32 doanh nghiệp vốn hóa tỉ ‘đô’ trên sàn chứng khoán
Hiện đã có 32 doanh nghiệp có vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Vingroup có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán
TIẾN HUY
Đây là con số theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nếu cách đây 5 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp có mức vốn hóa 1 tỉ USD thì đến nay con số này tăng lên gấp nhiều lần. Việc gia tăng này tương ứng khi quy mô thị trường cũng tăng mạnh.
Vốn hóa của thị trường chứng khoán năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017, tương ứng với 71,6% GDP của năm 2018 và vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020. Trong đó, dẫn đầu về vốn hóa là các ngành bất động sản đạt 848.000 tỉ đồng, ngân hàng đạt 756.000 tỉ đồng cùng thực phẩm và đồ uống đạt 679.000 tỉ đồng.
Tập đoàn Vingroup (VIC) đang dẫn đầu với mức vốn hóa khoảng 14,3 tỉ USD. Thứ hai là Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) có vốn hóa gần 13,4 tỉ USD. Sau đó là các doanh nghiệp như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) có mức vốn hóa tương đương 10,2 tỉ USD, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đạt vốn hóa hơn 9 tỉ USD, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có vốn hóa gần 8 tỉ USD…
Nhóm ngân hàng chiếm áp đảo về số lượng trong danh sách doanh nghiệp tỉ đô khi có tới 8 cái tên góp mặt, bao gồm Vietcombank , BIDV, Techcombank, Vietinbank, VPBank , MBBank, ACB và HDBank.
Video đang HOT
Cổ phiếu của các công ty vốn tỉ USD đều ở mức cao và hầu hết đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Ví dụ như VNM có giá 151.600 đồng/cổ phiếu, tăng 26,3%; VIC có giá 116.300 đồng/cổ phiếu, tăng 22% so với cuối năm 2018; VHM có giá 92.000 đồng/cổ phiếu, tăng 25,3%; VCB có giá 63.400 đồng/cổ phiếu, tăng 18,5%; ACV có giá 90.700 đồng/cổ phiếu, tăng 0,7%… Cao nhất là SAB của Tổng công ty cổ phần bia-rượi-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ở mức 247.800 đồng/cổ phiếu, nhưng giá này lại giảm gần 8% so với cuối năm vừa qua.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất có vốn hóa lớn nhưng cổ phiếu ở giá khá thấp
HIỂN CỪ
Tuy nhiên, vẫn có những cổ phiếu của doanh nghiệp tỉ đô luôn ì ạch ở nhóm giá như “penny-stocks”. Thấp nhất trong nhóm này là BSR của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn với giá 14.200 đồng/cổ phiếu. Kế tiếp là POW của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam với giá 16.400 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, góp mặt trong nhóm cổ phiếu giá thấp cũng đa số là các ngân hàng như VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có giá 21.500 đồng/cổ phiếu; MBB của Ngân hàng Quân Đội (MBBank) có giá 22.450 đồng/cổ phiếu; TCB của Ngân hàng Techcombank chỉ có giá 27.750 đồng/cổ phiếu; CTG của Vietinbank có giá 21.300 đồng/cổ phiếu…
Theo thanhnien.vn
Chứng khoán Việt 'rơi' xuống vùng giá thấp nhất một năm qua
Phiên sụt giảm mạnh thứ 2 đã khiến chỉ số lớn nhất của thị trường chứng khoán Việt VN-Index rơi xuống vùng dưới 880 điểm, thấp nhất trong hơn một năm trở lại đây.
Phiên giao dịch hôm nay (3/1) khép lại với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Chỉ số lớn nhất đại diện cho sàn HOSE, VN-Index tiếp tục có phiên đóng cửa giảm 13,53 điểm (1,52%) xuống 878,22 điểm. Đây cũng đã là vùng thấp nhất của chỉ số này trong hơn một năm trở lại đây kể từ lần gần nhất diễn ra vào tháng 11/2017.
Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, cả HNX-Index và UPCoM-Index cũng giảm mạnh lần lượt 2,09% và 1,17%.
Độ rộng trên hai sàn chứng khoán niêm yết nằm phần lớn về bên bán khi có tới 455 mã giảm giá và chỉ có 221 mã tăng giá. Riêng nhóm 30 cổ phiếu lớn trong rổ VN30, chỉ có một cổ phiếu giữ được giá tham chiếu còn lại 29 mã đều giảm điểm.
Ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch thứ 2 trong năm 2019, thị trường chứng khoán Việt đã xuất hiện lực bán rất lớn từ nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng và nhóm vốn hóa lớn.
Đi cùng với đó là mức thanh khoản khá thưa thớt cho thấy tâm lý thận trọng của đại bộ phận nhà đầu tư trong những phiên giao dịch đầu tiên của năm mới. Kết thúc ngày giao dịch hôm nay, tổng giá trị mua - bán toàn thị trường chỉ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HOSE chỉ đạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nơi từng thu hút rất nhiều dòng tiền của giới đầu tư nay lại trở thành những cổ phiếu bị bán không thương tiếc. Cổ phiếu Sabeco sau phiên giảm sàn hôm qua (2/1) đã tiếp tục giảm thêm 3.300 đồng (1,3%) trong hôm nay, đóng cửa ở mức 245.500 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, đây chưa phải lực kéo lớn nhất khiến VN-Index giảm mạnh trong ngày hôm nay. Theo đó, lực kéo thị trường xuống lớn nhất hôm nay đến từ cổ phiếu ngành ngân hàng khi 2 trong số 3 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung của thị trường đến từ nhóm này.
Cổ phiếu ngân hàng BIDV có phiên giảm mạnh 1.500 đồng (4,5%) về giá 32.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu nhà băng này. Tương tự, cổ phiếu PV Gas cũng giảm 2.100 đồng (2,4%) xuống 84.700 đồng cũng tác động tiêu cực lớn tới VN-Index. Cổ phiếu ngân hàng Vietinbank cũng chịu chung mức giảm của ngành với mức 4,7% mất giá so với giá mở cửa vào sáng nay.
Sau giai đoạn bùng nổ năm 2017, từ giữa năm 2018 đến nay, cổ phiếu nhóm ngân hàng liên tục giữ chiều hướng đi xuống và đây tiếp tục là nhóm giảm mạnh nhất trong phiên hôm nay. Hàng loạt những cái tên lớn đều giảm mạnh như MBBank giảm 4,4%; Sacombank giảm 4,3%; ACB giảm 3,8%; Lienvietpostbank giảm 2,2%; VPBank giảm 2,1%...
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như Thế giới Di động, PNJ, Vinamilk hay Vingroup cũng đều quay đầu giảm so với phiên trước.
Trước đó, các công ty chứng khoán cũng đưa ra khuyến nghị thận trọng cho nhà đầu tư giải ngân mới.
Công ty chứng khoán SHS cho rằng thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm và chưa rõ xu hướng nên khuyến nghị các nhà đầu tư thận trọng và đứng ngoài thị trường quan sát thay vì giao dịch ở hiện tại.
Công ty chứng khoán KB Việt Nam cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên tạm thời đóng các vị thế giao dịch ngắn hạn và chờ các cơ hội rõ nét hơn.
Điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay có lẽ đến từ khối ngoại khi nhóm này tiếp tục mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp tại thị trường Việt. Trong đó, giá trị mua ròng phiên hôm nay đạt 130 tỷ đồng. Riêng trên HOSE, khối ngoại đã có phiên mua ròng với 2,34 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 140 tỷ. Còn lại là giá trị mua ròng tại 2 sàn HNX và UPCoM.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Chứng khoán Việt Nam 'bốc hơi' 160.000 tỷ đồng, đại gia nào mất nhiều nhất? Trong phiên giao dịch "lịch sử", chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" 160.000 tỷ đồng, nhiều đại gia chứng kiến khối tài sản hao hụt rất mạnh. Phiên giao dịch 11/10 được coi là một trong những "ngày đen tối" của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index giảm 48,07 điểm, tương ứng 4,84% xuống 945,89 điểm. Vốn hóa thị...