3.500 tỉ đồng mua sách giáo khoa: Cần tính toán sát thực tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này chưa tính toán sát thực tế với số tiền quá lớn
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết bộ đang đề xuất Chính phủ phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua sách giáo khoa (SGK) đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn. Khi đó, sách mượn sẽ đáp ứng 70% nhu cầu của học sinh; các năm tiếp theo sẽ bổ sung 20% mỗi năm.
Khảo sát nhu cầu, tránh lãng phí
Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD-ĐT đã giao bộ phận chuyên môn tính toán và đưa ra 3 phương án: Trích ngân sách mua đủ 100% nhu cầu, mua sách cho 70% nhu cầu và chỉ mua sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi phân tích, tính toán, bộ đã lựa chọn phương án sẽ mua SGK đưa vào thư viện cho học sinh mượn, đáp ứng 70% nhu cầu. Số còn lại thuộc bộ phận người dân có điều kiện kinh tế ổn định, có thể tự mua sách cho con học. Nếu được phê duyệt, phương án này sẽ áp dụng cho năm học 2023-2024.
Tuy nhiên, phương án này đang vấp phải nhiều ý kiến từ chính những người trong cuộc – giáo viên, hiệu trưởng các trường học. Khi được hỏi, phần lớn hiệu trưởng cho rằng Bộ GD-ĐT chưa tính toán sát thực tế, việc trích ngân sách nhà nước 3.500 tỉ đồng mua SGK là số tiền quá lớn.
Triển lãm sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Liên cấp Marie Curie (TP Hà Nội), Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các địa phương khảo sát một cách nghiêm túc trước khi thực hiện để tránh lãng phí. Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cũng đồng tình rằng việc mua SGK cho học sinh mượn là rất nhân văn nhưng phải có khảo sát, tính toán dựa trên nhu cầu thực tế. Phương án mua SGK cho học sinh mượn chỉ nên áp dụng với một số đối tượng.
Không nên trang bị SGK theo kiểu cào bằng
Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, TP Hà Nội), nhận xét những nơi như thành phố, trường học thuận lợi, việc nhà nước mua SGK cho học sinh mượn là không cần thiết. Theo bà, thư viện nhà trường không thể có chỗ chứa cùng lúc 3.000 – 4.000 bộ sách.
Liên quan vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT, cho rằng phương án dùng ngân sách nhà nước mua SGK đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn sử dụng nhiều lần cần được nghiên cứu, đánh giá tác động một cách chuẩn xác. Khi xây dựng chính sách, việc xác định rõ đối tượng thụ hưởng phải được nghiên cứu kỹ.
“Những gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ tiền mua bộ sách mới cho con mình nhưng với gia đình thu nhập thấp thì một bộ sách mới cũng là cả một vấn đề. Vì thế, nên có các giải pháp khác nhau phù hợp với khả năng đa dạng của người dân để ngân sách nhà nước được sử dụng đúng chỗ. Bộ GD-ĐT cũng nên tham khảo kinh nghiệm sử dụng SGK tại các nước tiên tiến khi triển khai chương trình này” – ông Vinh đề xuất.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP Hà Nội), Bộ GD-ĐT cần có những khảo sát cụ thể về số lượng học sinh có nhu cầu đăng ký mượn SGK trong trường. Cùng một địa phương, một trường hay ngay trong một lớp cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Ở thành phố, nhiều gia đình có điều kiện nhưng cũng không ít gia đình khó khăn, học sinh có nhu cầu mượn SGK. Ngược lại, ở những nơi khó khăn, nhiều gia đình kinh tế tốt cũng không muốn con em mình phải dùng sách cũ.
Như vậy, nếu trang bị SGK trong thư viện theo kiểu cào bằng mà không dựa trên thực tế sẽ rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí ngân sách, nơi thừa, nơi thiếu. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, rất cần tính toán cẩn thận.
Hạn hẹp về kinh phí khiến có nơi nhà vệ sinh trường học trở thành "thảm họa"
GDVN-Theo nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, nguyên nhân chính của vấn đề nhà vệ sinh trường học luôn gây bức xúc đến từ việc lúng túng trong việc quản trị nhà trường.
Hai yếu tố cốt lõi để giải quyết bài toán nhà vệ sinh trường học
Nhà vệ sinh trong trường học là câu chuyện đã được nói nhiều, bàn nhiều từ những cuộc nói chuyện hàng ngày của học sinh, phụ huynh đến những bàn hội nghị lớn, được quan tâm và đề cập trong các chiến lược, chính sách phát triển. Song thực tế, nhắc tới nhà vệ sinh trường học vẫn còn rất nhiều bức xúc.
Những thực trạng như học sinh nhịn tiểu, ám ảnh về nhà vệ sinh trong trường vẫn là những dẫn chứng không bao giờ "cũ". Thậm chí, ở một số khu vực nông thôn, vùng khó khăn, nhà vệ sinh trường học còn không có hoặc chỉ được dựng tạm bợ từ những tấm phên, nứa, lá cây,...
Theo nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) chỉ ra nguyên nhân khiến vấn đề nhà vệ sinh trường học luôn gây bức xúc, vì:
"Nhu cầu vệ sinh là nhu cầu thiết yếu, cơ bản trong cuộc sống của con người. Từ trong gia đình đến ngoài đường phố, chốn công sở, và cụ thể cái chúng ta đang quan tâm đây là vấn đề nhà vệ sinh trong trường học.
Tuy nhiên thực tế nhiều năm qua, nhà vệ sinh trong trường học không được quan tâm một cách đúng mức, thường xuyên nên nó xuống cấp nghiêm trọng và trở thành một thảm họa đối với học sinh, kể cả học sinh bé, học sinh trung học phổ thông hay thậm chí ngay cả sinh viên trong trường đại học cũng gặp thảm họa nhà vệ sinh.
Theo tôi nguyên nhân chính của vấn đề chính là do sự lúng túng trong việc quản trị nhà trường".
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội). Ảnh: fanpage nhà trường
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang đã chỉ ra hai vấn đề cốt lõi để giải quyết bài toán nhà vệ sinh trường học, bao gồm thiết kế và duy tu bảo dưỡng nhà vệ sinh.
Theo đó, thầy Khang cho rằng, vấn đề đầu tiên chính là khâu thiết kế nhà vệ sinh khi xây dựng trường học. "Ngay từ khâu thiết kế đã phải tính toán số lượng và vị trí của các nhà vệ sinh trong trường, phải đủ nhiều và hợp lý, đảm bảo sự thuận tiện cho các em học sinh, sự kín đáo riêng tư giữa nam và nữ", Hiệu trưởng trường Marie Curie nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai đó là công tác duy tu bảo dưỡng, chăm sóc nhà vệ sinh. Vấn đề thiết kế nhà vệ sinh trong trường học có thể sẽ khó thay đổi vì nhiều trường học đã được xây dựng từ lâu, do đó việc thay đổi thiết kế ở thời điểm hiện tại là một bài toán phức tạp, thay vào đó, theo thầy Khang việc chú trọng bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ là việc cần thiết và quan trọng nhất.
"Công tác duy tu bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ nhà vệ sinh trường học cần được tiến hành thường xuyên để giữ cho nhà vệ sinh đạt được 4 tiêu chí: sáng, sạch, đẹp và thơm. Trong đó 2 tiêu chí đầu là 2 tiêu chí cơ bản cần có, nếu có điều kiện thì có thể thêm 2 tiêu chí sau", thầy Khang cho hay.
Không gian nhà vệ sinh hiện đại, tiện nghi của trường Marie Curie, Hà Nội. Ảnh: Doãn Nhàn
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang chia sẻ một chi tiết quan trọng về tiêu chí "đẹp" của nhà vệ sinh, điều tưởng chừng "xa xỉ" tuy nhiên lại có vai trò quan trọng không ngờ tới:
"Về tiêu chí đẹp liệu có cần thiết không? Chúng ta biết nhà vệ sinh là chỗ riêng tư, không có ai giám sát, vậy cái gì làm cho con người ta khi đối diện với chính mình mà không có ai giám sát cả, lại giữ được vệ sinh cần thiết thì đó là cái đẹp. Chính cái đẹp sẽ làm chùn lại sự vô ý thức của con người".
Cần tạo cơ chế để giải quyết vấn đề kinh phí vận hành nhà vệ sinh ở trường học
Tuy nhiên, một vấn đề nữa lại nảy sinh bên cạnh việc duy tu bảo dưỡng, chăm sóc nhà vệ sinh chính là kinh phí thực hiện.
"Hiện tại ở trường chúng tôi có 20 nhân viên vệ sinh, tất cả đều được tập huấn nghiệp vụ chuyên nghiệp để đảm bảo các khu vực trong trường, bao gồm nhà vệ sinh luôn được sạch đẹp. Nhân công tiến hành lau dọn nhà vệ sinh thường xuyên để đảm bảo luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Vì vậy, tại trường Marie Curie, nhà vệ sinh luôn là "điểm đến" thú vị của học sinh, bằng chứng chính là câu nói truyền tai qua nhiều thế hệ học sinh: "Thích nhất ở trường Marie Curie là nhà vệ sinh, thứ nhì là thầy Khang", vị hiệu trưởng tự hào chia sẻ.
Công việc của một nhân viên vệ sinh tại trường Marie Curie sẽ bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc vào 6 giờ tối (có thời gian nghỉ trưa). Các công việc chính bao gồm: lau dọn hành lang, lớp học, nhà vệ sinh,... Công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục trong suốt một ngày. (Ảnh chụp nhân viên vệ sinh trường Marie Curie đang làm việc - Ảnh: Doãn Nhàn)
Cô Phạm Thị Hiền - Tổ trưởng tổ vệ sinh cho biết không gian nhà vệ sinh, các hành lang, lớp học luôn được duy trì sạch sẽ do có đội ngũ nhân viên vệ sinh lau dọn thường xuyên. "Tôi yêu và gắn bó với công việc của mình vì làm sạch cho mọi người là niềm vui, niềm hạnh phúc; hơn nữa công việc này cũng phù hợp với sức khỏe hiện tại của tôi, mức lương cũng ổn định nên tôi đã gắn bó với ngôi trường này từ khi mới thành lập cho đến bây giờ", cô Hiền tâm sự. Ảnh: Doãn Nhàn
Cũng theo thầy Khang, để giữ được không gian sạch đẹp, chúng ta đòi hỏi ở đội ngũ nhân viên lau dọn là sự chuyên nghiệp, có qua đào tạo, vậy đồng thời cũng cần đảm bảo cơ chế tiền lương hợp lý để họ yên tâm làm việc.
Kinh phí vận hành nhà vệ sinh tại các trường tư thục là vấn đề dễ dàng giải quyết hơn khi các trường được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ. Trong khi đó, tại các trường công lập, kinh phí vận hành phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, do đó hạn hẹp về kinh phí, theo thầy Khang là nguyên nhân chính khiến nhà vệ sinh xuống cấp và trở thành thảm họa.
"Kinh phí nhà nước có phần hạn chế thì người dân cần chia sẻ với nhà trường. Xây dựng cơ chế thu chi rõ ràng, sòng phẳng để có kinh phí vận hành công tác duy tu bảo dưỡng, chăm sóc thường xuyên, có như vậy nhà vệ sinh mới luôn sạch sẽ được".
Hiện nay tại trường công, biên chế dành cho nhân công vệ sinh chỉ khoảng từ 1-2 người, trong khi đó khối lượng công việc dọn dẹp rất lớn, không chỉ là khu vực nhà vệ sinh. Do vậy rất khó đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối.
Hơn nữa, nhà vệ sinh trường học có một đặc điểm riêng là tần suất sử dụng cao trong cùng một thời điểm, vì vậy rất dễ dẫn tới quá tải nhà vệ sinh. Số lượng nhân công vệ sinh không đảm bảo thì rất khó để giữ được nhà vệ sinh luôn sạch đẹp.
Bồn rửa tay tại trường Marie Curie, Hà Nội Ảnh: Doãn Nhàn
Khu vực nhà vệ sinh nữ của trường Marie Curie. Ảnh: Doãn Nhàn
Khu vực nhà vệ sinh nam của trường Marie Curie. Ảnh: Doãn Nhàn
Theo thầy Khang, việc không có kinh phí sẽ dẫn đến nhiều trường không đủ nhân lực, không đủ tiền thuê nhân viên, nhà vệ sinh không có tiền bảo trì, không có tiền mua giấy vệ sinh... từ đó dẫn tới thực trạng nhà vệ sinh xuống cấp và dần trở thành "thảm họa" với các em học sinh. Vì vậy, vị hiệu trưởng trường Marie Curie nhấn mạnh cần tạo cơ chế để giải quyết vấn đề kinh phí vận hành nhà vệ sinh ở trường học.
Hiệu trưởng dùng 'bài hịch' dí dỏm để khích lệ học trò Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã dùng cách viết một bài hịch để nhắn nhủ các học sinh những bài học về tình người qua chính các hoạt động vì cộng đồng của trường. Dưới đây là diễn văn của thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) tại lễ khai giảng năm học...