30 phút ‘nghỉ giải lao’ trong bếp của thầy giáo người Mông

Theo dõi VGT trên

Ngày nào cũng vậy, tranh thủ lúc học sinh nghỉ giữa giờ, thầy Giàng A Cầu lại ‘nghỉ giải lao’ bằng cách…vào bếp nấu bữa trưa cho học sinh của mình.

Điểm trường bản Pá Mỳ 3, (xã Pá Mỳ, Mường Nhé, Điện Biên) của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ nằm ngay cạnh con suối Nậm Nhé. Pá Mỳ là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Mường Nhé.

Giữa núi rừng trùng điệp của vùng cao Điện Biên, tiếng “ê, a” của học trò vang lên mỗi giờ học. Điểm trường này có 11 học sinh, được xây dựng bằng nhà ghép tạm do một tổ chức thiện nguyện hỗ trợ thực hiện. Phụ trách điểm trường là thầy giáo Giàng A Cầu (người dân tộc Mông, sinh năm 1996, quê ở huyện Tuần Giáo).

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 1

Điểm trường Pá Mỳ 3 của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ. Ảnh: LC

Khi chúng tôi đến thăm điểm trường cũng là lúc học sinh nghỉ giải lao giữa giờ 30 phút, thầy Cầu tất bật tiếp chúng tôi… trong bếp.

Luôn tay vừa làm, thầy Cầu vừa tâm sự: “Tôi nhận công tác được 3 năm, vào điểm trường Pá Mỳ 3 cũng đã được 2 năm. Tôi để con nhỏ ở quê nhà lên bản gieo chữ”.

Thầy Cầu ở điểm bản Pá Mỳ 3 phụ trách 2 lớp là lớp 1 và lớp 2, khi các em học sinh vào lớp 3 sẽ được chuyển về điểm trường trung tâm để học tập theo chế độ bán trú.

Dạy học sinh ở điểm trường bản, thầy Cầu kiêm luôn cả việc nấu ăn cho các em. Mỗi ngày, khi các em nghỉ giải lao, tranh thủ 30 phút giữa giờ, thầy Cầu sẽ chuẩn bị thức ăn, kết thúc buổi học sáng, sẽ là bữa cơm trưa rồi cho các em đi ngủ… Một mình thầy, vẫn đảm nhiệm đầy đủ các công việc để thực hiện chế độ bán trú ở điểm trường bản cho học sinh.

Khi được hỏi về lý do chọn nghề giáo, thầy Cầu chỉ cười và cho biết mình đến với nghề bằng chữ “duyên”, được lên vùng cao gieo chữ giống như một hạnh phúc với thầy. Vì trở thành thầy giáo là ước mơ từ thuở nhỏ, nghề dạy học của thầy giờ đây cũng góp phần giúp t.rẻ e.m đồng bào người Mông có cơ hội được học hành.

Trong bếp của thầy Cầu có 2 tấm lưới to, thầy bảo, lưới vừa mua: “Điểm trường ở cạnh suối, nên tôi sắm cái lưới để sau giờ dạy, tranh thủ xuống dưới suối kiếm con cá, để thầy trò cùng cải thiện bữa ăn. Ở đây muốn mua thực phẩm phải ra Nậm Kè xa nên tranh thủ tự kiếm thêm được gì tốt cái đó”.

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 2

Lớp học ghép của thầy giáo Giàng A Cầu. Ảnh: LC

Vừa tâm sự, tay thầy Cầu thoăn thoắt đ.ập trứng, thái rau để chuẩn bị bữa ăn cho học sinh.

“Cách đây chỉ đôi năm thôi, cả thầy và trò ở điểm trường bản này vất vả lắm. Nếu trời mưa, khi chưa có cầu, học sinh phải dùng bè vượt qua suối Nậm Nhé để đến trường. Nay cầu đã được xây, học sinh không phải đi bè qua suối nữa. Thế nhưng đường đến trường vẫn còn khó khăn lắm. Nắng thì bụi, mưa thì trơn trượt”, thầy Cầu vừa nấu ăn vừa tâm sự.

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 3

Trong lúc học sinh nghỉ giải lao, thầy Cầu tranh thủ xuống bếp nấu bữa trưa cho các em. Ảnh: LC

Bữa cơm nấu trong 30 phút nghỉ giữa giờ cho 11 học trò nhỏ được thầy Cầu chuẩn bị tươm tất, gọn gàng.

Đến giờ ăn trưa, thầy Cầu chia cơm cho học trò, sau khi học trò ăn xong, thầy lại nhanh tay dọn, rửa bát đĩa, rồi tranh thủ cho học trò đi ngủ…

Sau khi học trò đã ổn định vào giấc ngủ trưa, thầy Cầu mới bắt đầu bữa cơm của chính mình.

Video đang HOT

Thầy Phạm Xuân Tuyến – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ cho biết, các thầy, cô giáo vùng cao đi bản vừa có chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy, vừa kiêm luôn nấu ăn; vừa dạy học lại vừa trông trẻ.

Nói về đội ngũ các thầy, cô giáo người Mông đang công tác tại trường, thầy Hiệu trưởng Phạm Xuân Tuyến chia sẻ: có các thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số như thầy Cầu, việc dạy cho các học sinh đầu cấp có nhiều thuận lợi hơn, bởi các thầy, cô hiểu rõ ngôn ngữ của các em, qua đó nắm tâm lý học trò tốt hơn và việc truyền thụ kiến thức được thuận lợi.

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 4

Lưới bắt cá của thầy Cầu luôn có sẵn trong bếp, tranh thủ khi thời tiết thuận lợi, thầy sẽ xuống suối để bắt cá, cố gắng có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn của thầy và trò. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 5

Bữa ăn hôm nay của học trò sẽ có món trứng chiên. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 6

Tay nghề nấu bếp của thầy Giàng A Cầu không thua bất kỳ giáo viên nữ nào. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 7

Với những em học trò người Mông ở Pá Mỳ 3 những món thầy Cầu nấu đều rất ngon. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 8

Học trò háo hức đợi cơm thầy Cầu nấu trong giờ ăn trưa. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 9

Thấy cậu học trò nhỏ hôm nay ăn hơi kém so với mọi hôm, thầy Cầu ân cần hỏi nguyên nhân. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 10

Đợi học trò dùng bữa xong, thầy Cầu lại tất tả dọn rửa để học trò tranh thủ ngủ trưa. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 11

Thầy cô giáo vùng cao được mệnh danh là những người đa-di-năng với các công việc vừa giảng dạy vừa chăm sóc trẻ. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 12

Sau khi học trò dùng bữa xong, ổn định ngủ trưa, thầy Cầu mới dành thời gian cho riêng mình. Ảnh: LC

30 phút nghỉ giải lao trong bếp của thầy giáo người Mông - Hình 3

Với những thầy cô giáo cắm bản nhiều tận tụy như thầy Cầu, con chữ không bị “đứt, gãy” giữa muôn trùng khó khăn của miền biên viễn. Ảnh: LC

Bao nhiêu học sinh 14, 15 t.uổi có khả năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật?

Bài viết trao đổi với tác giả Trịnh Nguyễn Thanh Tâm một số vấn đề về cuộc thi khoa học kĩ thuật của học sinh phổ thông.

Trong bài viết "Thầy giáo có 6 năm hướng dẫn học sinh thi khoa học kĩ thuật trao đổi với tác giả Ánh Dương" của nhà giáo Trịnh Nguyễn Thanh Tâm (Hậu Giang) ngày 8/1/2022 được đăng tải trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, tác giả cho rằng, với bản thân học sinh, việc phát hiện ra một vấn đề thực tiễn là bước xác lập quan trọng trong mục tiêu giáo dục.

Tuy vậy, tôi không hoàn toàn đồng tình với luận điểm này cũng như một vài luận cứ mà tác giả nêu trong bài viết, xin có đôi lời chia sẻ thêm.

Đừng ép học sinh 14, 15 t.uổi thi khoa học kĩ thuật

Tôi đọc bài viết của tác giả Thanh Tâm phản biện một số luận điểm trong bài "Đừng ép học sinh phổ thông thành thiên tài qua cuộc thi khoa học kĩ thuật" ngày 6/1/2022 trên diễn đàn Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam thì cảm thấy rất vui vì được đồng nghiệp chia sẻ thêm về cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông.

Qua bài viết, tôi được biết tác giả Thanh Tâm là một độc giả trung thành của Tạp chí, đã từng có 06 năm hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật đạt thành tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi - lĩnh vực mà tôi yêu thích.

Nhân đây, tôi xin gửi lời chúc mừng đến tác giả đã hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải cao ở các cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật mà không phải người thầy nào cũng làm được với các em bậc trung học cơ sở - chỉ mới 14, 15 t.uổi.

Tôi cũng cảm ơn tác giả Thanh Tâm đã nhận xét bài viết của tôi có nhiều luận cứ, luận điểm rất chính xác khi đ.ánh giá về cuộc thi này cũng như mong muốn tôi có thêm những bài viết khác nữa nhằm góp thêm tiếng nói mang tính xây dựng cho ngành giáo dục.

"Hy vọng tác giả tiếp tục có những góc nhìn sâu sắc hơn nữa, phản biện mạnh mẽ hơn nữa để các cuộc thi trở nên có ý nghĩa, góp phần vào sự tiến bộ của giáo dục nước nhà", lời của tác giả khiến tôi cảm kích.

Tuy vậy, tôi không hoàn toàn đồng tình với luận điểm, "với bản thân học sinh, việc phát hiện ra một vấn đề thực tiễn là bước xác lập quan trọng trong mục tiêu giáo dục" cũng như một vài luận cứ mà tác giả nêu trong bài viết.

Bao nhiêu học sinh 14, 15 t.uổi có khả năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật? - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: Baothainguyen.vn

Thứ nhất, tôi đồng ý rằng, học sinh phát hiện ra một vấn đề thực tiễn không khó, cái khó là việc hiện thực hóa vấn đề thực tiễn đó như thế nào để ra được sản phẩm khoa học ứng dụng mới là điều đáng bàn.

Theo tác giả Thanh Tâm, "từ những phát hiện đó, qua quá trình làm việc cùng giáo viên hướng dẫn, học sinh sẽ có thêm nhiều kênh thông tin hỗ trợ để thu hẹp vấn đề nghiên cứu, được tiếp nhận các tài liệu nghiên cứu và đọc tài liệu theo khả năng hiểu biết của mình.

Việc này chúng ta càng nên khuyến khích học sinh thực hiện vì nó cũng là phương pháp chúng ta đang đổi mới về giáo dục hiện nay."

Về lí thuyết, tác giả Thanh Tâm nói không sai, nhưng liệu có bao nhiêu học sinh tự đọc được tài liệu nghiên cứu và bao nhiêu giáo viên thực sự hỗ trợ các em về vấn đề nghiên cứu hay thầy làm thay trò, trò chỉ xử lí vài ba công đoạn trong dự án cho có lệ?

Một số giáo viên ở các tỉnh thành trên cả nước chia sẻ với tôi rằng, rất nhiều dự án của học sinh đều có sự can thiệp của người hướng dẫn, thậm chí thầy làm thay cho trò vì học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa không đủ năng lực thực hiện.

"Nói là công trình nghiên cứu của học sinh cho oai chứ giáo viên còng lưng ra làm, học sinh chỉ việc học thuộc rồi diễn lại như diễn viên chuyên nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt, học sinh giỏi thực sự thì giáo viên mới đóng vai trò định hướng)", cô giáo P.H ở Đắk Lắk nói thẳng.

Cùng nhận định, cô T.P.M (Hà Nội) cho biết, có những cuộc thi khoa học kĩ thuật, học sinh chỉ học thuộc và diễn (trả lời phỏng vấn ban giám khảo - tác giả chú thích) còn thầy cô bạc cả đầu (tốn thời gian làm thay học sinh).

Còn thầy B.D.H. (Đắk Nông) trải lòng: "Có trải nghiệm, đặt chân vào cuộc thi khoa học kĩ thuật mới thấy, cuộc thi dành cho học sinh song thầy cô, nhà trường đầu tư nhiều quá, cũng vì thành tích, danh hiệu. Vậy nên, năm trước tôi và học sinh quyết định dừng cuộc thi dù dự án đã qua vòng sơ loại, cũng có chút tiếc nuối".

Tôi nhận thấy, những chia sẻ của thầy cô như đã dẫn là hoàn toàn có cơ sở. Điều tinh vi ở chỗ, nhiều dự án sau khi hoàn thành thì rất khó định lượng được bao nhiêu phần của thầy, bao nhiêu phần của trò vì chẳng để lại dấu vết gì.

Thứ hai, tác giả Thanh Tâm cho rằng tôi hơi quy chụp vội vàng khi khẳng định học sinh lớp 8, 9 không hiểu được khái niệm, lý thuyết để triển khai câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu; giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu.

Tác giả Thanh Tâm cũng thừa nhận, "những đơn vị khác không biết họ làm thế nào, nhưng riêng trường mình thì có thể chia sẻ quan điểm này theo quy trình 3 bước".

Quy trình 3 bước như tác giả đề cập thì cũng rất nhiều trường làm khi triển khai cho học sinh nghiên cứu khoa học. Ở đây, tôi chưa bàn đến việc triển khai nội dung thế nào (vì nó to tát lắm) mà chỉ nói đến một vài khía cạnh nhỏ hơn trong dự án, đó là: câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu; giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu.

Riêng phần giả thuyết khoa học, tôi vẫn khẳng định hầu như giáo viên viết thay cho học sinh (14, 15 t.uổi) cho dù nội dung này chỉ chiếm khoảng một-trăm-chữ.

Còn về phương pháp nghiên cứu, tôi không tin phần đông học sinh lớp 8, 9 có thể sử dụng phương pháp chuyên ngành, liên ngành để triển khai 04 dạng nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu mô tả; nghiên cứu giải thích; nghiên cứu tác động thực nghiệm và nghiên cứu dự đoán (cho dù phần nội dung có thể hiện phương pháp nghiên cứu).

Điều này tôi đã chứng minh qua bài viết "Đừng ép học sinh phổ thông thành thiên tài qua cuộc thi khoa học kĩ thuật", cụ thể:

"Muốn thực hiện dự án khoa học thì người thực hiện phải biết phương pháp nghiên cứu khoa học. Kể cả nhiều sinh viên khi làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp cũng chưa "sạch nước cản" về một số phương pháp nghiên cứu cơ bản, phải có giáo viên hướng dẫn chỉ thêm.

Chỉ đến bậc cao học người học mới được học môn học "Phương pháp nghiên cứu khoa học" tương đối bài bản. Vậy thì học sinh từ 14 đến 18 t.uổi lấy đâu ra phương pháp để nghiên cứu những đề tài ở tầm vĩ mô như: "nghiên cứu điều trị ung thư", "nghiên cứu điều khiển quá trình phân giải thuốc bọc chứa nano oxit sắt từ".

Ngoài ra, lĩnh vực mà tác giả Thanh Tâm hướng dẫn học sinh nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và hành vi, tương đối đơn giản hơn so với các 21 lĩnh vực khác.

Nhiều năm qua tôi cũng hướng dẫn học sinh nghiên cứu về lĩnh vực này, chẳng hạn khảo sát thực trạng làm thêm của học sinh trường X - đề xuất giải pháp, chỉ cần nói qua là các em bậc trung học phổ thông làm rất tốt.

Có thể khẳng định, học sinh chỉ mới 14, 15 t.uổi của nhà giáo Thanh Tâm rất khó để thực hiện nghiên cứu độc lập một số lĩnh vực như: Khoa học động vật; Kĩ thuật Y Sinh; Khoa học Thực vật; Y học chuyển dịch... ngoại trừ thần đồng hoặc được giáo viên làm thay (nhiều khâu).

Thưa tác giả Trịnh Nguyễn Thanh Tâm,

Chúng ta rất muốn học sinh thi khoa học kĩ thuật một cách ngay ngắn, tử tế, trung thực như những gì mà nhà giáo Thanh Tâm, bản thân tôi cũng như nhiều thầy cô khác đã và đang làm. Thế nhưng, vẫn còn đó những góc khuất của cuộc thi khi mà sân chơi khoa học của học sinh đã bị biến thành "sàn đấu" của không ít cá nhân, tổ chức phía sau.

Và chắc chắn tôi sẽ có thêm bài viết phân tích, mổ xẻ một số góc khuất của cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông ở những tuyến bài sắp tới.

Tác giả Thanh Tâm và bạn đọc có thể xem thêm bài viết "Học sinh thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, làm sao đừng bắt các em gian dối" của tác giả Cao Nguyên ngày 24/1/2021 trên diễn đàn của Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam để có thêm một góc nhìn về cuộc thi này.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Tăng Thanh Hà công khai cận dung mạo của con trai út
11:18:30 02/07/2024
Mang thai tới tuần 32, sản phụ ở Hải Phòng mới phát hiện mang tam thai tự nhiên hiếm gặp
11:31:18 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Việc cần làm để bệnh quai bị nhanh khỏi

Sức khỏe

17:15:07 02/07/2024
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Quai bị có thể gây nhiều biến chứng như viêm t.inh h.oàn, viêm buồng trứng, viêm não - màng não, viêm tụy, điếc tai.

BabyMonster lột xác trong MV mới 'FOREVER'

Nhạc quốc tế

17:02:38 02/07/2024
MV FOREVER được xem là cuộc thử nghiệm của BabyMonster với tạo hình cùng dòng nhạc mới lạ. Ca khúc nhanh chóng thu hút sự bàn tán từ fan Kpop.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 87: Hân ngượng chín mặt vì bị trêu 'muỗi đốt' cả đêm

Phim việt

17:02:12 02/07/2024
Đức Anh biết bị Quân trêu nhưng trước mặt bà nội không thể làm gì. Cậu cũng thể hiện rõ sự ngượng ngùng không kém gì Hân.

Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?

Sao việt

16:57:21 02/07/2024
Minh Hằng và chồng có 6 năm bên nhau trước khi quyết định về chung nhà, thời gian đầu cả hai đối mặt với không ít tranh cãi, sóng gió.

Phim rạp tháng 7/2024: Lần xuất hiện cuối cùng của Lee Sun Kyun trên màn ảnh rộng

Phim âu mỹ

16:56:36 02/07/2024
Sau scandal và cái c.hết làm chấn động dư luận, người hâm mộ sẽ gặp ảnh đế Lee Sun Kyun lần cuối cùng trên màn ảnh rộng qua Dự Án Mật: Thảm Họa Trên Cầu.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

Thế giới

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Hôm nay nấu gì: Thực đơn cơm tối dễ nấu, ngon miệng

Ẩm thực

16:44:43 02/07/2024
Thực đơn cơm tối dễ nấu, bữa tối không hề có món ăn nào cầu kỳ, thậm chí đơn giản lại gần gũi nhưng rất ngon miệng.

Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa

Góc tâm tình

16:30:40 02/07/2024
Nửa đêm thấy chồng ra ngoài nghe điện thoại tôi theo sau mà điếng hồn khi nghe: Em hạn chế gặp vợ anh đi. Biết thế anh để vợ ở nhà cho rồi, đi làm chi rồi để lộ chuyện thì toang, con của chúng ta không thể bị lộ được .

Free Fire Đại Chiến Quân Đoàn Mùa Hè 2024: Bình Dương Đại Hải lên ngôi

Mọt game

16:15:17 02/07/2024
Chủ đề 7 năm - Tự Hào Free Fire sẽ kỷ niệm cột mốc bảy năm của trò chơi, tôn vinh sự phổ biến và ảnh hưởng bền vững của nó trong thể loại game sinh tồn.

Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024: Đây là ngày tốt thực hiện các công việc như cưới hỏi, xây dựng, chuyển nhà, khai trương, cầu phúc, mai táng, cải mộ.

Trắc nghiệm

15:45:07 02/07/2024
Xem ngày lành tháng tốt 3/7/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 3/7/2024 là ngày tốt thực hiện các công v