30 tiện ích độc hại trên smartphone bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Guardio Labs đã phát hiện 30 tiện ích mở rộng độc hại với hơn 1 triệu lượt cài đặt.
30 tiện ích mở rộng độc hại bạn nên gỡ bỏ
Ngoài khả năng tải trang nhanh, Google Chrome, Microsoft Edge… còn nổi tiếng với kho tiện ích mở rộng (extension) phong phú, cho phép người dùng bổ sung hàng loạt tính năng mới nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn, đơn cử như dịch văn bản, kiểm tra chính tả, so sánh giá, chặn quảng cáo…
Tuy nhiên, không phải tất cả các tiện ích mở rộng đều an toàn.
Dưới đây là danh sách các tiện ích mở rộng độc hại bạn nên gỡ bỏ khỏi trình duyệt ngay lập tức:
- Action Colors
- Background Colors
- Power Colors
- More styles
- Nino Colors
- Change Color
- More Styles
- Dood Colors
- Super Colors
Video đang HOT
- Refrech color
- Mix Colors
- Imginfo
- Mega Colors
- WebPage Colors
- Get colors
- Hex colors
- What color
- Soft view
- Single Color
- Border colors
- Colors scale
- Colors mode
- Style flex
- Xer Colors
Hiện tại các tiện ích mở rộng độc hại đã bị xóa khỏi cửa hàng chính thức, tuy nhiên, chúng sẽ vẫn tồn tại trên trình duyệt nếu bạn đã lỡ cài đặt trước đó.
Nếu đang sử dụng Google Chrome (hoặc các trình duyệt sử dụng mã nguồn Chromium), bạn hãy gõ vào thanh địa chỉ dòng lệnh chrome://extensions và nhấn Enter (hoặc return), sau đó, nhấn Remove để gỡ bỏ.
Gỡ bỏ các tiện ích mở rộng trên trình duyệt. Ảnh: TIỂU MINH
Tương tự, đối với trình duyệt Microsoft Edge, người dùng chỉ cần nhấn vào biểu tượng ba chấm ở góc trên bên phải và chọn More tools – Extensions. Sau đó, nhấn vào biểu tượng thùng rác hoặc nút Remove tại các mục cần gỡ bỏ.
Khi hoàn tất, bạn hãy gõ vào thanh địa chỉ của trình duyệt dòng lệnh chrome://settings/privacy, sau đó nhấn Check now tại mục Safety check để kiểm tra lại toàn bộ trình duyệt.
Kiểm tra mức độ an toàn của trình duyệt bằng tính năng Safety check. Ảnh: TIỂU MINH
3 cách giúp bảo vệ an toàn khi sử dụng trình duyệt
- Đọc kĩ các quyền hạn mà tiện ích mở rộng yêu cầu.
- Cập nhật thiết bị và trình duyệt lên phiên bản mới nhất là cách đơn giản nhất để hạn chế bị tấn công.
- Kích hoạt xác thực 2 yếu tố sẽ giúp bạn bảo vệ tài khoản tốt hơn, bên cạnh việc đặt mật khẩu mạnh.
Theo thống kê của Atlas VPN, Google Chrome là trình duyệt dễ bị tấn công nhất năm 2022 với 303 lỗ hổng bảo mật.
Google Chrome cũng là trình duyệt duy nhất trong danh sách có các lỗ hổng mới được phát hiện trong tháng 10. Các lỗ hổng như CVE-2022-3318 , CVE-2022-3314 , CVE-2022-3311 , CVE-2022-3309 và CVE-2022-3307… đều có thể gây hỏng bộ nhớ, tuy nhiên, người dùng có thể nâng cấp trình duyệt lên phiên bản mới nhất để khắc phục.
Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ biết cách gỡ bỏ các tiện ích mở rộng độc hại, đồng thời chủ động bảo vệ thông tin cá nhân tốt hơn khi trực tuyến.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Xóa ngay những ứng dụng độc hại này trên Android
Mới đây, các chuyên gia của hãng bảo mật McAfee đã phát hiện 16 ứng dụng chứa phần mềm quảng cáo độc hại trên kho ứng dụng Play Store của Google.
Các chuyên gia của McAfee đã phát hiện một danh mục các phần mềm quảng cáo (adware). Những ứng dụng này có khả năng tải phần mềm quảng cáo trong chế độ nền, khiến người dùng bấm vào quảng cáo để tăng doanh thu cho các bên vận hành. Hậu quả do những ứng dụng này gây ra là khiến hiệu suất của thiết bị giảm, nhiệt độ tăng cao, pin nhanh hết và ngốn dữ liệu di động.
Danh sách các ứng dụng độc hại các chuyên gia của hãng bảo mật McAfee phát hiện bao gồm: High-Speed Camera, Smart Task Manager, Flashlight , 달력메모장, K-Dictionary, BusanBus, Quick Note, Currency Converter, Joycode, EzDica, Instagram Profile Downloader, Ez Notes, 손전등, 계산기.
Sau khi McAfee báo cáo với Google, tất cả 16 ứng dụng đều đã bị gỡ khỏi Play Store. Tuy nhiên, trước khi bị xóa, chúng đã có tổng cộng 20 triệu lượt tải về. Trong số đó, ứng dụng DxClean được tải về tới 5 triệu lượt và được đánh giá lên tới 4,1/5 sao.
Ứng dụng DxClean ngụy trang dưới vỏ bọc là một ứng dụng dọn dẹp và tối ưu hóa hệ thống của thiết bị, được mô tả là có khả năng phát hiện nguyên nhân làm chậm thế thống và ngăn chặn các quảng cáo gây phiền toái. Tuy nhiên, mục đích sử dụng thực tế của ứng dụng này lại hoàn toàn trái ngược.
Ứng dụng DxClean đã được tải về tới hơn 5 triệu lượt trước khi bị gỡ bỏ khỏi Play Store (Ảnh: McAfee)
Theo các chuyên gia của McAfee, sau khi người dùng tải về và cài đặt những ứng dụng này, chúng sẽ tải cấu hình từ một địa chỉ từ xa thông qua yêu cầu HTTP và đăng ký dịch vụ FCM Listener để nhận tin nhắn. Các tin nhắn này chứa hướng dẫn cho ứng dụng, khi chúng gửi đến điện thoại và đáp ứng một số điều kiện thì chức năng ngầm sẽ được kích hoạt, hoạt động âm thầm trong chế độ nền và giả mạo hành vi của người dùng, dẫn tới các trang web mà tin nhắn FCM chuyển tới.
Các chuyên gia cho biết, nạn nhân có thể chưa bao giờ tương tác với các trang web được mở và cũng không nhận ra những gì đang diễn ra trên điện thoại của mình. Để tránh bị phát hiện, những hoạt động mờ ám của ứng dụng sẽ không bắt đầu trong giờ đầu tiên sau khi tải mà chờ đến khi người dùng chủ động sử dụng thiết bị.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, có một số cách để phát hiện loại ứng dụng này trên thiết bị, đó là kiểm tra thời lượng pin và dung lượng dữ liệu di động. Nếu không dùng máy trong một khoảng thời gian mà pin của máy vẫn sụt mạnh và dữ liệu tiêu thụ tăng, rất có thể khả năng những ứng dụng độc hại là nguyên nhân.
Nếu lỡ tải về một trong những ứng dụng này, người dùng nên gỡ cài đặt ứng dụng ngay lập tức.
16 ứng dụng Android độc hại cần xóa ngay khỏi điện thoại của bạn Android là hệ điều hành điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi nhất trên hành tinh. Tuy nhiên, sự phổ biến tuyệt đối của điện thoại thông minh Android đã khiến chúng trở thành mục tiêu của nhiều loại virus và phần mềm độc hại. Trong nỗ lực hạn chế mối đe dọa này, Google đã giới thiệu một tính năng...