34% GS, 53% PGS không có bài báo khoa học
Cả nước có thêm 1.226 giáo sư, phó giáo sư được xét duyệt năm 2017. Đây là con số kỷ lục khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu chất lượng giáo sư/phó giáo sư năm nay có tỉ lệ thuận với số lượng này?
GS Phạm Hoàng Hiệp được đánh giá cao khi có tới 37 bài được đăng trên tạp chí ISI/Scopus Ảnh: Phạm Phương
Thống kê cho thấy trong số 85 giáo sư (GS) được xét duyệt lần này, có 56 GS có bài báo đăng trên tạp chí ISI và Scopus với số lượng 924 bài, chiếm gần 66%. Tính trung bình 16,5 bài/GS. Như vậy, khoảng 34% GS được xét duyệt năm 2017 không có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nổi tiếng quốc tế.
Khoa học xã hội rất ít bài báo khoa học
Xét theo ngành thì các GS ngành khoa học tự nhiên có nhiều bài báo ISI/Scopus nhất. GS ngành toán, cũng là GS trẻ nhất năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp có tới 37 bài được đăng trên tạp chí ISI/Scopus. Ngành vật lý có 4 GS được xét duyệt thì có tới 192 bài trên tạp chí ISI/Scopus, trung bình mỗi GS ngành vật lý có 48 bài. Có 11/28 ngành có GS được phong lần này nhưng không có bài báo ISI/Scopus nào như các ngành tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục học, công nghệ thông tin, luật học.
Đối với phó giáo sư (PGS), trong số 1.141 người được xét duyệt, có 532 người có bài báo đăng trên các tạp chí nổi tiếng thế giới, chiếm 46,6%. Điều này đồng nghĩa với trên 53% PGS được xét duyệt năm nay không có bài báo khoa học trên các tạp chí ISI/Scopus. Cũng giống như việc xét duyệt GS, những ngành có ít bài báo khoa học chủ yếu thuộc các ngành khoa học xã hội. Ngành luật có 13 người được xét tặng PGS nhưng cũng không có bài báo nào đăng trên tạp chí ISI/Scopus; ngành ngôn ngữ học cả 22 người được xét duyệt PGS cũng không có bài báo trên ISI/Scopus nào. Ngành khoa học an ninh, khoa học quân sự có 93 người được xét đạt chuẩn PGS nhưng chỉ có 1 người có 1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Tương tự, ngành giáo dục học có 32 PGS nhưng chỉ 3 người có bài báo khoa học; ngành triết học – xã hội – chính trị học có 26 PGS được xét duyệt nhưng chỉ có 2 người có bài báo trên ISI/Scopus; ngành tâm lý học có 17 PGS, chỉ 2 người có 6 bài báo trên ISI/Scopus…
Trong khi đó, các PGS ở các ngành khoa học tự nhiên có số lượng bài báo ISI/Scopus rất cao như: ngành sinh học, PGS Nguyễn Quảng Trường có 160 bài; ngành vật lý, PGS Nguyễn Thị Hồng Vân có 153 bài, PGS Trần Đăng Thành cũng có tới 110 bài…
Video đang HOT
PGS-TS Ngô Tứ Thành, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng điệp khúc tăng đột biến vẫn tiếp tục diễn ra nếu giữ cách làm hiện nay. “Sẽ đến một lúc nào đó, tất cả giảng viên tiến sĩ (TS) đều trở thành PGS” – PGS Thành nêu quan điểm.
Cần một cuộc “thay máu”
Trong danh sách các GS/PGS được xét duyệt năm 2017, có nhiều người làm quan chức, không tham gia hoạt động giảng dạy. TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng thật khó gọi là GS khi anh không còn là thầy cô giảng dạy ĐH. Giá trị chân chính của GS là ở đào tạo, nghiên cứu và phát minh chứ không phải là quan chức của một cơ quan hành chính nào đó.
Theo PGS Ngô Tứ Thành, muốn “thay máu” GS/PGS thì phải có cuộc “thay máu” chính các thành viên trong hội đồng chức danh (HĐCD) GS từ cơ sở, ngành đến nhà nước. Thực tế, hiện nay không ít GS và thành viên các HĐCD GS ngành hiện nay không đạt tiêu chuẩn tác giả chính các bài báo quốc tế.
“Ở một số HĐCDGS ngành, có thành viên hội đồng không có công bố quốc tế ISI, không đủ tiêu chuẩn GS/PGS theo dự thảo mới, trong khi một số giảng viên TS là ứng viên PGS có thừa tiêu chuẩn công bố quốc tế” – PGS Thành cho hay. Ông Thành nhấn mạnh để “thay máu” GS/PGS theo xu hướng hội nhập, việc trước tiên là yêu cầu chọn các GS có công bố quốc tế là thành viên HĐCDGS. Muốn các GS/PGS có công bố quốc tế để đủ tiêu chuẩn trở thành thành viên HĐCDGS, ngoài nỗ lực tự phấn đấu của từng GS/PGS, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH cần tạo điều kiện về tinh thần và có những chính sách khuyến khích bằng tài chính cho các GS/PGS có công bố quốc tế. Những ngành nào chưa đủ GS có công bố quốc tế để thành lập HĐCDGS thì không nên tổ chức xét chức danh GS/PGS ngành đó. Chỉ khi nào có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ như trên mới hy vọng GS/PGS Việt Nam được “thay máu” và đáp ứng được kỳ vọng của người dân.
Tiêu chuẩn PGS thấp hơn tiến sĩ (!?)
Theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng và Thông tư 16/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để trở thành PGS, ứng viên không yêu cầu có công bố quốc tế mà chỉ cần có các bài báo khoa học tiếng Việt được quy đổi thành 6 điểm công trình khoa học. Trong khi đó, theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, đối với những nghiên cứu sinh được tuyển sau năm 2017, điều kiện để được bảo vệ luận án TS là: “đã công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 2 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện”. Với quy định này, tiêu chuẩn TS hiện cao hơn tiêu chuẩn PGS!
Theo NLĐ
VN thêm 1.200 giáo sư, phó giáo sư, lần đầu có giáo sư 35 tuổi
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam được công nhận là giáo sư Phạm Hoàng Hiệp - Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
ảnh minh họa
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố số lượng các tân giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được công nhận năm 2017. Theo đó năm 2017 Việt Nam có thêm hơn 1.200 tân giáo sư, phó giáo sư.
Trong đó tân giáo sư trẻ nhất được công nhận là GS Phạm Hoàng Hiệp - Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (sinh 1982) thuộc ngành toán học.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nằm trong danh sách tân giáo sư được công nhận năm 2017.
Theo Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 là một tài năng khoa học trẻ.
"Nếu tính số lượng công trình thì tân giáo sư trẻ nhất không phải là người sở hữu nhiều công trình khoa học nhất, nhưng chất lượng các công trình khoa học thì rất tốt, rất ấn tượng và nhiều công trình được đăng trên những tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế.
Hội đồng ngành toán luôn là một hội đồng chuẩn mực và khắt khe, những kết quả số phiếu công nhận chức danh giáo sư cho ứng viên này đạt 100% cũng đã nói lên được sự vinh danh dành cho tân giáo sư trẻ nhất là vô cùng xứng đáng", GS. TSKH Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, .
Trước đây, kỷ lục GS trẻ nhất Việt Nam cho đến hết năm 2016 là 37 tuổi.
Ứng viên PGS trẻ nhất năm 2017 là Đỗ Đức Thuận (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), 32 tuổi (sinh 1985), ngành toán học. Trước đó, PGS trẻ nhất Việt Nam cho đến hết năm 2016 là 28 tuổi.
Thống kê cho thấy số ứng viên năm nay có tuổi đời trung bình trẻ hơn các năm trước (GS là 55 và PGS là 45), năng lực tiếng Anh của các ứng viên cũng tốt hơn...
Theo GS Nhung, dự kiến từ năm 2019, việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo những quy định mới nhằm nâng cao chất lượng khoa học, đảm bảo hội nhập quốc tế.
Việc đánh giá các ứng viên cần xem trọng cả 3 lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, đào tạo và đóng góp cho xã hội. Vì vậy, các ứng viên tương lai cần lưu ý thành tích ở cả ba lĩnh vực này.
Không chỉ phụ thuộc vào công bố quốc tế, các ứng viên có thành tích trong đào tạo và có những đóng góp quan trọng đối với xã hội cũng sẽ được ghi nhận xứng đáng. Ngoài ra, các ứng viên tương lai cần chú trọng đầu tư đặc biệt vào ngoại ngữ, nhất là trình độ tiếng Anh.
Năm 2016, cả nước có thêm 702 người đạt chuẩn chức danh GS, PGS.
Theo TTO
Số phó giáo sư tăng vọt, vì đâu? Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố số lượng tân giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017. Trong đó đáng chú ý là số giáo sư, phó giáo sư tăng mạnh so với những năm trước. ảnh minh họa Cụ thể, năm 2017 tổng số ứng viên đạt phó giáo sư là 1.141 và 85 ứng...