32 tuổi, chồng tôi bỗng đòi lập di chúc
Lập di chúc là chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống, nhưng có thể sẽ bất ngờ nếu người bên cạnh làm việc đó quá sớm.
Tôi 31 tuổi, còn chồng 32. Chúng tôi yêu nhau hơn 8 năm mới cưới, sống hạnh phúc và có 2 con. Vợ chồng tôi đều rất quý trọng sức khỏe và gia đình nên hàng năm đều đi khám định kỳ hai lần và tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Đôi khi trái gió trở trời thì hắt hơi sổ mũi chứ chúng tôi hiếm khi phải vào bệnh viện.
Cách đây một tuần, chồng bỗng bàn với tôi chuyện lập di chúc sớm. Ban đầu tôi tưởng anh trêu nên nói: “Chúng mình có tài sản gì đâu mà di chúc”. Chồng tôi cũng cười nhưng không đùa mà nói một cách rất nghiêm túc “Không có rồi cố gắng làm việc sẽ có. Quan trọng là sau này con cái không tranh giành, trở mặt thành thù. Mà chúng mình cũng yên tâm, thanh thản khi được dặn dò người ở lại, được chuẩn bị mọi thứ trước khi nhắm mắt xuôi tay”. Không biết quan điểm của mọi người thế nào, nhưng tôi nghe thấy 2 từ “di chúc” là liên tưởng ngay tới cái chết, là sắp phải chia xa. Hay suy nghĩ, lại hơi duy tâm một chút, tôi rất lo lắng khi bỗng nhiên chồng nhắc đến chuyện này. Tôi còn có chút sợ hãi, sợ điềm chẳng lành…
Tôi hỏi chồng vì sao tự nhiên lại có chủ ý như vậy. Anh kể rằng hôm trước nghe thấy chuyện của một người bạn cũ. Mấy anh chị em không nhìn mặt nhau chỉ vì tranh giành căn nhà mà bố mẹ họ ở khi còn sống. Người bố bị tai biến, ra đi đột ngột khi chưa kịp nói cho ai căn nhà đó, còn người mẹ đã mất cách đây vài năm. Anh sợ cảnh “huynh đệ tương tàn” như vậy. Tôi cũng sợ như anh, nhưng tôi còn sợ hơn khi nghĩ tới việc chẳng may có chuyện gì đó xảy ra sau khi lập di chúc. Cứ nghĩ tới là tôi nổi da gà, lo lắng đến mất ăn mất ngủ mấy đêm nay. Liệu các anh chị ở đây, có ai cùng suy nghĩ với chồng tôi không?
35 tuổi tôi đã lập di chúc
Tôi mới 45 tuổi mà đã lập di chúc từ 10 năm trước. Hiện tại tôi rất khỏe mạnh, minh mẫn (khi lập di chúc, yếu tố minh mẫn là quan trọng nhất).
Tôi là phật tử nên còn thêm một bản phụ khi lâm chung dặn dò gia đình như thế nào nữa. Quan niệm của tôi là chỉ cần có một chút tài sản thì nên lập di chúc sớm, rồi sẽ thay đổi nếu tài sản đó tăng hoặc giảm (không cố định). Việc này tế nhị vì tùy quan niệm mỗi người.
Như bố mẹ tôi lại rất sợ nhắc đến di chúc, giống như bạn, họ không làm như tôi. Điều đó sẽ gây hệ lụy không tốt sau này, con cháu có thể tương tàn hoặc không bình đẳng, đùn đẩy nhau trách nhiệm. Tôi rất ủng hộ lập di chúc sớm, chồng bạn là người biết nhìn xa, tuy nhiên cách chia có công bằng hay không thì chưa thấy bạn chia sẻ, cái này cũng là yếu tố quan trọng nhất đấy nhé. "Nam nữ bình đẳng, trưởng thứ bình quyền", đó là câu thần chú.
Phụ nữ à, yêu thương cũng có giới hạn lương thiện cũng vừa đủ, đừng hi sinh quá nhiều Là phụ nữ đừng quá tốt cũng đừng quá hi sinh để rồi tự làm khổ mình. Bạn có thể thật lòng nhưng phải nhận lại được chân tình. Đừng để sự hi sinh và cố gắng của bản thân mình cho người khác xem nhẹ. Trong tình yêu, người ta có thể cho đi ắt được nhận lại, nhưng không phải ai...