30 ý tưởng được tôn vinh trong Ngày Phụ nữ sáng tạo Việt Nam 2013
Nhân ngày 20-10, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức Ngày Phụ nữ sáng tạo Việt Nam với chủ đề ” Nâng cao quyền và năng lực kinh tế của phụ nữ”.
Sau 6 tháng phát động, Ban tổ chức nhận được 219 ý tưởng sáng kiến và 130 công trình nghiên cứu sản phẩm sáng tạo của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế được ứng dụng thành công trong thực tiễn. Qua các vòng, Ban Tổ chức đã chọn ra được 30 ý tưởng sáng tạo và 38 sản phẩm sáng tạo tham dự sự kiện chính của Ngày Phụ nữ sáng tạo Việt Nam 2013.
Mỗi ý tưởng, mỗi công trình, mỗi sản phẩm sáng tạo là một câu chuyện dài gắn với 1 tập thể, 1 cá nhân. Trong đó chứa đựng tinh thần bền bị, sự đam mê sáng tạo của những người công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, quân nhân, có chị là khuyết tật, của hội LHPN các cấp, của các chị là phụ nữ dân tộc thiểu số, của các chị là phụ nữ có đạo.
Triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội khai mạc ngày 1-10 và kéo dài đến cuối tháng 10-2013.
Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ khai mạc Ngày Phụ nữ sáng tạo Việt Nam 2013:
Những cá nhân, tập thể được trao bằng khen cho sản phẩm sáng tạo
Những sản phẩm được làm từ vải vụn và giấy
Video đang HOT
Gian trưng bày sản phẩm làm từ tre dừa
Hướng đi mới của người khuyết tật
Gian trưng bày của Hội phụ nữ Hàn Quốc
Bát hoa làm bằng mài
Bảo vệ môi trường từ việc phân hủy rác đúng cách
Theo ANTD
IMF đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ Việt Nam
Tổng giám đốc IMF Christine Largarde tin tưởng với các biện pháp toàn diện như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua được những thách thức về kinh tế vĩ mô.
Tiếp Chủ tịch World Bank Jim Yong Kim và Tổng giám đốc điều hành World Bank Sri Mulyani Indra Wati chiều 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Ban lãnh đạo ngân hàng này đã nhất trí đưa Việt Nam vào danh sách các nước được tiếp tục duy trì nguồn vốn ưu đãi trong 3 năm (2014-2017) và việc WB đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục các nhà tài trợ để huy động nguồn vốn cho Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), làm cơ sở để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các nước vay IDA trong giai đoạn tới.
Thủ tướng khẳng định, vai trò ngày càng quan trọng của World Bank đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ giúp Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch WB, Jim Yong Kim và Tổng Giám đốc điều hành WB Sri Mulyani Indra Wati. Ảnh: Chinhphu.vn
Nhà lãnh đạo Việt Nam đề nghị World Bank tiếp tục ủng hộ nguồn IDA cho các quốc gia còn đang có khó khăn, trong đó Việt Nam, một trong những nước vừa thoát nghèo, cần tiếp tục được hỗ trợ để đạt kết quả bền vững. Ông khẳng định, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án do World Bank tài trợ.
Đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo, kiểm soát lạm phát, phát triển bền vững, Chủ tịch Jim Yong Kim khẳng định, sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong phát triển, và tiếp tục thực hiện các cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn IDA 2014 - 2017, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về vốn cho các dự án, tư vấn chính sách...
Tuy nhiên, lãnh đạo World Bank khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đồng thời giải ngân nhanh các nguồn vốn vay của World Bank.
Trả lời báo chí, Tổng giám đốc điều hành World Bank Sri Mulyani Indra Wati cho biết, Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong ổn định tỷ giá. Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để tiếp tục phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.
Bà Sri Mulyani Indra Wati khẳng định, World Bank sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về lĩnh vực pháp lý để nâng cao năng lực thể chế cũng như hỗ trợ về tài chính. Ngân hàng này đang hỗ trợ Việt Nam 8 tỷ USD qua nguồn vốn vay ưu đãi (IDA) và IBRD, nguồn hỗ trợ này đang phát huy tác dụng hết sức tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde. Ảnh: TTXVN.
Chiều cùng ngày, tiếp bà Christine Largarde, Tổng giám đốc IMF, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của IMF trong hệ thống tài chính tiền tệ toàn cầu, đặc biệt trong việc hỗ trợ các khu vực kinh tế chủ chốt vượt qua khủng hoảng và khó khăn những năm qua; ủng hộ những nỗ lực hiện tại của IMF trong việc cho vay hỗ trợ khủng hoảng, hỗ trợ các nước thu nhập thấp, cải cách công tác quản trị điều hành và nâng cao hiệu quả hoạt động của IMF.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam kiên định mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào cải cách doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị IMF tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để đưa ra các đánh giá, khuyến nghị chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tăng cường tư vấn, đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam.
Tổng giám đốc IMF Christine Largarde đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ Việt Nam trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, qua đó tạo nền tảng vĩ mô ổn định, vững chắc để góp phần thu hút mạnh hơn nữa các luồng vốn FDI nhằm giúp Việt Nam tiếp tục phát triển.
Bà Christine Largarde khuyến khích Việt Nam cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển hơn nữa khu vực tư nhân, tiếp tục cải cách khu vực tài chính và duy trì chính sách tiền tệ hiện tại, tăng hiệu quả và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cần huy động các nguồn lực khác nhau để phát triển kinh tế, đồng thời khẳng định IMF hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật; tin tưởng với các biện pháp toàn diện như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua được những thách thức về kinh tế vĩ mô.
Theo Chinhphu.vn
Nổ súng tại trạm CSGT: Lời kể nhân chứng Lời kể của nhân viên quán Karaoke, hoàn cảnh gia đình của đại úy Vinh và những hình ảnh về đám tang thiếu tá Sơn là một số thông tin mới nhất về vụ nổ súng tại trạm cảnh sát giao thông ở Đồng Nai. "Khoảng 15h30 ngày 22/9, một tốp khoảng 8 - 9 người đi vào quán hát, nhưng mới được...