350 dịch vụ y tế sẽ tăng giá ngay trong năm nay
Trong năm 2011-2012, 350 dịch vụ dịch vụ y tế có thể tăng giá. Bộ Y tế khẳng định, sự tăng này là tất yếu. Nếu không tăng, cơ sở y tế sẽ không thể tồn tại và sự tăng này không ảnh hưởng nhiều đến 53 triệu người có thẻ BHYT.
Tại buổi họp giao ban báo chí Trung ương chiều 13/9, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế, trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định về vấn đề này. Những dịch vụ dự tính tăng gồm giá khám – chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh và giá các dịch vụ kỹ thuật…
Tăng giá cao nhất là 10 lần
Ông Trần Đức Long khẳng định, hiện mức thu viện phí quá thấp so với tình hình thực tế.
Cụ thể, ngân sách nhà nước cáp cho giường bệnh 40 – 50 triệu đồng/năm thì chi phí một phần viện phí chỉ bằng 30 – 50% chi phí trực tiếp tính theo thời gian năm 1995. Đến nay giá tất cả các nguyên liệu như xăng, dầu, vật tư tiêu hao đều tăng 5 – 6 lần, lương tối thiểu tăng 6,9 lần tính đến 5/2011… nếu không tăng viện phí thì các cơ sở y tế không thể tồn tại được.
Ví dụ sử dụng kiêm tiêm, chỉ khâu trong phẫu thuật tính giá trước kia là 1.000 đ/1 sợi chỉ thì nay tăng 45 – 70.000 đồng/1 sợi.
Giá dịch vụ trước đây được xây dựng trên cơ sở thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương pháp thủ công, nay thực hiện trên các thiết bị hiện đại tiên tiến, tự động. Nhất là các xét nghiệm chiếu, chụp và vật tư tiêu hao hóa chất đi kèm rất tốn kém vì giá cả các loại này rất đắt. Ví dụ với cắt amidan, trước đây chỉ 20.000-40.000 đồng, do kỹ thuật đơn giản dễ có khả năng gây tai biến cho bệnh nhân, còn hiện nay hầu hết bệnh viện phải sử dụng kỹ thuật gây mê với tổng chi phí khoảng 600.000-700.000 đồng/ca…
Bộ Y tế cho rằng, điều chỉnh giá 350 dịch vụ y tế lần này không tác động nhiều đến 60% dân số. Ảnh minh họa: H.Hải
Vì thế, tới đây, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh tăng giá 350 (trong tổng số khoảng 3.000) dịch vụ y tế. Cụ thể, có 220 dịch vụ, kỹ thuật dự định sẽ tăng 2-2,5 lần là các dịch vụ không thường xuyên và thường rơi vào nhóm các dịch vụ y học dân tộc, châm cứu… ; khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần.
Video đang HOT
Bộ Y tế cho rằng, giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định từ năm 1995 chỉ từ 500-3.000 đồng/lần khám đến nay không đủ để mua găng tay, khẩu trang trong khi còn nhiều chi phí trực tiếp khác như vật tư, điện, nước, dụng cụ. Vì thế, trên cơ sở tính toán chi phí hiện nay, Bộ Y tế đề xuất mức điều chỉnh từ 6.000-25.000 đồng tùy theo từng hạng bệnh viện, từng chuyên khoa sẽ có mức phù hợp.
Đối với giường điều trị nội trú quy định tại thông tư ban hành năm 1995 chỉ từ 4.000-18.000 đồng, trong khi đó chỉ tính riêng tiền xử lý chất thải cho 1 giường bệnh trong 1 ngày đã vào khoảng 10.000-17.000, tiền điện, nước vệ sinh cũng khoảng 10.000 đồng/ngày, đó là chưa kể nếu phòng có điều hòa thì chi phí cao hơn nhiều.
Không tác động tới phần lớn người dân
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này không làm ảnh hưởng đến việc chi trả tiền thuốc và vật tư thay thế trong gói chi phí mà người bệnh và cơ quan BHYT phải chi trả. Chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang được thực hiện, trong đó có khám bệnh và ngày giường điều trị nên dự báo mức tăng không nhiều so với tổng số tiền viện phí hiện nayh.
Vì thế, việc điều chỉnh lần này không làm ảnh hưởng đến 53 triệu người có thẻ BHYT (62% dân số) gồm người làm công ăn lương, đối tượng hưu trí, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi. Vì chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Đối với người thuộc hộ cận nghèo và nông dân, theo lộ trình thực hiện Luật BHYT, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT (đang đề nghị nâng mức hỗ trợ 50- 60%) để đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Bộ Y tế cho rằng, nếu tham gia BHYT, về cơ bản các đối tượng này không bị ảnh hưởng nhiều.
Còn với đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên, tuy giá dịch vụ y tế được điều chỉnh nhưng giá dịch vụ này so với các nước trong khu vực còn rất thấp, do vậy các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả.
Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2013 trở đi, khi Chính phủ ban hành nghị định, thực hiện tính đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám tại cơ sở khám chữa ban đầu.
Theo Dân Trí
Lúng túng xử lý tình trạng mượn thẻ BHYT
Tình trạng cho người nhà hoặc người quen mượn thẻ BHYT để khám chữa bệnh đang khiến các ngành chức năng hết sức đau đầu bởi chế tài xử phạt chưa rõ ràng trong khi hành vi này gây thất thoát lớn cho cho quỹ BHYT.
Dân cho mượn, cán bộ cũng cho mượn
Chỉ 6 tháng đầu năm 2011, cơ quan BHXH tỉnh Nghệ An phối hợp với BHXH thành phố Hà Nội phát hiện, tạm giữ 15 thẻ BHYT đang được sử dụng điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến TƯ. Số thẻ này được các bệnh nhân bỏ lại bệnh viện hoặc bị giữ khi phát hiện đối tượng sử dụng không phải là chủ thẻ. Hầu hết các đối tượng này đều sinh sống tại các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa.
Đơn cử như ông Trần Văn Thái (trú tại xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) cho ông Mai Cát Hải cùng quê mượn thẻ BHYT bà Vương Thị Phước (xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) cho bà Vương Thị Khuyên mượn bà Lô Thị Khánh (xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ) cho em dâu là Lô Thị Sâm mượn... Trong số những người cho mượn thẻ BHYT bị phát hiện và thu giữ còn có người là cán bộ xã như bà Hoàng Thị Lựu - cán bộ UBND xã Nghĩa Hành (Tân Kỳ, Nghệ A) cho chị gái là bà Hoàng Thị Thái mượn.
Một số đối tượng mượn thẻ BHYT của người khác đi điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương, khi bị phát hiện đã bỏ trốn, để lại thẻ tại bệnh viện. Điển hình là ông Vũ Xuân Hà (SN 1969, trú tại xóm Bắc Sơn, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế Tam Hợp đã cho người khác mượn thẻ BHYT để khám chữa bệnh tại Bệnh viện K (cơ sở 2) tại Hà Nội, bị phát hiện ngay từ khi làm thủ tục khám nên đối tượng này liền bỏ lại thẻ và bỏ trốn.
Đặc biệt có đối tượng mượn thẻ BHYT của người khác điều trị 3 đợt tại Bệnh viện TƯ quân đội 108 với chi phí do BHXH chi trả lên tới gần 23,5 triệu đồng. Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Minh (SN 1960, trú tại xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn) mượn thẻ BHYT của bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1965) trú cùng xã. Phải đến lần điều trị thứ 3 thì BHXH Hà Nội và bệnh viện mới phát hiện được. BHXH Hà Nội đã phối hợp với BHXH Nghệ An và bệnh viện lập biên bản thu hồi thẻ, yêu cầu bà Minh hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị đã được hưởng.
Bệnh nhân chờ lấy phiếu khám bệnh
Đây là những trường hợp vi phạm được phát hiện kịp thời nên đã không gây thiệt hại cho quỹ BHYT, còn những trường hợp không phát hiện được chắc chắn thiệt hại không phải ít.
"Có những trường hợp hai chị em ruột rất giống nhau, đối tượng đã mượn thẻ BHYT và cả CMND nếu chỉ căn cứ vào hình ảnh trên CMND thì không dễ gì phát hiện được. Hoặc có trường hợp mượn thẻ và không sử dụng chứng minh thư mà xin xác nhận của cơ quan công an xã có đóng dấu giáp lai trên ảnh vào một giấy tự khai mất chứng minh thư nhân dân mang tên của người có thẻ BHYT... gây không ít khó khăn cho giám định viên cơ quan BHXH và nhân viên y tế tại các bệnh viện. Mặt khác, lượng bệnh nhân đông trong khi số lượng giám định viên BHXH lại hạn chế, người có thẻ BHYT đăng ký thủ tục khám, nhưng đến khi vào phòng khám lại là người khác thì bác sỹ cũng không thể phát hiện được", một cán bộ giám định tại bệnh viện cho biết.
Thiếu chế tài xử lý
Hiện nay theo quy định của Luật BHYT, nếu xảy ra tình trạng mượn thẻ BHYT của người khác thì sẽ bị tạm giữ thẻ BHYT. Người mượn thẻ để điều trị phải bồi hoàn toàn bộ chi phí điều trị đã được cơ quan BHXH thanh toán.
Điểm 2 Điều 20, Chương III, Luật BHYT quy định:"Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật".
Điều 49, Chương IX: "Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Loan - Trưởng Phòng Giám định BHYT, BHXH tỉnh thì vấn đề này chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Ai sẽ có trách nhiệm xử lý vi phạm người vi phạm trong khi ngành BHXH chỉ có thẩm quyền lập biên bản và thu hồi và tạm giữ thẻ BHYT? Mặt khác, đối với người mượn thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh, ngoài việc phải bồi hoàn chi phí điều trị đã được BHXH thanh toán, đồng thời bị từ chối thanh toán chế độ BHYT thì lại không bị xử lý bằng hình thức nào khác. Với cách xử lý "giơ cao đánh khẽ" như thế rõ ràng không đủ răn đe đối với các trường hợp vi phạm.
Trước tình trạng số đối tượng sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám, chữa bệnh ngày càng tăng như hiện nay, BHXH Nghệ An đã có công văn gửi BHXH các huyện, thành, thị yêu cầu các giám định viên BHYT chủ trì phối hợp với cán bộ cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên kiểm tra thủ tục khám chữa bệnh BHYT chặt chẽ theo quy trình giám định BHYT nhằm ngăn chặn và sớm phát hiện các vi phạm trong việc sử dụng thẻ BHYT. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi cho người tham gia BHYT trong khám chữa bệnh Phối hợp kiểm tra, phát hiện và thông báo cho các địa phương nơi đối tượng cư trú những trường hợp vi phạm sử dụng thẻ BHYT, phối hợp thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT bị tẩy xóa, sửa chữa, sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh.
Đây chỉ là biện pháp tình thế bởi các đối tượng sử dụng thẻ BHYT của người khác ngày càng tinh vi vì vậy các giám định viên và cơ sở khám chữa bệnh rất khó khăn trong việc phát hiện vi phạm trong sử dụng thẻ BHYT.
Ông Nguyễn Xuân Loan cho biết thêm: "Hiện tại chúng tôi nhận được công văn của BHXH Việt Nam yêu cầu có biện pháp xử lý các đối tượng cho mượn thẻ BHYT để khám chữa bệnh nhưng vì chưa có chế tài xử lý cụ thể nên cũng chưa biết phải xử lý như thế nào. Chúng tôi đã đề nghị liên Bộ Y tế - Tài chính sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản, chế tài xử lý và hướng dẫn xử lý. Hơn nữa, phải ngăn chặn tình trạng sử dụng thẻ BHYT của người khác bằng cách sớm ban hành thẻ BHYT có ảnh".
Theo Dân Trí
Hàng trăm giáo viên bị "quên" phụ cấp Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng trăm giáo viên bị phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa "quên" trả các khoản phụ cấp với tổng số tiền 1,2 tỷ đồng. Để thu hút giáo viên (GV) lên giảng dạy tại các huyện, xã miền núi đặc biệt khó khăn, tháng 1.2000, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết...