3 thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt cóc đã về tới Hà Nội
3 thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt cóc đòi tiền chuộc hơn 4 năm trước, đã trở về sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào chiều 25.10.
Một thành viên thuộc tàu FV Naham đã bật khóc khi được hải tặc thả tự do. (Ảnh: Reuters)
Theo kế hoạch, 14h chiều 25.10, máy bay chở 3 thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt cóc sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, trao đổi với PV lúc 13h55, bà Nguyễn Hoài Anh – Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính nhân sự (Công ty Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam – Vinamotor) xác nhận máy bay chở 3 thuyền viên nói trên đã hạ cánh sớm hơn dự kiến và các thuyền viên đang làm các thủ tục check-out ra khỏi sân bay.
Lúc 14h30, bà Hoài Anh thông tin thêm: “Chúng tôi đã gặp các thuyền viên, thấy sức khỏe và tinh thần của các thuyền viên ổn định. Ngay sau khi ra khỏi sân bay, xe của Bộ Ngoại giao đã tới đón và đưa các thuyền viên về nhà”.
Trao đổi với báo chí về kế hoạch trước mắt hỗ trợ cho các thuyền viên, ông Đoàn Mạnh Cường – Giám đốc Vinamotor cho biết, ngay sau khi các thuyền viên trở về, công ty sẽ cho các thuyền viên kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe để có biện pháp hỗ trợ về tâm lý.
Về việc trả lương, hỗ trợ cho các thuyền viên này, ông Cường nói: “Hiện tại, chúng tôi chưa xác định được số ngày làm việc cuối cùng của các lao động với phía đối tác Đài Loan. Việc tiền lương và tiền hỗ trợ sẽ được xem xét, tính toán sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận 3 thuyền viên về Việt Nam”.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania (kiêm nhiệm Somalia và Kenya) đã hoàn thành các thủ tục cần thiết để giúp các thuyền viên nói trên trở về Việt Nam, sau 4 năm bị cướp biển Somalia bắt cóc cùng 23 thuyền viên khác thuộc tàu FV Naham 3.
Video đang HOT
26 thuyền viên FV Naham 3 bị cướp biển Somalia bắt cóc trên vùng biển Ấn Độ Dương. (Ảnh: Tổ chức Ocean Beyond Piracy)
Trao đổi với PV về hành trình hỗ trợ các thuyền viên về nước, ông Mai Anh Thái – Bí thư thứ Ba của Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania nói: “Đó là một câu chuyện dài, chúng tôi có thể chia sẻ thêm nhưng phải sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận tại Việt Nam”.
Theo các thông tin trước đây, danh tính 3 thuyền viên VN trên tàu cá này là Nguyễn Văn Hạ và Nguyễn Văn Xuân (cùng 35 tuổi, ở Hà Tĩnh) và Phan Xuân Phương (27 tuổi, ở Nghệ An).
Trước đó, Reuters đưa tin cướp biển Somalia đã thả 26 thủy thủ (toàn bộ là người châu Á) sau khi giam giữ họ hơn 4 năm kể từ vụ cướp tàu FV Naham 3 tại một vùng biển gần quần đảo Seychelles (Ấn Độ Dương) hồi tháng 3.2012. Các thuyền viên này đến từ Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam.
Ông John Steed, điều phối viên của tổ chức Hostage Support Partners (tổ chức Các đối tác hỗ trợ con tin) tham gia vụ thương lượng thả 26 con tin, cho biết, sau khi được thả tự do, nhóm thuyền viên đã ở một đêm tại thành phố Galkayo (Somalia) trước khi được đưa đến thủ đô Nairobi của Kenya.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Gần 400 người tạm dừng tìm kiếm máy bay rơi
Do trời tối, địa hình hiểm trở nên gần 400 người sẽ tạm dừng việc tìm kiếm máy bay rơi tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Khoảng 18 giờ ngày 18-10, thượng tá Trần Văn Cư thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết do trời tối, địa hình hiểm trở nên lực lượng tìm kiếm sẽ tạm thời dừng công việc tìm máy bay bị nạn. Lực lượng sẽ được rút xuống núi để đảm bảo an toàn, việc tìm kiếm sẽ tiếp tục được triển khai vào sáng sớm ngày mai.
Trước đó, một trận mưa lớn đã xảy ra tại khu vực núi Dinh, sau trận mưa sương mù dày đặc khiến cho đường trơn trợt, tầm nhìn hạn chế, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tới Thiền viện Viên Không trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm
Máy bay EC 130-T2 số hiệu VN 8362 của Trung tâm huấn luyện thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam được xác định rơi tại khu vực núi Dinh thuộc thiền viện Viên Không (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành). Theo một sư thầy, vị trí máy bay rơi được xác định phía bên kia của núi, là thung lũng có địa hình rất hiểm trở nên rất khó để tiếp cận hiện trường. Trưa 18-10, một số vị sư đã dẫn đường cho đoàn lên khu vực trên để tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện ra.
Một số người dân cho biết, trước đó họ không hề nghe thấy tiếng máy bay phát nổ hay phát hiện ra việc máy bay rơi, chỉ đến khi có một số chiếc trực thăng bay lên khu vực trên người dân mới biết vụ việc. "Ở trên núi rất nhiều vực sâu, sau đó lại tiếp ngọn núi khác nên dù có rơi trên đó thì cũng rất khó để phát hiện ra"- một người dân chuyên đi hái măng khu vực này nhận định.
Chuẩn bị thiết bị liên lạc để tìm kiếm cứu nạn
Trong chiều 18-10, gần 400 người bao gồm bộ đội, dân quân tự vệ của các huyện Tân Thành, Châu Đức, TP Bà Rịa được huy động đến hiện trường. Ba trực thăng cũng được huy động đến khu vực núi Dinh.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tới Thiền viện Viên Không trực tiếp chỉ đạo. Sau nhiều giờ tìm kiếm vẫn chưa phát hiện ra chính xác vị trí chiếc máy bay rơi mặc dù đã xác định được vị trí tọa độ.
Dò tìm vị trí toạ độ máy bay rơi
Trước đó, khoảng 7 giờ 40 phút, máy bay EC 130 - T2 số hiệu VN 8362 thực hiện bay huấn luyện, khi vừa cất cánh được 23 phút thì mất tín hiệu cách sân bay Vũng Tàu khoảng 25 km. Chiếc máy bay sau đó được xác định rơi tại khu vực núi Dinh (huyện Tân Thành), nhiều đoàn được chia ra khắp khu vực núi Dinh để tìm.
Ba phi công mất tích được xác định là đại úy Dương Lê Minh (giáo viên), trung úy Đặng Đình Duy và trung úy Nguyễn Văn Tùng (học viên).
Cũng trong trưa 18-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện chỉ đạo tìm kiếm máy bay gặp nạn khi đang thực hiện huấn luyện bay tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo Ngọc Giang (Người lao động)
Hàng trăm ngôi mộ vùi trong cát, đá Mấy ngày qua, người dân 2 thôn Lý Chánh và Lý Hòa, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mất ăn, mất ngủ vì hàng trăm ngôi mộ của người thân chôn cất tại địa phương bị vùi trong cát, đá; nhiều ngôi mộ bị lấp hoàn toàn, không còn vết tích. Theo phản ánh của người dân, năm 1994, hưởng...