300 trẻ mầm non làm đồ tái chế ủng hộ học trò vùng cao
Những sản phẩm handmade như bức tranh được tạo nên từ vỏ sò hay những chậu hoa làm từ vỏ hộp sữa,… đã được các em học sinh cùng thầy cô giáo kéo léo tạo ra bày bán tại “Hội chợ nghệ thuật”. Số tiền bán những sản phẩm này sẽ được ủng hộ học trò nghèo vùng cao.
Chiều 31/1, hơn 300 học sinh và phụ huynh cùng toàn thể giáo viên của trường mầm non Canada Maple Bear (114 Mai Hắc Đế, Hà Nội) tổ chức “Hội chợ nghệ thuật” quyên góp quỹ ủng hộ trẻ em nghèo cùng cao.
Những sản phẩm độc đáo.
Những sản phẩm hanmade như những bức tranh được tạo nên từ vỏ sò, những chậu hoa từ vỏ hộp sữa, hay những bức tranh được các em khéo léo tạo nên cùng các thầy cô giáo.
Video đang HOT
Hoạt động giúp trẻ phát huy tính sáng tạo trong cuộc sống.
Những chiếc bình hoa được làm bằng vỏ chai nhựa một cách khéo léo
… hay những bức tranh gắn vỏ sò.
Tất cả đều được các em học sinh cùng các thầy cô giáo làm.
Năm trước, tất cả số tiền bán sản phẩm được 17,6 triệu đồng đã dùng để mua đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo của trường mầm non Sín Chài, Lào Cai trong chương trình Cơm có thịt thuộc “Quỹ trò nghèo vùng cao”. Năm nay, “Hội chợ nghệ thuật” thu được 35 triệu đồng.
Theo TPO
Cuộc sống đẹp của cô giáo mầm non nhiễm HIV
Lây nhiễm HIV từ chồng, những ngày đầu cô giáo mầm non ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chết lặng, nghẹn ngào định tìm đến cái chết.
Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường, cô đã vượt lên chính mình, hàng ngày vẫn đến trường nuôi dạy trẻ và sinh hoạt trong câu lạc bộ người "có H" tuyên truyền mọi người phòng tránh căn bệnh thế kỷ...
Phút nghẹn lòng
Năm 2001, cô sinh viên Đỗ Thị Thu Hà (sinh năm 1980) tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Hà Tĩnh và được nhận về công tác tại Trường mầm non xã Sơn Kim 1. Trẻ trung, xinh đẹp, Hà được bao nhiêu chàng trai tìm đến chinh phục. Nhưng rồi cô chỉ phải lòng anh Nguyễn Tiến Tùng - một người lái xe ở huyện nhà. Ngày cô lên xe hoa, nhiều chàng trai ở cái xã biên giới này vẫn thầm tiếc nuối, thậm chí ghen tỵ.
Cô giáo Hà hăng say với các cháu nhỏ lớp học của mình.
Thời gian trôi trong hạnh phúc êm đềm, rồi Hà sinh được một bé gái. Lúc này, như ý thức hơn trách nhiệm với gia đình, người chồng càng chăm chỉ kiếm tiền để vun đắp tổ ấm. Nhưng chỉ sau đó vài năm, anh bắt đầu sao nhãng việc gia đình. Nhiều khi đi thâu đêm không về nhà. Vợ chồng bắt đầu nảy sinh lục đục. Một ngày, Hà phát hiện chồng mình dùng ma túy. Cô giật mình và cố bình tĩnh nhẹ nhàng khuyên bảo chồng. Nghe vợ, dần dần Tùng từ bỏ được chất nghiện đầy mê hoặc này.
Một ngày giữa năm 2005, bỗng nhiên Tùng bị tai nạn giao thông. Đưa anh đi cấp cứu, chị Hà chết lặng khi bác sĩ xét nghiệm máu và cho biết, bệnh nhân đã nhiễm HIV. Điều đó đồng nghĩa với việc bản thân cô đã bị lây nhiễm. Nghẹn đắng, Hà chẳng tha thiết gì cuộc sống này. Cô khóc nức nở và phải trải qua nhiều đêm trắng giằng xé giữa việc tìm đến cái chết hay tiếp tục sống. Cuối cùng, vì tình thương đối với đứa con thơ dại (chưa bị lây nhiễm HIV) mà Hà quyết định đối mặt với người đời, sống để nuôi con.
Sống đẹp với đời
Ngày biết mình bị bệnh, Hà đã viết đơn xin nghỉ dạy. Lãnh đạo nhà trường cũng bối rối chưa biết nên xử sự thế nào. Trong khi đó, chuyện "cô giáo như mẹ hiền" trên lớp của con bị nhiễm HIV khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ. Họ sợ con mình bị lây nhiễm từ cô giáo. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường đã gặp gỡ phụ huynh, giải thích căn bệnh thế kỷ tuy rất nguy hiểm nhưng lại chỉ lây qua đường máu và quan hệ tình dục nên sẽ không đáng ngại. Thấu hiểu được vấn đề và cũng chia sẻ với hoàn cảnh của cô giáo phải nuôi chồng bệnh, con thơ, nhiều phụ huynh đã chấp nhận để cô giáo Hà tiếp tục đứng lớp.
Rồi điều gì đến đã phải đến, 2 năm sau ngày phát hiện bị HIV, vật lộn với căn giai đoạn cuối, Tùng qua đời. Nén đau thương, Hà tìm niềm vui trên lớp với những đứa trẻ ngây thơ và chăm sóc đứa con dại của mình. Nhớ lại ngày cô Hà mới phát hiện bị HIV, cô Lê Thị Ngọc Hoa - Hiệu trưởng nhà trường - nói: "Khi đó, chúng tôi cũng rất đắn đo. Phân tích mọi tình hình và cuối cùng quyết định khuyên Hà ở lại trường tiếp tục công tác".
Được sống giữa sự cảm thông, chia sẻ của mọi người, cô giáo Hà càng ý thức được trách nhiệm của mình. Cô uống thuốc đều đặn để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Cô cũng chăm chỉ đọc sách, báo, những câu chuyện về các nhân vật vượt lên số phận để noi theo.
Bằng tình yêu thương, sự tận tình chăm sóc, dạy dỗ, xem học trò như con mình, cuối cùng cô giáo Hà cũng chiếm được tình cảm trìu mến của học sinh, sự trân trọng và cảm phục của các bậc phụ huynh. Cô cảm động cho biết, cứ mỗi dịp cuối năm tiễn một lớp mẫu giáo lớn lên lớp 1 là cô trò lưu luyến không muốn phải chia xa. Nhiều cháu đã ôm lấy cô khóc như ôm chính mẹ đẻ của mình.
Không chỉ chăm chút vào việc dạy dỗ, thương yêu các cháu, cô giáo Hà còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội. Hiện cô là chủ nhiệm CLB Sông lam xanh nơi tập hợp 25 chị em bị nhiễm HIV ở địa bàn xã Sơn Kim 1. Bằng nhận thức sâu sắc của mình, cô Hà đã hướng chị em đến một quan điểm sống lành mạnh, tránh không để căn bệnh thế kỷ này lây lan từ bản thân mình ra cộng đồng, xã hội.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, giờ con gái của cô Hà cũng đã học lớp 7. Khâm phục nghị lực của mẹ, cô bé rất chăm ngoan, học giỏi. Nhìn nhận cuộc sống từ bản thân mình, cô Hà tâm sự: "Chính sự cảm thông, chia sẻ của xã hội là một động lực rất lớn để tôi tiếp tục sống, sống có ý nghĩa và ý thức hơn về căn bệnh mình mắc phải để phòng tránh cho cộng đồng".
Theo Trần Tuấn/ Báo Lao động
Chuyện anh chàng quyết tâm thành thầy giáo mầm non Nữ làm được thì nam cũng làm được, chỉ cần yêu nghề, yêu trẻ thì mọi việc sẽ không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ". Đó là chia sẻ của nam giáo viên mầm non - thầy Lê Quốc Trí. Chuẩn men 100% Sinh năm 1988, thầy Trí là một nam giáo viên duy nhất của trường mầm non Họa Mi (thị...