32 học sinh ở Nghệ An được miễn thi THPT quốc gia 2017
Ngày 19/6, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết căn cứ quy chế thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017 của Bộ GD&ĐT, năm nay, Nghệ An có 32 học sinh được miễn thi THPT quốc gia.
Cụ thể, 8 thí sinh được miễn thi do thuộc đối tượng người khuyết tật nặng, 5 em được miễn bài thi môn Ngoại ngữ vì có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS. 19 thí sinh được miễn tất cả môn thi vì tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế năm 2017 và đội tuyển Pencak Silat trẻ quốc gia năm 2017.
Trong số các thí sinh được miễn thi, trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 20/32 học sinh.
Sở GD&ĐT Nghệ An gặp mặt khích lệ tinh thần các học sinh lên đường dự thi Olympic khu vực châu Á và quốc tế năm 2017. Ảnh: P.H.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An, cho biết mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã hoàn tất.
Ông nói thêm kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại cụm thi số 28 do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức có 61 điểm thi, 31.000 thí sinh dự thi. Trong đó, hơn 2.000 thí sinh tự do dự thi; 1.315 phòng thi.
Nghệ An huy động 4.200 người làm công tác phục vụ thi, trong đó có khoảng 2.600 người làm công tác giám thị.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông và các thành viên trong ban chỉ đạo thi kiểm tra tại trường THPT Nghi Lộc 5. Ảnh: Đặng Hải.
Video đang HOT
Theo Zing
Thanh tra Bộ GD&ĐT: Loại trừ những trường hợp 'khoanh bừa' đạt điểm 10
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia năm nay là có sự tham gia của cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Trao đổi với báo chí ngày 19/6, ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT - thông tin về một số vấn đề đảm bảo an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia.
Thanh tra không 'đánh úp'
- Thưa ông, kỳ thi THPT quốc gia đang đến gần. Thanh tra Bộ GD&ĐT có biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho kỳ thi quan trọng này?
- Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT chủ trương đi sâu vào quản lý thay vì chuyên môn, nghĩa là giúp lực lượng tham gia thi làm đúng trách nhiệm của mình theo quy chế. Bộ GD&ĐT chủ động tham mưu, vào cuộc và đã có 4 văn bản hướng dẫn 63 sở GD&ĐT tiến hành thanh tra.
Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT. Ảnh: X.T.
- Ở những kỳ thi trước, một số sự cố đáng tiếc vẫn xảy ra với cả giám thị và thí sinh. Từ kinh nghiệm làm công tác thanh tra thi, ông có lưu ý hay nhắc nhở gì?
- Tất cả kỳ thi đều phải thực hiện nghiêm túc, trung thực, khách quan và công bằng. Riêng kỳ thi THPT năm nay có một loại cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì, vừa xét tốt nghiệp vừa dùng xét tuyển đại học, cao đẳng. Vì vậy, từng thí sinh đã rất quan tâm đến quy chế thi.
Tuy nhiên, quá trình dự thi có hàng trăm nghìn thí sinh, vì lý do nhận thức hay sự cố có thể gây ra điều không mong muốn. Bộ GD&ĐT đã chú trọng tuyên truyền, tập huấn để thí sinh, giám thị hiểu được nhiệm vụ của mình.
- Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, thí sinh có thể mang thiết bị thu hình, thu âm nhưng không có chức năng phát để "giám sát" chính giám thị. Việc tưởng như vô hại này liệu có là cái cớ để thí sinh gian lận?
- Quy chế này của Bộ GD&ĐT đã được thực hiện từ hai năm trước. Năm nay, mỗi phòng thi có 24 thí sinh. Hai giám thị sẽ quan sát từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, cộng thêm vòng ngoài chặt chẽ sẽ giảm thiểu gian lận.
Nếu giám thị thực hiện tốt, thí sinh ghi hình lại cũng không có gì đáng lo ngại.
- Cơ chế hoạt động của bộ phận thanh tra của Bộ GD&ĐT như thế nào?
- Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, nhiều lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp nhằm đảm bảo sự công bằng và nghiêm túc cho tất cả thí sinh.
Đầu tiên, cán bộ giám sát hành lang sẽ kiểm soát tối đa 7 phòng. Họ có quyền giám sát việc làm của giám thị, có quyền kiến nghị thay đổi giám thị nếu không thực hiện đúng quy định.
Thanh tra sở GD&ĐT có nhiệm vụ quản lý điểm trưởng, giám thị, giám sát hành lang. Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ kiểm soát cấp sở, hội đồng thi, điểm trưởng, giám thị, giám sát hành lang.
Ở kỳ thi năm nay, Bộ GD&ĐT thành lập 10 đoàn thanh tra nhưng không đến từng điểm một mà sẽ tác động vào toàn bộ hệ thống trên 63 tỉnh thành. Đồng thời, thanh tra cấp bộ không nhằm trực tiếp xử lý trường hợp cụ thể, mà chỉ đạo việc làm đúng, chấn chỉnh việc làm chưa đúng.
- Việc thanh tra đột xuất được tiến hành như thế nào?
- Thanh tra đột xuất là đến các điểm không báo trước, không nhiều người biết, không "đánh úp" mà làm việc khách quan, đúng người, đúng việc.
Có thể nói thanh tra là "xuất kỳ bất ý" (tấn công nơi không phòng bị), tạo tâm lý ai cũng có cảm giác mình có thể bị thanh tra bất kỳ lúc nào.
Ngoài việc thanh tra đột xuất còn có đoàn thanh tra lưu động, vừa tổng hợp tình hình từ tất cả đoàn thanh tra khác, khi cần sẽ tỏa đi khắp nơi và báo cáo ban chỉ đạo xử lý.
Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao vào cuộc
- Ở kỳ thi THTP quốc gia 2016, một thí sinh ở Nghệ an đạt 10 điểm môn Vật lý, 0 điểm Toán. Thí sinh này nói là "khoanh bừa" đạt điểm 10 nhưng trường hợp vô lý này khiến dư luận lo ngại về sự công bằng. Việc thanh tra năm nay cần rút kinh nghiệm gì thưa ông?
- Sự việc nêu trên đã có kết quả từ phía công an được thực hiện theo đúng pháp luật và không hề suy diễn.
Không chỉ dư luận mà những bộ phận khác như làm đề thi, tổ chức thi năm nay đều làm việc để loại đi sự thiếu khách quan, thiếu công bằng đó.
- Ở kỳ thi THPT quốc gia năm nay, công tác thanh tra có gì mới?
- Về phòng chống công nghệ cao, năm nay, có sự tham gia của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc Tổng cục Cảnh sát (PC50).
Số điện thoại của thanh tra bộ cũng được công bố là: 0436231285, 0923006757.
Khi có tình huống bất thường và sau mỗi buổi thi, chánh thanh tra các sở báo cáo nhanh tình hình liên quan việc phản ánh, xử lý sai phạm, tiêu cực tại các điểm thi, báo cáo nhanh qua đường dây nóng.
Theo Zing
Đăng ký thi 9 môn THPT quốc gia để... tránh điểm liệt Nhiều thí sinh đã lựa chọn thi cả hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội để tăng "vận may" cho chính mình. Theo quy chế tuyển sinh 2017, thí sinh sẽ dự thi môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tự chọn Khoa học tự nhiên (Hóa, Lý, Sinh), Khoa học xã hội (Địa, Sử,...