30 mô hình xuất sắc vào chung kết sân chơi ‘Ý tưởng trẻ thơ’ 2018
Các ý tưởng máy dệt ánh sáng thành vải quần áo, hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người… nhận đánh giá cao từ ban giám khảo.
Sau gần một tháng chuẩn bị và đánh giá mô hình, ban giám khảo sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ 2018″ đã chọn ra 30 mô hình xuất sắc để bước tiếp vào vòng chung kết dự kiến tổ chức tại Hà Nội ngày 20/1.
Các tiêu chí đánh giá của vòng này bao gồm: tính sáng tạo về chuyển động của mô hình, tính nguyên bản giữa tranh vẽ và mô hình, tính logic của bài giải thích, cách sử dụng nguyên vật liệu và tiêu chí tổng quan trong cách phối màu và bố cục của mô hình.
Tại vòng đánh giá diễn ra đầu tháng một, đội ngũ ban giám khảo cho biết rất bất ngờ khi các em mô hình hóa ý tưởng của mình một cách tinh tế, chi tiết và đầy tính chuyển động. Tuy nhiên, để hoàn thiện được một dự án như vậy thì trước đó, các em cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình làm như lựa chọn nguyên liệu sẵn có phù hợp hay mô hình vận hành không đúng theo cơ chế hoạt động ban đầu…
“Song những khó khăn này đều giúp các em rèn luyện tính kiên trì, kỹ năng xử lý tình huống và kích thích thêm sự sáng tạo”, đại diện ban giám khảo chia sẻ.
Chất liệu các em sử dụng để làm mô hình hầu hết là những vật dụng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày hay những vật liệu tái chế như bình xịt, ống nước nhựa cũ, giấy bìa, vỏ chai lọ, vải, xốp, đồ chơi cũ, đất nặn hay thậm chí cả những động cơ mini tận dụng sẵn có trong nhà để tạo tính chuyển động cho mô hình.
Một số ý tưởng và mô hình xuất sắc được lựa chọn vào vòng chung kết
Xuất phát từ ý tưởng muốn tạo ra “Chiếc ghế đa năng giúp con người thoát hiểm an toàn khi máy bay gặp sự cố”, nhóm bạn Phan Thị Bảo Ngân, Lê Trần Thanh Trúc và Ngô Đình Khánh Hưng tại Quảng Nam đã sử dụng những tấm bìa cứng làm thân ghế, búp bê đồ chơi làm hành khách, máy bay đồ chơi mô phỏng máy bay và mô tơ điện để làm cho máy bay di chuyển.
Tranh vẽ và mô hình ý tưởng “Chiếc ghế đa năng giúp con người thoát hiểm an toàn khi máy bay gặp sự cố”.
Video đang HOT
Để hiện thực hóa ý tưởng “Máy dệt ánh sáng thành vải quần áo” hữu ích và bảo vệ môi trường sinh thái, nhóm bạn Phạm Trường Giang và Trận Thuận Phong đến từ Hải Dương dùng chai nhựa đã qua sử dụng kết hợp với ống nhựa để tạo các ống dãn nhiệt làm nên phần thân máy, bìa cứng làm nên bộ điều khiển. Nhóm bạn còn sử dụng keo nến làm trục rồi cuộn vải vụn để mô phỏng.
Tranh vẽ và mô hình ý tưởng “Máy dệt ánh sáng thành vải quần áo”.
Bên cạnh đó, với mong muốn góp phần giúp các bác sĩ thuận tiện và chủ động hơn trong việc cứu người, nhóm bạn Lê Minh Hiếu, Lê Đình Minh Quân đến từ Thanh Hóa đã sáng tạo và mô phỏng “Hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người”. Hệ thống gồm 7 phần chính: hệ thống tế bào gốc, hỗn hợp tế bào gốc, dung dịch hỗn hợp, máy tăng trưởng, hồng cầu, máy diệt khuẩn, máu nhân tạo. Nhóm bạn đã tận dụng các chai, ống nhựa, chai thủy tinh, giấy màu xốp và một số mô hình nhựa thải ra từ thư viện cũ của nhà trường có kích thước khác nhau để tạo mô hình.
Tranh vẽ và mô hình ý tưởng “Hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người”.
Ngoài ba ý tưởng trên, các em học sinh còn đem đến sân chơi rất nhiều ý tưởng mới lạ khác như: Máy địa cầu tái chế rác thải tự động, Máy phát hiện khối u sớm qua hơi thở mà không cần xét nghiệm, Tuabin gió tạo điện và phát sóng wifi trên không…
“Đó không chỉ là minh chứng xuất sắc cho chất lượng của bài dự thi năm nay mà còn thể hiện mong muốn của các nhà phát minh nhí hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”, đại diện ban tổ chức nhận định.
Ý tưởng trẻ thơ là sân chơi do Công ty Honda Việt Nam và Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp triển khai từ năm 2008. Trải qua 11 năm tổ chức, ngay từ những mùa đầu tiên, Ý tưởng trẻ thơ đã trở thành sân chơi bổ ích để các em nhỏ khắp cả nước thể hiện niềm đam mê sáng tạo của mình hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo đại diện ban tổ chức, ý tưởng tham dự qua các năm có thay đổi và tăng dần về cả số lượng và chất lượng, nhận lượng bài dự thi kỷ lục với 537.766 ý tưởng, tăng gần 40.000 so với năm ngoái. Hầu hết ý tưởng đều được ban giám khảo đánh giá chung là thiết thực và gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật, đồng thời thể hiện trí tưởng tượng phong phú của các em học sinh.
Theo VNE
Thanh Hóa Bất thường trong thi tuyển viên chức kế toán mầm non?
Không thể phúc khảo bài thi, thí sinh được ban giám khảo người nhà trực tiếp phỏng vấn, nhiều người nằm trong điểm dự kiến trúng tuyển là con cháu cán bộ, lãnh đạo huyện... - những điều này đang khiến nhiều thí sinh thi tuyển viên chức kế toán mầm non huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bức xúc.
Nhiều con cháu cán bộ, lãnh đạo nằm trong điểm dự kiến trúng tuyển
Theo đơn phản ánh của các thí sinh dự tuyển viên chức kế toán mầm non huyện Nông Cống thì vào ngày 1/12/2018, kỳ thi tuyển viên chức kế toán mầm non diễn ra. Tại phòng thi số 2, thí sinh V.T.H, (SN 1984, là con dâu ông Lê Đăng Nguyên, cán bộ phòng Tài chính huyện) mang tài liệu vào phòng chép; thí sinh N.T.H. (SN 1988, em họ ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Phòng giáo dục huyện) thì được chính ông Sơn sát hạch phỏng vấn.
Đơn phản ánh của các thí sinh thi tuyển viên chức kế toán mầm non tại Nông Cống (Thanh Hóa).
Cũng theo đơn thì tất cả các thí sinh là anh em, con cháu cán bộ lãnh đạo huyện Nông Cống dự thi tuyển viên chức đợt này đều nằm trong điểm dự kiến trúng tuyển. Cụ thể, ngoài hai thí sinh trên là V.T.H. và N.T.H. còn có các thí sinh L.T.B. (em bên vợ ông Nguyễn Ngọc Phan, Phó Phòng giáo dục); N.T.K.O. (cháu ông Phạm Hồng Hạnh, Trưởng Ban tổ chức huyện ủy); N.M.H. (em họ ông Lê Hồng Điệp, Kế toán trưởng - Phòng Tài chính); Đ.T.H. (con ông Đỗ Xuân Thành - Phó Ban kinh tế).
"Quy định thí sinh dự tuyển viên chức thì người thân không được tham gia xét tuyển thế nhưng không hiểu sao huyện Nông Cống vẫn để cho ông Sơn sát hạch chính người thân của mình. Việc bà V.T.H. mang tài liệu vào phòng chép được nhiều người có mặt tại phòng chứng kiến. Vì thời điểm đó, ngoài 3 giám khảo trực tiếp sát hạch thí sinh còn có 1 người giúp việc và 1 người giám sát. Ngoài ra trong phòng luôn có 6 thí sinh thi" - đơn nêu rõ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Cao Văn Dũng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Nông Cống cho biết: "Theo quy định thì những thí sinh nào có đủ điều kiện dự tuyển thì nộp hồ sơ. Con cháu, người thân cán bộ, lãnh đạo huyện nếu đủ điều kiện thì cũng như những thí sinh khác, có quyền nộp hồ sơ dự tuyển. Quy trình dự tuyển chúng tôi làm đúng quy định từ khâu thông báo đến tiếp nhận hồ sơ".
Cũng theo ông Dũng thì huyện cũng đã nhận được đơn phản ánh của các thí sinh thi tuyển viên chức vừa rồi và có đi kiểm tra. "Họ phản ánh đúng có con dâu ông Nguyên, con gái ông Thành, còn em ông Phan thì tôi đoán là em bên vợ còn cháu ông Hạnh thì cũng không xác minh được. Nhưng nếu có đúng là cháu ông ấy thì ông ấy cũng không can thiệp được gì. Ông Hạnh chỉ là Trưởng Ban giám sát thôi.
Em họ ông Điệp kế toán thì chưa xác minh được, cô H. chắc người nhà ông Sơn nhưng Ban giám khảo sát hạch quy định không cho cha, mẹ, em ruột bên vợ hoặc chồng chứ còn người nhà thì không sao. Dù có mấy trường hợp họ phản ánh chúng tôi chưa xác minh được có phải người nhà không nhưng họ đã phản ánh thì chắc là không sai" - ông Dũng cho biết thêm.
Không thể phúc khảo bài thi!
Cũng theo phản ánh của các thí sinh thì dù là phỏng vấn nhưng thí sinh có viết vào giấy để nhìn vào đó xem và giấy đó được thí sinh ký, giám khảo ký và thu lại thế nhưng khi đề nghị được phúc khảo thì UBND huyện Nông Cống không có bất kỳ dữ liệu nào lưu lại nên thí sinh không được phúc khảo. Camera ghi lại hình ảnh thi cũng không có nên thí sinh vừa không thể phúc khảo bài thi vừa không thể tố người nhà cán bộ chép tài liệu.
Trụ sở UBND huyện Nông Cống.
Về việc này, ông Dũng cho rằng: 'Trong kỳ thi tuyển viên chức thì không có quy định nào bắt buộc phải có camera, nếu điều kiện cơ sở có để đáp ứng được thì càng tốt nhưng huyện thì điều kiện cơ sở chưa đáp ứng được. Bây giờ thí sinh phản ánh có thí sinh khác mở tài liệu trong phòng thi thì cũng không có căn cứ, hơn nữa Ban giám khảo lúc đó tập trung phỏng vấn thí sinh còn cán bộ giám sát thì không phải có mặt 24/24 mà có thể lúc ở phòng này lúc ở phòng khác".
Khi được hỏi nếu thanh tra muốn vào cuộc làm rõ theo đơn phản ánh thì họ căn cứ vào đâu khi mà không có bài thi cũng không có camera quay lại buổi thi thì ông Dũng cho biết chỉ có thể căn cứ vào phiếu kết quả chấm của cả 3 giám khảo.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Bình Minh
Theo Dân trí
'Giáo viên đi thi chưa hẳn dạy giỏi mà diễn giỏi' Cô Hồng Lê (TP.HCM) kể giáo viên thi dạy giỏi dặn học sinh bạn nào biết thì giơ tay phải, ai không biết giơ tay trái. Cô giáo sẽ gọi bạn biết và cả lớp phải giơ tay. Câu chuyện nhà trường chỉ chọn học sinh giỏi đến lớp, em nào yếu kém phải ở nhà để cô giáo thi dạy giỏi ở...