi học như vậy. Thường thì các bạn đi vào thời gian rảnh, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp bỏ học trên lớp để đi học cùng bạn bè cũ ở trường khác. Mình không biết là đến đấy các bạn có học được gì không, có điều là bỏ tiết nhiều quá nên đến mỗi đợt thi, các bạn lại vội vàng học chỉ mong đủ điểm qua. Có những người còn đang mong được học ở ngôi trường này, trong khi các bạn đã trải qua cả 1 quá trình gian khổ để đạt được điều đó thì lại có thái độ hời hợt, chỉ hứng thú đi khám phá sự mới lạ ở những ngôi trường khác. Thật không thể hiểu nổi!"
Cùng nói về vấn đề này nhưng với nhận định tích cực hơn, bạn Minh (Học viện Ngân hàng) cho rằng: "Mình thấy cũng bình thường thôi mà. Thỉnh thoảng, mình thấy thằng bạn khoe lớp nó đang học 1 môn học hay lắm mà mình vẫn chưa được học nên sang ngồi nghe thử xem thế nào thôi! Ôi dào, bây giờ các trường đầy học sinh ngồi ké kiểu đấy. Cũng không thể phủ nhận là hầu hết các bạn sang không với mục đích nghe giảng nhưng mình thấy là các bạn cũng không đùa cợt quá trong lớp, gây ảnh hưởng đến người xung quanh, như vậy thì đâu phải là đáng trách!"
Có thể nói, đây là tâm lý chung thường thấy ở rất nhiều bạn sinh viên năm 1. Sau gần 3 tháng học tập tại ngôi trường ĐH, các bạn đã phần nào thấy được sự khác biệt so với những năm học phổ thông: cách thức học mới, phong cách giảng bài của giáo viên khác lạ, cấu trúc bài kiểm tra cũng không hề giống cấp 3,...Và khi đó, các bạn nảy sinh suy nghĩ: liệu có phải trường nào cũng có cách học, phương pháp giảng dạy, các môn học... giống nhau không nhỉ? Những suy nghĩ về điều này đã thôi thúc các bạn có mong muốn được trải nghiệm, được khám phá về chính điều đó. Và hiện tượng "ngồi ké" tại các trường ĐH bắt đầu từ đây!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Từ "hiện tượng" đến "trào lưu"
Ban đầu, các bạn sinh viên đi "ngồi ké" thế này chưa nhiều, nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, được nghe kể về sự khác biệt giữa các trường ĐH, rất nhiều bạn sinh viên đã đổ xô đi "ngồi ké" như một trào lưu! Có thể nói, "ngồi ké" ở các trường ĐH khởi đầu là 1 hiện tượng nhưng giờ thì đã trở thành trào lưu của sinh viên!
Bạn Trang (ĐH Hà Nội) nêu lên suy nghĩ của mình: "Mình đã từng đi học thử như thế này, nhưng không phải là do những môn học bên trường ấy có sức hấp dẫn cao mà vì lớp mình nhiều bạn đi rồi nên mình đi thử cho biết thôi. Mình thấy cũng hay phết, mỗi tội hôm nào vô tình bị giáo viên hỏi bài thì coi như là chết đứ đừ luôn đấy!"
Đã là trào lưu thì luôn có sức thu hút cao đối với các bạn trẻ, nhưng không phải trào lưu nào cũng tốt đâu các bạn nhé! Khi đến ngồi ké, các bạn thường hay nói chuyện với bạn cũ của mình, điều đó đã vô tình làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong việc nghe giảng của họ. Hơn nữa, bạn còn làm người bạn của mình mất tập trung, thậm chí là lãng phí thời gian của chính bản thân bạn. Vậy thì tại sao bạn không dành thời gian đó để ôn luyện kĩ hơn nhưng môn học trên lớp của bạn!
Bạn nên nhớ rằng: Con đường đến với cổng trường ĐH của bạn khó khăn, gian nan như thế nào. Vì vậy, bạn hãy trân trọng những khoảng thời gian học tập tại ngôi trường đó. Đừng tạo cho mình suy nghĩ tìm cảm giác mới lạ ở những ngôi trường khác để rồi sau này bạn phải hối hận vì đã đánh mất quá nhiều kiến thức mà lẽ ra bạn đã thu thận được. Chúc bạn luôn thành công!
Theo PLXH
Thí sinh dự thi vào trường "tốp trên" giảm mạnh Thông tin bất ngờ trong mùa tuyển sinh năm nay, số thí sinh làm thủ tục dự thi vào các trường đại học "tốp trên" như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ BCVT, Kinh tế quốc dân... giảm mạnh, chỉ đạt trên 50%. Thông tin từ nhiều trường đại học cho biết, năm nay rất ít thí sinh...