30 năm quan hệ thăng trầm Nga-Ukraine: Triển vọng nối lại quan hệ vẫn rộng cửa
Đại biện lâm thời Nga tại Ukraine Alexander Lukashik cho biết Moskva đã nhiều lần ra tuyên bố ở các cấp độ khác nhau về việc sẵn sàng nối lại đối thoại để khôi phục quan hệ toàn diện với Kiev.
Quan hệ song phương Nga – Ukraine được thiết lập cách đây 30 năm, vào ngày 14/2/1992. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước láng giềng vùng Đông Âu, vốn từng là một quốc gia duy nhất, trong ba thập kỷ qua đã chuyển từ trạng thái quan hệ sâu sắc sang đối đầu nghiêm trọng.
Khởi đầu đầy hứa hẹn
Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. Hai bên đã thiết lập cơ chế kiểm soát biên giới, phân chia Hạm đội Biển Đen và đề ra hợp tác quân sự-kỹ thuật. Và vào năm 1997, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine và Liên bang Nga.
Tại thời điểm đó, hai nước láng giềng tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, với kim ngạch song phương đạt con số khá cao vào thập niên 2000. Năm 2004, trao đổi thương mại giữa hai nước là 18 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với con số này năm 1999. Cùng với đó, quan hệ chính trị giữa hai nước vẫn khá gần gũi.
Người dân Moskva cầm cờ Nga và Ukraine tại một cuộc tuần hành trước sự kiện Crimea trưng cầu dân ý sáp nhập Nga năm 2014. Ảnh: AP
Bước ngoặt vào năm 2014
Cuộc chính biến năm 2014 ở Ukraine, được thực hiện với sự hậu thuẫn của phương Tây và chủ yếu do Washington đứng sau, đã dẫn đến bước thay đổi về mặt chính quyền và tạo ra bước ngoặt lớn trong quan hệ Nga – Ukraine. Vào ngày 23/2/2014, Nga tuyên bố rút Đại sứ Mikhail Zurabov khỏi Kiev. Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Ukraine đã trả đũa bằng cách rút đại sứ của mình khỏi Moskva.
Dưới sức ảnh hưởng từ phương Tây, chính quyền mới ở Ukraine đã đột ngột thay đổi hướng đi trong quan hệ với Nga. Ukraine cáo buộc Nga đã sáp nhập bất hợp pháp Crimea và can thiệp vào các sự kiện đòi độc lập ở vùng Donbass. Các nhà lãnh đạo mới của Ukraine cũng cáo buộc Nga là “quốc gia xâm lược”, đồng thời thúc đẩy chính sách chống lại Nga ở tất cả các cấp.
Kiev đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những tham gia dự án xây dựng Cầu Crimea. Ảnh: TASS
Kể từ đó, Ukraine thường xuyên áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga, cũng như lập ra danh sách đen về các nhân vật văn hóa Nga. Việc dạy tiếng Nga cho học sinh ở Ukraine bị hạn chế. Sách và phim của Nga bị cấm; hàng trăm đường phố và hàng chục thành phố đã được đổi tên theo nhằm xóa bỏ các di sản liên quan đến Nga.
Video đang HOT
Kiev cũng đóng cửa tuyến đường không và đường sắt kết nối trực tiếp với Nga. Đồng thời, nước này đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, nhất là trong hai năm qua, vì các nhà chức trách cáo buộc đây là các phương tiện “truyền bá về Nga”. Mặt khác, các chính trị gia Ukraine ủng hộ việc khôi phục quan hệ với Nga sẽ bị truy tố hình sự.
Kể từ năm 2014, Ukraine đã liên tục rút khỏi các hiệp ước trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Đáng chú ý, Verkhovna Rada (tên gọi của Quốc hội Ukraine) đã đóng băng hiệp ước hữu nghị với Nga vào ngày 1/4/2019.
Quan hệ ngoại giao vẫn được duy trì
Mặc dù Kiev áp dụng nhiều chính sách cứng rắn với Moskva song quan hệ ngoại giao giữa hai nước vẫn ở mức duy trì ở cấp Đại biện lâm thời. Đại sứ quán Nga tại Kiev, cũng như tổng lãnh sự quán ở Kharkov, Odessa và Lvov vẫn tiếp tục hoạt động. Ukraine duy trì đại sứ quán ở Moscow và tổng lãnh sự quán ở St.Petersburg, Novosibirsk, Yekaterinburg và Rostov-on-Don.
Chính chính quyền Kiev tuyên bố không thể cắt đứt quan hệ ngoại giao, bất chấp lời kêu gọi từ những người cực đoan ở Ukraine. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba, thời điểm cắt đứt quan hệ ngoại giao là vào năm 2014 và giờ đây sẽ là một thảm họa kinh hoàng nếu đề cập lại vấn đề này. Ông Kuleba cho rằng sẽ không có lợi gì nếu cắt đứt quan hệ với Nga. Mặc dù Bộ Ngoại giao Ukraine không đưa ra lý lẽ cụ thể song một số người cho rằng nguyên nhân là vì vẫn còn khoảng vài triệu lao động Ukraine đang ở Nga.
Quân nhân Ukraine tham gia cuộc tập trận với các quốc gia thành viên NATO tại Lviv, ngày 24/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp những trở ngại về quan hệ chính trị song phương, Nga vẫn là một trong những đối tác thương mại chính của Ukraine. Năm 2021, tổng khối lượng thương mại song phương đạt 10,1 tỷ USD.
Ruslan Bortnik, Giám đốc Viện Chính trị Ukraine, cho biết: “Điều này cho thấy bất chấp cuộc khủng hoảng giữa hai nước, chúng ta vẫn vô cùng quan trọng đối với nhau”. Nhà bình luận trên cho rằng quan hệ Nga – Ukraine hiện đang ở mức thấp nhất nhưng vẫn chưa bị cắt đứt hay bị phá hủy.
“Lý do chính mà hai nước chưa cắt đứt hoàn toàn quan hệ là tiềm năng to lớn cho việc khôi phục chúng”, chuyên gia này tin tưởng. “Ukraine và Nga vẫn ràng buộc chặt chẽ về an ninh, văn hóa và chính trị. Bất kỳ sự kiện tiêu cực hoặc tích cực nào tác động đến một nước chắc chăn sẽ ảnh hưởng đến nước kia. Nó giống như một căn hộ chung: các phòng dường như tách biệt nhưng vẫn trong một căn hộ”.
Ý tưởng “căn hộ đơn” cũng đã được Tổng thống Ukraine đương nhiệm Vladimir Zelensky lên tiếng.
“Chúng tôi là hàng xóm của nhau, cùng sống trong ‘căn hộ’ này, và không ai định chuyển chỗ ở”, nhà lãnh đạo Ukraine thừa nhận. Tuy nhiên, ông tin rằng việc khôi phục quan hệ với Nga chỉ bắt đầu từ vấn đề Crimea, đồng thời lưu ý rằng sẽ không có sự thống nhất, cũng như không có khả năng diễn ra các giao thiệp bình thường, thẳng thắn và thân thiện.
Con đường phía trước
“Mối quan hệ Ukraine – Nga đã trải qua một chặng đường dài, từ quyết định chung về việc giải thể Liên bang Xô viết, cùng hoạch định tương lai và thành lập SNG, đến việc không thừa nhận và từ chối lẫn nhau cũng như lợi ích quốc gia của nhau mà chúng ta thấy ngày nay”, Bortnik lưu ý.
Theo chuyên gia này, 30 năm lịch sử cho thấy sự cần thiết của tạo dựng mối quan hệ mới, dựa trên sự gắn bó về kinh tế, sự đảm bảo về an ninh, cùng chung các mục tiêu và thực thi trên không gian hậu Xô viết. Chuyên gia này cho rằng năm 2014 đã trở thành điểm khởi đầu cho bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác song phương.
“Tình hình năm 2014 cho thấy chúng ta cần phải xem xét lại các mối quan hệ của mình. Kiểu quan hệ cũ theo lối gia đình với ít quy tắc thành văn và nhiều quy tắc bất thành văn, không phải lúc nào cũng hiệu quả trong thế giới hiện đại. Ngày nay, chỉ dựa vào quá khứ thôi là chưa đủ, chúng ta cần một mô hình đồng thuận cho tương lai”. Nhà nghiên cứu chính trị cũng thừa nhận rằng hiện tại không có mô hình nào như vậy và thực tế này tạo ra những cuộc khủng hoảng mới.
Ngày nay, Nga vẫn để ngỏ với Ukraine và Moscow tin rằng việc thực hiện bước đầu tiên nhằm khôi phục hợp tác là tùy thuộc vào Kiev.
Đại biện lâm thời Nga tại Ukraine Alexander Lukashik cho biết: “Hiện tại, quan hệ Nga-Ukraine đang ở trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc” nhưng đây không phải là lỗi của Moscow và “Nga, như đã nhiều lần được tuyên bố ở nhiều cấp độ khác nhau, sẵn sàng đối thoại về việc khôi phục quan hệ chính thức “. Ông cũng nhấn mạnh: “Tương lai tùy thuộc vào lựa chọn của Ukraine”.
Các giải pháp trù bị của châu Âu nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt
Giá cả tăng vọt đang khiến hàng triệu người châu Âu rơi vào cảnh "nghèo đói" về năng lượng.
Ngoài ra căng thẳng về Nga, Ukraine cũng khiến châu Âu lo ngại Moskva sẽ cắt nguồn cung khí đốt. Những vấn đề này khiến châu Âu phải tìm biện pháp dự phòng.
Một nhân viên đứng trước các đường ống thuộc cơ sở của Dòng chảy phương Bắc 2 tại Sassnitz (Đức) năm 2017. Ảnh: Getty Images)
Kênh CNN (Mỹ) đánh giá đây không phải lần đầu tiên việc châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga lại gây ra vấn đề. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea, châu Âu đã có phản ứng bằng việc tìm khí đốt ở nơi khác. Tuy nhiên, phương án này đã không hiệu quả ở thời điểm đó.
Năm 2013, khoảng 27% khí đốt châu Âu sử dụng là nhập khẩu từ Nga. Nhưng 9 năm sau, thay vì giảm phụ thuộc vào Nga, châu Âu lại càng dựa vào khí đốt của Moska. Hiện nay khoảng 38% nguồn cung khí đốt của châu Âu là xuất phát từ Nga.
Ủy viên cấp cao phụ trách vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp với Azerbaijan và Qatar nhằm đẩy mạnh nguồn cung khí đốt. Cùng thời điểm, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nỗ lực "giải cứu' châu Âu bằng cách thúc đẩy kế hoạch xuất khẩu khí đốt tự nhiên.
Về mức độ thực tiễn, khó có khả năng Mỹ và các đồng minh thay thế khí đốt của Nga tại châu Âu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nghiên cứu gần đây do Viện nghiên cứu Bruegel (Bỉ) thực hiện đã kết luận rằng trong trường hợp nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn, EU sẽ rơi vào cảnh thiếu hụt và phải cùng nhau cắt giảm sử dụng khí đốt.
Ngay cả khi khí đốt Mỹ có thể "đặt chân" đến châu Âu thì đây cũng không phải giải pháp dài hạn. Chính sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt, bất kể nguồn gốc từ đâu, khiến lục địa này dễ bị ảnh hưởng bởi thị trường khí đốt toàn cầu.
"Cơn khát" khí đốt của châu Âu sẽ tác động đến tương lai của toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đánh giá nếu muốn duy trì mức ấm lên toàn cầu ở 1,5 độ C thì toàn thế giới cần ngưng tăng công suất khai thác khí đốt.
Tại EU, khí đốt đang vượt qua than đá về lượng khí thải carbon. Theo phân tích của Ủy ban châu Âu, "lục địa già" đến năm 2050 cần loại bỏ khí hóa thạch để duy trì mức độ ấm lên toàn cầu là 1,5 độ C. Dựa trên dữ liệu từ tổ chức Global Carbon Project, trong giai đoạn từ 2016-2019, khí hóa thạch "chịu trách nhiệm" trong hơn một nửa lượng carbon dioxide thải ra trên toàn cầu.
Sưởi ấm bằng lò đốt gỗ gần thủ đô Sofia, Bulgaria. Ảnh: AP
Không chỉ có căng thẳng địa chính trị hoặc khí hậu là nguyên nhân dẫn đến lo ngại về "cơn nghiện khí đốt" của châu Âu. Giá khí đốt tăng mạnh trong thời gian qua đã buộc các hộ gia đình khắp châu Âu rơi vào cảnh phải lựa chọn giữa sưởi ấm và thực phẩm.
Trong khi các hộ gia đình chật vật thì các công ty năng lượng lại hưởng lợi. Shell gần đây tuyên bố công ty ghi nhận mức lợi nhuận trong quý 4 cao nhất một thập niên qua và riêng năm 2021 thu về lợi nhuận 20 tỷ USD. ExxonMobil và Chevron kết hợp lại ghi nhận mức lợi nhuận 38,6 tỷ USD năm 2021. Nhiều chính trị gia châu Âu cho rằng ngành công nghiệp khí đốt đóng vai trò quan trọng với thị trường việc làm và tăng trưởng tại nước họ ngay cả khi lĩnh vực năng lượng tái tạo đóng góp đáng kể cho kinh tế và mang nhiều tiềm năng.
Vào tháng 12, Ủy ban châu Âu công bố đề xuất để cải tổ thị trường khí đốt châu lục. Cơ quan này cho rằng cơ sở hạ tầng khí hóa thạch - như đường ống - có thể được sử dụng với các chất thay thế bằng công nghệ mới như hydrogen. Nhưng phương án này được cho không tạo nhiều thay đổi bởi ngay cả hydrogen cũng được sản xuất bằng sử dụng khí hóa thạch.
Một phương án khác đòi hỏi thay đổi đáng kể đang được tổ chức phi chính phủ Climate Action Network Europe và Cơ quan môi trường châu Âu lên mô hình cho thấy việc sử dụng khí hóa thạch có thể chấm dứt vào năm 2035. Điều này đòi hỏi cải tiến sâu rộng các công trình, đẩy mạnh triển khai công nghệ điện tái tạo, điện khí hóa vận tải và hệ thống sưởi tại châu Âu.
Bên cạnh đó là đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo như gió và Mặt Trời. Cải tạo các tòa nhà theo quy mô lớn để cách nhiệt, sử dụng các giải pháp sưởi ấm thân thiện môi trường như máy bơm nhiệt và địa nhiệt.
Mỹ nói cạn dần hy vọng về giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine Washington cho biết không nhận được tín hiệu thực sự nào về xuống thang căng thẳng từ phía Moskva. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy bố trí lực lượng của Nga gần biên giới Ukraine. Ảnh: Reuters Mỹ cạn hy vọng về việc Nga muốn tìm kiếm lối thoát ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 14/2 nhen...