3 thứ kết hợp cùng mật ong giúp giảm ho, giải độc gan hiệu quả
Mật ong hầu như gia đình nào cũng có, dùng làm đẹp, sử dụng trong nấu nướng, nhưng nếu kết hợp cùng 3 thứ này sẽ thành bài thuốc hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Mật ong là thành phần được sử dụng trong nhiều món tráng miệng, nhưng trên thực tế, nó còn được coi là dược liệu trung tính và nhẹ trong y học cổ truyền Trung Quốc.
Loại thực phẩm này còn được dùng để giúp bổ sung khí, dưỡng ẩm và giải độc, thậm chí có thể hỗ trợ ngăn ngừa khô ruột và táo bón.
Mật ong có nhiều công dụng cho sức khỏe (Nguồn Sohu)
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh đa dạng, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc người Hàn Quốc Kim So-heung (김소형) cho biết, nếu kết hợp đúng nguyên liệu thì tác dụng của mật ong được phát huy tốt hơn.
Dưới đây là 3 thứ khi kết hợp cùng mật ong sẽ tạo nên những hiệu quả bất ngờ, tốt cho sức khỏe của bạn.
Tỏi kết hợp cùng mật ong
Cho dù đó là tỏi, dầu tỏi hay chiết xuất tỏi, chúng đều được sử dụng như chất bổ sung dinh dưỡng và được cho là có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giúp phục hồi sau mệt mỏi và có tác dụng chống viêm.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch là một trong những đặc điểm chính của tỏi. Chất allicin trong tỏi có thể giúp gan chuyển hóa, giải độc và khử trùng, loại bỏ vi khuẩn và virus có hại trong cơ thể, thúc đẩy bài tiết mật và cải thiện chức năng gan.
Video đang HOT
Tỏi rất giàu hợp chất lưu huỳnh, sau khi phân hủy có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Enzym trong mật ong cũng có tác dụng tương tự. Nếu lên men tỏi trong mật ong có thể phát huy tối đa tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong ngọt không chỉ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng mà còn làm dịu đi mùi đặc biệt, thích hợp làm món ăn nhẹ khi bạn thèm ăn.
Củ cải trắng kết hợp cùng mật ong
Bác sĩ Kim So-heung cho biết: ” Thành phần dầu cải trong củ cải trắng có thể kích thích màng nhầy và thúc đẩy tiết chất nhầy, có thể giúp làm loãng đờm mắc kẹt trong cổ họng và giúp dễ bài tiết hơn”.
Mật ong lại có đặc tính dưỡng ẩm. Khi kết hợp mật ong cùng củ cải sẽ trở thành một loại thuốc trị ho tự nhiên.
Ngoài ra, theo “Bản Thảo Cương Mục” có ghi chép, nước ép củ cải tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giải độc, có lợi cho ngũ tạng và cơ thể con người, nên thích hợp hơn với những người có hệ tiêu hóa yếu.
Từ thời Edo cách đây hơn 2 thế kỷ người Nhật đã chế ra phương thuốc trị ho, bổ phổi cực hiệu quả chỉ từ loại củ màu trắng vô cùng bình dân này kết hợp cùng với mật ong.
Quế kết hợp cùng mật ong
Quế thích hợp nhất để pha trà, đặc biệt với những người tay chân lạnh, thể chất lạnh, trà quế với mật ong có thể nói là chất “làm ấm” tự nhiên.
Khi tuần hoàn máu kém đi và cảm lạnh sắp xuất hiện, bác sĩ Kim So-heung khuyên nên uống tách trà quế với mật ong, nó không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn cải thiện tuần hoàn máu.
Quế giúp làm ấm, tác dụng làm ấm thận, tăng năng lượng dương trong cơ thể con người và làm cho cơ thể khỏe mạnh.
Những người bụng dưới dễ bị lạnh, hoặc những người bị đau bụng kinh, thường xuyên ớn lạnh cơ thể có thể uống trà quế mật ong để cải thiện tình trạng.
8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ loại gia vị có sẵn trong nhà bếp
Bạn không nên bỏ qua những lợi ích mà tỏi đem đến cho sức khỏe.
Tỏi được biết đến là một gia vị được nhiều người sử dụng, nó cũng là một phương thuốc được sử dụng rộng rãi.
Giúp giảm cảm lạnh thông thường
Với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và khử trùng, tỏi có thể cải thiện khả năng miễn dịch, do đó bảo vệ bạn khỏi các bệnh như cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, hợp chất allicin trong tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn gây đau họng. Vì thế bạn hãy thêm tỏi trực tiếp vào thức ăn của mình hoặc sử dụng các chất bổ sung từ tỏi.
Giúp kiểm soát huyết áp
Theo một số nghiên cứu cho thấy, hợp chất hoạt tính trong tỏi có thể giúp giảm mức huyết áp cao, do đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ... Thế nhưng, liều lượng bổ sung phải khá cao để có những hiệu quả mong muốn. Vì thế, bạn cần khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.
Chứa các đặc tính y học mạnh mẽ
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi chịu trách nhiệm về đặc tính này, đặc biệt là allicin. Lợi ích sức khỏe của tỏi chủ yếu là do các hợp chất lưu huỳnh được hình thành trong quá trình nghiền, nhai hoặc cắt nhỏ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Các hợp chất hoạt tính có trong tỏi có thể giúp giảm mức huyết áp và cải thiện mức cholesterol - cả hai hợp chất này làm việc cùng nhau để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa chứng mất trí nhớ
Do hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tỏi (các hợp chất) đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự khởi phát của các bệnh về nhận thức như Alzheimer và sa sút trí tuệ. Ngoài ra, các chất bổ sung tỏi đã được chứng minh là làm giảm cholesterol toàn phần và LDL (có hại), đặc biệt là ở những người có cholesterol cao.
Cải thiện thành tích thể thao
Thảo mộc này có khả năng giúp làm giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất thể chất. Vì thế, thời kỳ đầu các vận động viên thường dùng tỏi như một chất nâng cao hiệu suất.
Cải thiện sức khỏe của xương
Một nghiên cứu cho thấy rằng một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày, tương đương với 2g tỏi sống, giúp làm giảm dấu hiệu của sự thiếu hụt estrogen. Từ đó cải thiện sức mạnh của xương và chống loãng xương.
Giúp giải độc
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có thể giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng chống lại độc tính kim loại nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi làm giảm 19% nồng độ chì trong máu và thậm chí cả các dấu hiệu độc tính trên lâm sàng, bao gồm đau đầu và huyết áp cao
Lưu ý: Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng tiêu thụ tỏi.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát. Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất...