325 thí sinh bỏ thi môn Ngữ văn vào lớp 10
Trong buổi sáng thi Ngữ văn ngày 8/6, 325 thí sinh bỏ thi, không em nào bị đình chỉ vì vi phạm quy chế. Chiều nay, thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội làm bài môn Toán.
Kết thúc buổi thi đầu tiên, ông Ngô Văn Chất – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết: 325 thí sinh bỏ thi môn Ngữ văn.
Một thí sinh bị tai nạn trước ngày thi, Hội đồng thi đã tạo điều kiện cho em làm bài trên giường bệnh.
Đó là em Đào Kiều Khánh, học sinh THCS Tô Hoàng, thi tại điểm thi Trường THPT Trần Phú. Không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi.
Thí sinh chờ làm bài môn Ngữ văn sáng 8/6. Ảnh: Lê Hiếu.
Theo đánh giá của nhiều học sinh, đề thi năm nay không quá khó. “Câu nghị luận xã hội đề cập vấn đề khá quen thuộc – giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung các câu còn lại bám sát chương trình học”, Hồng Nhung, thí sinh tại điểm thi trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy), cho biết.
TS Phạm Hữu Cường – người có kinh nghiệm 20 năm giảng dạy môn Ngữ văn – cho rằng, đề thi năm 2016 tương đối hay, yêu cầu học sinh đáp ứng được kiến thức cơ bản và mở rộng, đảm bảo yêu cầu tuyển sinh vào lớp 10.
Yêu cầu của đề rõ ràng, mạch lạc, kích thích khả năng bày tỏ quan điểm của học sinh. Câu nghị luận nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ rất có giá trị. Đây là vấn đề thời sự, thế hệ trẻ quan tâm.
Với câu hỏi này, nhiều học sinh có thể nêu các vấn đề như “cuồng Kpop” hay trào lưu Hậu duệ Mặt trời. Tuy nhiên, dù đặt ra vấn đề nào đi chăng nữa, học sinh cũng phải nêu rõ ý, tiếp thu được truyền thống văn hóa nước ngoài làm giàu cho truyền thống văn hóa dân tộc.
Video đang HOT
Đề thi có cấu trúc cân đối bao gồm cả câu dễ và khó, sẽ phân loại tốt học sinh. Dự đoán phổ điểm của đề thi là 7-8 điểm.
Kỳ thi vào lớp 10 diễn ta từ ngày 8 – 10/6 tại Hà Nội và 11 – 12/6 tại TP HCM. Học sinh thi hệ không chuyên làm bài thi môn Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ.
Theo số liệu thống kê mới nhất, năm nay, 67.500 học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội. Trong đó, 53.000 em thi vào hệ công lập và 14.500 em ngoài công lập. Tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên là 8.150 học sinh, trường trung cấp chuyên nghiệp 5.850 em.
Hà Nội huy động hơn 9.000 giám thị tham gia công tác coi thi vào lớp 10.
Theo Zing
Sáng kiến sơ đồ hóa phần tổng kết bài học môn Ngữ văn
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy truyền thống, cô Trần Thị Liễu, Ngô Thị Thu Hiền - Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) đã đầu tư công sức và trí tuệ để xây dựng sáng kiến sơ đồ hóa phần tổng kết bài học môn Ngữ văn
Chùm sơ đồ làm mới cách tổng kết bài học
Cô Trần Thị Liễu, Ngô Thị Thu Hiền giới thiệu thiết kế cụ thể các sơ đồ cho chùm 8 bài học văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11, cụ thể như sau:
Với những sơ đồ trên, phần tổng kết bài học sẽ được sơ đồ hoá, điều đó sẽ hiển thị liên kết giữa các phần của bài học một cách rõ ràng, cung cấp thêm một số cách thức tổng kết bài học tránh rập khuôn, nhàm chán.
Cách thức sử dụng các sơ đồ đã thiết kế
Trong thời gian từ 2 đến 3 phút, với sự hỗ trợ của máy chiếu, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để hướng dẫn học sinh tổng kết bài học theo một số cách thức khác nhau.
Điều này sẽ tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho bài học, tạo hứng thú, sự tích cực cho học sinh. Học sinh vừa nắm được những ý cơ bản, lại vừa có thể phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết của mình để tự mình hoàn thiện bài học. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một vài cách thức.
Cách thứ nhất, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống ngẫu nhiên một số ô để học sinh tự hoàn thành.
Ví dụ, đối với phần Tổng kết bài "Vào phủ chúa Trịnh", giáo viên đưa ra sơ đồ sau và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Sau đó giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự chữa vào vở.
Cách thứ hai, giáo viên bỏ trống có hệ thống các phần của sơ đồ để học sinh hoàn thành.
Ví dụ: Đối với phần Tổng kết bài học "Câu cá mùa thu", giáo viên đưa ra sơ đồ sau (bao gồm các ý lớn, bỏ trống toàn bộ ý nhỏ) và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự sửa và bổ sung:
Cách thứ ba, giáo viên đưa ra mô hình sơ đồ và toàn bộ nội dung cần tổng kết, sau đó yêu cầu học sinh xếp các nội dung đó vào các ô tương ứng.
Cách thứ tư, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống từ ngữ trong các ô và yêu cầu học sinh hoàn thành.
Cách thứ năm, giáo viên đưa ra sơ đồ và hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ.
Giáo viên có thể căn cứ theo tình hình lớp học, đối tượng học sinh, thời lượng bài học và những điều kiện thực tế khác để áp dụng phù hợp đối với giờ học, mang lại hiệu quả dạy và học cao hơn. Giáo viên cũng có thể trên cơ sở sơ đồ đã có, thiết kế thêm nhiều cách thức sử dụng khác để phục vụ cho bài học
Không chỉ phục vụ cho phần Tổng kết bài học trên lớp, phần sơ đồ còn là một gợi ý để học sinh học bài ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chi tiết hoá phần sơ đồ, triển khai các ý cấp độ thấp hơn theo hướng lập bản đồ tư duy.
Kết hợp bài học đã được học ở trên lớp với bản đồ tư duy tự hoàn thành ở nhà, học sinh sẽ có thể hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn.
Theo Theo Giáo Dục Thời Đại
Bài thơ 'Nam quốc sơn hà' có 35 dị bản TS Phạm Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ với Zing.vn bài viết quanh việc cộng đồng mạng tranh luận bản dịch khác của bài thơ "Nam quốc sơn hà" trong SGK Ngữ văn lớp 7. "Nam quốc sơn hà" không phải của Lý Thường Kiệt Trong khoảng 10 năm trước, PGS Bùi Duy Tân là một trong những người...