35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Theo dõi VGT trên

Tháng 1/ 1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Quan hệ Việt – Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sacũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc - Hình 1

Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.

Ngày 3/11/1978, Việt – Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm – chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố “phải dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cuộc chiến 30 ngày

Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.

Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.

Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).

Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.

Video đang HOT

Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.

Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn kiên cường đã chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc - Hình 2

Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.

Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.

Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.

3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.

Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.

Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.

Ở Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.

Trung Quốc rút quân

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố “hoàn thành mục tiêu chiến tranh” và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.

Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.

Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” của quân Trung Quốc.

Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị thiệt mạng, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.

Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.

Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.

Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.

Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.

Theo VNE

Báo Mỹ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là động lực sau sự chuyển mình của VN

Tờ Huffington Post của Mỹ ngày 8/2 đăng bài viết của tác giả Daniel D. Veniez, phân tích con đường cải tổ đã qua và sắp tới của Việt Nam, cũng như vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với quá trình này.

Báo Mỹ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là động lực sau sự chuyển mình của VN - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh: The Korea Herald )

Dân trí xin giới thiệu bản dịch của bài viết.

Con đường đến với cải tổ luôn đầy những chướng ngại và chông gai. Người Việt Nam hiểu quá rõ những điều này. Họ đã phải trải nghiệm với tất cả.

Từ vị thế đã phát triển cao ở phương Tây, thật dễ để chúng ta có quyền thể hiện sự khó chịu với tiến trình đổi mới "chậm chạp" về cấu trúc và thể chế ở Việt Nam. Nhãn quan lịch sử chưa bao giờ định hình mạnh mẽ trong chúng ta.

Vài trăm năm qua đã diễn ra cuộc đấu tranh liên tục và đau đớn của người Việt Nam. Hàng triệu người đã chết và thương tật từ Chiến tranh Việt Nam. Di chứng tàn khốc của chất độc Da cam lấy đi cuộc sống của nhiều nạn nhân và gia đình họ cho đến tận hôm nay. Số tổn thất không thể lượng hóa được. Người Mỹ bỏ lại Saigon năm 1974 sau khi 95% cơ sở hạ tầng đã bị tàn phá. Một lỗ hổng quyền lực, một sự dàn xếp các tài khoản, bất ổn chính trị, và khủng hoảng di tản và chảy máu chất xám kéo dài thêm cả thập kỷ. Thậm chí trước "Cuộc chiến tranh chống Mỹ" như mọi người ở đây vẫn gọi, người Việt Nam chiến đấu một chuỗi liên tục các cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, và cả các xung đột biên giới với láng giềng, bao gồm Trung quốc.

Bất chấp lịch sử gần đây, người Việt là dân tộc ưa chuộng hòa bình với nền văn hóa trải qua hàng ngàn năm. Dù họ không bao giờ mong muốn chiến tranh, họ cũng không chịu khuất phục ai cả. Đây là điều thực sự đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của họ.

Khi ai đó đi qua các đường phố đô thị sôi động và các làng mạc yên bình nơi vùng quê, quá khứ đau buồn này có cảm giác như đã thành lịch sử cổ xưa. Việt Nam hôm nay đang bước đi vững chắc trong giai đoạn đổi mới nhất trong lịch sử lâu đời của mình. Vận mệnh của đất nước với 90 triệu dân này xem ra rất hoành tráng. Việt Nam đang diễn ra quá trình tái thiết về thể chế, lập pháp, kinh tế và văn hóa.

Trách nhiệm dẫn dắt đất nước này qua một hành trình chồng chất sự phức tạp đã đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lịch sử sẽ là người phán xét tối thượng về mức độ thành công của ông. Tuy nhiên, có ít ngờ vực rằng ông Dũng đang kẹt giữa những làn nước, với áp lực đến từ mọi hướng.

Giống như nhà cải cách vĩ đại của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình, định hình một nước Việt Nam hiện đại, tự tin, và thịnh vượng là sứ mệnh căn bản của ông Dũng.

Một năm sau khi được Quốc hội bầu vào vị trí Thủ tướng năm 2006, ông Dũng, một nhà cải cách, khi đó phải đối mặt với những tổn thương mà những chính sách kinh tế, xã hội đã gây ra và thách thức tốc độ phát triển. Ông đã mau chóng đưa Việt nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007, bản thân việc này là một thành công lớn lao. Mở rộng quan hệ thương mại với phương Tây, từng bước tự do hóa dần kinh tế, và dẫn dắt một nghị trình cải tổ trong nước, các chính sách của ông Dũng đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, năm 2005 GDP của Việt Nam là 699USD. Vào tháng 10/2013, IMF cho biết mức này đã tăng lên 1896USD, một sự tăng trưởng ngoạn mục đến 171%. Với sức tăng trưởng như vậy, lạm phát trở nên một mối đe dọa lớn, vào năm 2009 bùng phát lên đến 25%. Ông Dũng đã chỉ đạo cắt giảm chi tiêu và thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ. Hôm nay nó chỉ còn dưới 7%.

Vào giữa giai đoạn khủng hoảng toàn cầu 2009, ông Dũng đã duyệt một gói kích thích 8 tỷ đô la Mỹ cần thiết cho đầu tư hạ tầng cơ sở. Trong khi đấy chỉ là 1 phần cái mà Việt Nam cần, gói kích thích đã tạo nền tảng cho sự phục hồi đang diễn ra. Vào năm 2012 kinh tế Việt nam tăng trưởng 5,4% và GDP cán mức 141 tỷ đô la. GDP của đất nước này đạt tăng trưởng 5,42 vào năm 2013. Mặc dù mức đó không cao so với các quốc gia láng giềng, tin về tăng trưởng GDP của Việt nam khiến mọi người lạc quan, đặc biệt khi tính đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). CPI khi đó chỉ còn 6,04%, mức thấp nhất mà quốc gia này có được sau nhiều thập kỷ.

Khu vực Mekong, trong đó Việt nam có vai trò đầu tàu, đang tham gia vào một vành đai chiến lược về chế tạo cho các tập đoàn đa quốc gia, theo Eugenia Victorino, một nhà kinh tế đóng tại Singapore thuộc tập đoàn Ngân hàng ANZ. Tập đoàn Intel chẳng hạn, gần đây đầu tư hơn 1 tỷ đôla cho một nhà máy mới.

Bề ngoài, ông Dũng và các cộng sự phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Mặc dù trình độ học vấn đạt trên 93%, lực lượng lao động trẻ của Việt Nam cần rất nhiều đào tạo cho nền kinh tế của thế kỷ 21. Cùng lúc, các nhà lập chính sách phải đồng bộ các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện năng suất và hiệu năng lao động, hiện đại hóa thể chế quản lý, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, xây dựng hạ tầng quốc gia, và điều chỉnh bảng cân đối tài chính của các ngân hàng gặp rắc rối. Và đó mới chỉ là bắt đầu. Khi mà Trung quốc đang lên gân lên cốt để khẳng định vai trò một siêu cường khu vực, căng thẳng lại vừa gia tăng tại biển Đông

Những chỉ trích đối với Hà Nội đều tập trung vào tốc độ cải cách chậm chạp một cách khó chịu và hệ thống tham nhũng đang lan rộng. Đối với người ngoài cuộc, những tranh luận này không phải hoàn toàn không có lợi. Dù sao, bạn có thể hình dung Việt Nam làm sao có được ngày hôm nay nếu không có tài thao lược sắc sảo, quyết tâm kiên trì và thái độ quyết liệt-vững vàng để có được tương lai hòa bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Giống như khắp Á châu, tuần trước người Việt nam nghỉ đón năm mới âm lịch, thường được gọi là Tet. Khi đó người Việt nam thường hồi tưởng năm qua họ đã đi bao xa và đã đạt được tiến bộ gì. Và khi họ đặt ra cam kết cho tương lai chung của mình, họ cũng biết còn nhiều việc phải làm.

Theo Huffington Post

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI
22:51:26 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024
Phú bà này mua sẵn 99 món hồi môn toàn bằng vàng cho con gái từ khi con 2 tuổi
20:37:52 07/11/2024

Tin mới nhất

Điện Kremlin nhắc lại lời hứa của ông Trump về vấn đề hoà bình ở Ukraine

06:10:11 08/11/2024
Theo ông Lavrov, mặc dù mối quan hệ của giữa Liên bang Nga và Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhưng Washington vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn quan hệ.

Fed hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm, chứng khoán Mỹ lại lập kỉ lục

05:41:23 08/11/2024
Thông báo sau cuộc họp cho thấy một vài sự thay đổi trong quan điểm của Fed về nền kinh tế, bao gồm cách Fed đánh giá nỗ lực hạ nhiệt lạm phát trong khi hỗ trợ thị trường lao động.

Hezbollah muốn Mỹ hành động và quyết định về nỗ lực chấm dứt chiến tranh

05:39:16 08/11/2024
Mỹ đã thể hiện một số nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc giao tranh giữa Israel và Hezbollah. Tuy nhiên, những nỗ lực ngoại giao của Mỹ, bao gồm đề xuất ngừng bắn trong 60 ngày, đã thất bại vào tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử Mỹ vừa qua.

Israel tăng cường pháo kích khắp Dải Gaza

05:34:53 08/11/2024
Người dân cho biết không có viện trợ nào đến được thành phố Jabalia, Beit Lahiya hay Beit Hanoun kể từ khi quân đội Israel tiến hành các chiến dịch mới vào ngày 5/10.

Tìm giảm pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm ở châu Á

05:33:05 08/11/2024
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, tỷ lệ sinh thấp là xu hướng chung trên toàn cầu. Các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đang trải qua tình trạng suy giảm đáng kể về tỷ lệ sinh.

Cuba tập trung khắc phục hậu quả của bão Rafael

05:30:35 08/11/2024
Theo đánh giá sơ bộ, bão Rafael đã gây thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền Tây Mayabeque, Artemisa và thủ đô La Habana.

Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Hàn Quốc

05:28:36 08/11/2024
Trong phiên thảo luận về chính trị - an ninh, các diễn giả đã nêu bật các vấn đề quỹ đạo tương lai của quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, tập trung vào mối quan hệ sau nâng cấp và tầm nhìn ASEAN sau năm 2025.

Vĩnh biệt nhà báo Madeleine Riffaud, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam

05:26:06 08/11/2024
Các bài báo, hình ảnh và phim tài liệu do bà thực hiện và được xuất bản tại Pháp đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống và chiến đấu dũng cảm của người dân Việt Nam trong giai đoạn từ 1965 đến 1973.

Liên hợp quốc tăng cường nỗ lực hướng tới giải pháp hòa bình tại Yemen

05:23:58 08/11/2024
Tuy nhiên, tình hình leo thang trong khu vực, bao gồm các cuộc tấn công của phong trào Houthi vào tàu buôn trên Biển Đỏ và các cuộc không kích trả đũa của Mỹ, đang đe dọa đến triển vọng hòa bình và ổn định của Yemen.

Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

05:20:06 08/11/2024
Theo các phương tiện truyền thông Đức, các đảng đối lập đã nhanh chóng yêu cầu ông Scholz tiến hành ngay lập tức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, sớm hơn nhiều so với kế hoạch của ông đưa ra là ngày 15/1.

'Kế hoạch hòa bình' tiềm năng của ông Trump cho xung đột Nga - Ukraine

05:18:49 08/11/2024
Kế hoạch cũng sẽ đóng băng tiền tuyến và cả hai bên sẽ đồng ý về một khu phi quân sự. Không rõ ai sẽ kiểm soát khu vực này, nhưng một cố vấn của ông Trump cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ không bao gồm quân đội Mỹ.

Trung Quốc và EU tham vấn chuyên sâu về thuế quan xe điện

05:15:27 08/11/2024
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, bà He Yongqian cho biết, nhóm kỹ thuật của EU đã đến Bắc Kinh vào ngày 2/11. Các cuộc tham vấn giữa hai bên tuân theo các nguyên tắc thực dụng và cân bằng .

Có thể bạn quan tâm

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ

Sao việt

06:35:02 08/11/2024
Xuất hiện tại buổi họp báo giới thiệu chương trình đại nhạc hội Người tình và Quê hương của Như Quỳnh, Hà Thanh Xuân thu hút nhiều sự chú ý.

Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"

Tv show

06:29:37 08/11/2024
Thời gian đó, cả TP.HCM dậy sóng vì tôi, vì nhân vật tôi đóng. Họ nói tôi đóng vai phản diện nhưng người ta thích quá , NSND Kim Xuân nói.

Nhà còn ít bột mì, đem nấu thế này được ngay món ăn sáng vừa ngon lại chất lượng

Ẩm thực

05:58:23 08/11/2024
Chỉ vài phút là bạn đã có bữa sáng thơm nức mũi, nóng hổi này để thưởng thức rồi. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"

Hậu trường phim

05:57:20 08/11/2024
Tại Đêm hội Weibo 2024 , Vương Sở Nhiên gây ấn tượng với chiếc đầm trắng tinh khiết, sang trọng và tinh tế. Trang phục này giúp tôn thêm nhan sắc vốn đã vô cùng xinh đẹp của mỹ nhân sinh năm 1999.

7 chi tiết ẩn ít ai biết của bom tấn The Substance: Chiếc đầm cuối phim hé lộ kết cục của nữ chính

Phim âu mỹ

05:56:32 08/11/2024
Trứng phục sinh hay những chi tiết ẩn ý được cài cắm vào siêu phẩm kinh dị The Substance đang khiến netizen rần rần.

Gập ghềnh con đường liên minh

05:09:29 08/11/2024
Kể từ đó, các đối tác trong chính phủ liên minh đã cố gắng nâng cao vị thế của mình bằng cách gây tổn hại lẫn nhau, tự ý công khai các đề xuất trước khi thảo luận và đạt được đồng thuận với các thành viên nội các.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

Sức khỏe

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Sự nghiệp thăng hoa của nữ ca sĩ đắt show nhất hiện nay, từng bước tiến đến danh xưng "Diva thế hệ mới" nhạc Việt

Nhạc việt

22:48:09 07/11/2024
Trải qua 14 năm, Uyên Linh chưa lần nào khiến người hâm mộ quên đi cái tên này khi cô vẫn đang ngày ngày tìm kiếm và mang đến những trải nghiệm âm nhạc mới mẻ cho khán giả.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.