30 năm vẫn không thể phân luồng học sinh
Nhiêu đai biêu đa nhân đinh như vây tai hội thảo “Tăng cường phân luồng học nghề sau trung học” do Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề) tổ chức sáng 22-1. Các đại biểu cho rằng đã hơn 30 năm vấn đề phân luồng được đặt ra với rất nhiều văn bản, chính sách được ban hành nhưng kết quả vẫn không như mong muốn.
Ảnh minh họa
Thực trạng đáng lo ngại là tỉ lệ người học nghề không nhiều, thậm chí nhiều nơi số học sinh theo học nghề còn giảm dần theo từng năm.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng này, đó là tâm lý chê làm thợ của xã hội, công tác tư vấn hướng nghiệp chưa tốt, chính sách cho người học nghề, vấn đề lương bổng, liên thông… còn nhiều bất cập nên chưa thu hút người học, tâm lý phải học ĐH.
Cac đai biêu cung đa đê xuât môt sô giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phân luồng học sinh sau trung học như tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo trường nghề…
Video đang HOT
Theo Tuoitre
Phân luồng kém hiệu quả gây thất nghiệp
Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định cần sớm thống nhất phương án, phương thức phân luồng học sinhsau trung học để không gây lãng phí nguồn nhân lực.
Sở GD-ĐT TP.HCM đang có phương án phân luồng học sinh từ lớp 9 theo mô hình 9 5 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tăng số người có bằng ĐH mà không có việc làm
Tại hội thảo "Tăng cường phân luồng học sinh nghề sau trung học" diễn ra ở TP.HCM sáng 22.1, do Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB-XH tổ chức, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận vấn đề phân luồng đang gặp khó khăn và kém hiệu quả.
Cách đây 3, 4 năm, chúng tôi đã thừa nhận rằng việc phân luồng học sinh đã sụp đổ _ GS Nguyễn Lộc _(Nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Bộ LĐ-TB-XH)
Giáo sư Nguyễn Lộc, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết: "Cách đây 3, 4 năm, chúng tôi đã thừa nhận rằng việc phân luồng học sinh đã sụp đổ". Theo ông Lộc, hiện nay việc phân luồng học sinh ở nhiều địa phương chỉ đạt từ 5 - 10%. Điển hình như tại TP.HCM, 4 năm trước số học sinh hết lớp 9 vào các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp chỉ đạt 6%. Đến năm 2013, con số này là 10%. Theo các chuyên gia, việc phân luồng kém hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nạn thất nghiệp. PGS-TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, dẫn số liệu chứng minh: Trong năm 2013 có 1 triệu lao động thất nghiệp, gần 49% trong số đó có độ tuổi từ 16 - 24, có khoảng 100.000 người có bằng ĐH nhưng vẫn thất nghiệp.
Nhiều chuyên gia nhận định việc phân luồng, hướng nghiệp dường như chỉ đổ trên đầu giáo viên các môn kỹ thuật, công nghệ mà những giáo viên này lại không được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, chương trình hướng nghiệp trong trường phổ thông hiện nay quá ít, mục tiêu hướng nghiệp chưa đầy đủ, học sinh học chỉ nhằm lấy điểm cộng vào kỳ thi tốt nghiệp. Các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp chưa hấp dẫn người học, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tổ chức quản lý phân luồng học sinh hiện cũng chưa thật sự khoa học, còn chồng chéo. Cả Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH cùng làm những công việc như nhau từ trung ương đến địa phương, thậm chí đến các cơ sở đào tạo.
Giải pháp 9 5
Đề xuất về giải pháp cho vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thanh cho rằng phải có một ban chỉ đạo phân luồng chung từ địa phương đến trung ương. Đồng tình với quan điểm này, Giáo sư Nguyễn Lộc nói: "Việc thành lập một ban chỉ đạo chung là hết sức cần thiết, vì có như vậy chúng ta mới có thể thống nhất trong triển khai, quản lý, đánh giá".
Ông Thanh cho biết ở TP.HCM có những địa phương làm rất tốt công tác phân luồng, điển hình là các quận 6, 8, Tân Phú... "Việc phân luồng phải triển khai đến từng khu phố, để rà soát, nắm từng trường hợp học sinh. Làm như vậy sẽ rất hiệu quả. Và chúng ta cũng nên có thi đua khen thưởng cho cấp cơ sở thực hiện phân luồng giống như việc phổ cập giáo dục mà hiện nay chúng ta đang làm rất hiệu quả", ông Thanh nói.
Nhiều chuyên gia cũng đề xuất giải pháp ngành giáo dục cần cho học sinh đến tham quan tại doanh nghiệp hoặc cho các học sinh có điều kiện tìm hiểu kỹ ngành nghề thay vì chỉ hướng dẫn, tư vấn trên lý thuyết.
Ông Phạm Ngọc Thanh cho biết Sở GD-ĐT TP.HCM đang làm một đề án phân luồng học sinh sau trung học, sẽ trình UBND TP.HCM vào thời gian tới. Theo đó, sẽ áp dụng mô hình 9 5. Có nghĩa là, sau khi học lớp 9, nếu các em không đủ điều kiện vào THPT thì có thể vào các trường có đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp để 5 năm sau có thể đạt bằng CĐ. Giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng 9 5 là mô hình của Nhật, nếu áp dụng được thì đúng xu thế phát triển chung.
Kinh nghiệm các nước
Mỹ: Mục tiêu cho giáo dục trung học khá rõ ràng, đó là: Giúp cho học sinh có những kiến thức tổng quát cần thiết để có thể tiếp tục học đại học Cung cấp cho những học sinh không có hoàn cảnh theo đuổi tới bậc đại học những kiến thức chuyên môn, kiến thức nghề, năng lực cần thiết để khi ra trường họ có thể kiếm được việc làm dễ dàng.
Pháp: Học sinh được phân ban theo chuyên ngành, do vậy, tùy vào chuyên ngành, học sinh sẽ lấy bằng tú tài khoa học, văn chương, đại cương và kỹ thuật. Cách thức này giúp học sinh định hướng rõ ràng cho bậc đại học hoặc có đủ kỹ năng đi làm việc sau khi tốt nghiệp phổ thông nếu không có năng lực về học vấn.
Theo TNO
Thi vào lớp 10 để phân luồng học sinh Học theo hình thức nào thì học sinh đều có thể thi tốt nghiệp THPT và có bằng nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Thời gian qua, ngoài thi tuyển lớp 10, TP.HCM còn áp dụng hình thức xét tuyển. Thế nhưng mới đây, UBND TP.HCM vừa cho phép Sở GD&ĐT TP.HCM thi tuyển vào lớp 10 tại tất cả trường THPT trên...