3 thói quen này đang thực sự khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn
Đây là những thói quen có thể dẫn bạn đến việc chi tiêu nhiều hơn. Từ bỏ những thói quen này là cách để bạn tiết kiệm được nhiều hơn, ngày càng đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Khi nói đến quản lý tài chính, bạn có thể đặt ra những mục tiêu rất tốt song trong quá trình thực hiện lại mắc phải sai lầm. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi lập ngân sách nhưng vẫn chi tiêu quá mức hoặc tự nhủ chỉ uống một cốc trà sữa tuần này nhưng cuối cùng lại uống tới 4 ly. Bạn cũng có thể thử thách bản thân tiết kiệm 50 đô la mỗi tháng, nhưng sự thật là cuối tháng chỉ thấy mình để được 25 đô la.
Đừng chán nản bởi suy cho cùng, chúng ta là con người và việc mắc sai lầm không có gì đáng xấu hổ. Điều quan trọng là nhất là chúng ta có thể nhìn nhận ra sai lầm đó và không để mắc lại lần sau. Trong những trường hợp trên, việc hiểu được tâm lý vì sao chúng ta lại chi tiêu nhiều hơn dự định sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen tốt để tránh bội chi.
Mariel Beasley, người đồng sáng lập Common Cents Labs, đã đề cập đến 3 thói quen thực sự khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn và cách để tránh điều đó.
Thói quen số 1: Chỉ dựa vào ý chí để hạn chế chi tiêu
Beasley nói: “Động lực cũng giống như nhiều thứ khác, luôn biến đổi và dễ trôi đi. Vì vậy, nếu bạn chỉ dựa vào sức mạnh ý chí để ngăn bản thân mua hàng, theo thời gian động lực sẽ hao mòn và không phải lúc nào cũng hiệu quả.”
Một trong những cách hiệu quả để bạn hạn chế chi tiêu của mình là thông qua việc lập ngân sách. Ngân sách có thể giúp bạn biết tiền của mình đi đâu, đâu là nơi mình chi tiêu nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người có xu hướng rơi vào vòng xoáy bù đắp quá mức khi họ đang cố gắng kiềm chế chi tiêu của mình.
Đó là khi nhiều người cố bám vào ngân sách của mình và chi tiêu ít hơn trong 1 tuần đầu, nhưng ngay vào tuần sau đó lại tiêu bù quá mức và vượt quá ngân sách. Khi họ nhận ra mình đã vượt quá ngân sách, họ sẽ lại giảm chi tiêu một lần nữa, để mình rơi vào tình trạng thiếu thốn và chu kỳ cứ như vậy tiếp tục theo cách này.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên lập ngân sách. Điều quan trọng là chúng ta không nên chờ đợi quá nhiều và cho rằng chỉ cần lập ngân sách 1 lần có thể giải quyết tất cả vấn đề và khi mọi thứ không được như mong muốn lại sinh ra chán nản. Cảm giác đó giống như bạn tiến được 1 bước lại lùi 2 bước vậy.
“Lập ngân sách là điều rất quan trọng nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Về lâu dài, nếu bạn không có sự điều chỉnh phù hợp và thiết lập những thói quen, quy định khác tự đặt ra cho mình, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng cảm thấy tệ khi không đạt được mục tiêu ngân sách đã đặt ra cho mình”, Beasley nói.
Thói quen số 2: Tập trung nhiều hơn vào sự hài lòng trước mắt thay vì lợi ích lâu dài
Video đang HOT
Là con người, chúng ta thường muốn đạt được những thứ mình muốn ngay bây giờ. Nhưng đôi khi, sự hài lòng tức thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang ít chú trọng hơn vào lợi ích trong tương lai.
Beasley giải thích: “Chúng ta thường tập trung hơn vào những lợi ích trong hiện tại hơn là nghĩ cho tương lai về lâu về dàu. Chúng ta vốn dĩ có xu hướng làm những gì khiến mình cảm thấy tốt hơn ở hiện tại. Điều này bởi việc trì hoãn sự hài lòng khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái. Do đó, chúng ta dễ chỉ đưa ra những quyết định mang lại cho mình sự hài lòng ngay lập tức”.
Đây là một trong những lý do chính khiến bạn khó bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu khi còn trẻ. Việc nghỉ hưu chỉ còn rất xa trong tương lai và chúng ta nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể tiết kiệm sau, để rồi lại trì hoãn việc này. Nhớ rằng không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm và càng tiết kiệm sớm, bạn sẽ càng được hưởng sức mạnh của lãi suất kép mang lại. Trước khi chi tiêu cho những thứ không cần thiết, hãy nhắc bản thân rằng mình sẽ làm được những điều quan trọng hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong tương lai nếu cất số tiền đó vào tiết kiệm.
Thói quen số 3: Chạy theo đám đông
Khi bạn mang suy nghĩ phải bằng bạn bằng bè, mọi người có mình cũng phải có, những đồng tiền khó khăn mới kiếm được của bạn sẽ dễ dàng chảy ra khỏi túi.
Beasley nói: “Nhiều người thường nhìn ra những người xung quanh họ để biết những gì mình nên làm. Về mặt tài chính, họ bị thúc đẩy bởi những gì họ thấy người khác làm và trong đó bao gồm cả thói quen chi tiêu của họ.”
Thời buổi mạng xã hội phát triển, chúng ta càng biết nhiều hơn về những gì người xung quanh mặc, chiếc xe họ đi hay chuyến du lịch mà họ hưởng. Song nhớ rằng đó chỉ là bề nổi, cuộc sống mà họ muốn bạn thấy ở họ. Bạn không thể biết họ đã mua những món đồ đó bằng cách nào, tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho việc nghỉ hưu…
Trên thực tế, nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia cho thấy, nếu hàng xóm của bạn trúng xổ số, bạn là người dễ có khả năng bội chi, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Đó là bởi khi thấy hàng xóm không ngừng sắm sửa, đổi xe đẹp hơn, sửa nhà thay đổi nội thất, bạn thấy mình cũng cần đổi những thứ tốt hơn và rồi dù không trúng giải, bạn vẫn sống lối sống xa hoa mà lẽ ra mình không nên.
Làm thế nào để phá vỡ những thói quen này?
Các chiến lược để kiểm soát chi tiêu của bạn sẽ hiệu quả hơn khi chúng phù hợp với tâm lý của bạn thay vì chống lại nó.
Beasley nói: “Việc tạo ra các quy tắc chi tiêu cho bản thân sẽ hiệu quả hơn việc lập ra một kế hoạch hạn chế số tiền bạn có thể chi tiêu. Đặt ra các quy tắc dựa trên hành động có xu hướng giúp bạn dễ duy trì lâu dài hơn so với việc chỉ lập ra 1 ngân sách”.
Một ví dụ về quy tắc dựa trên hành động mà Beasley tự tuân theo là chỉ mua đồ uống bên ngoài nếu hôm đó cô ấy đi gặp bác sĩ. Bạn có thể đặt ra những quy tắc tương tự như chỉ dùng tiền mặt khi đi ăn với bạn bè để hạn chế số tiền mình có thể chi theo những gì bạn có trong ví, thay vì quẹt thẻ vô tội vạ.
Một quy tắc khác có thể giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm là gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi bạn thực hiện 1 giao dịch mua sắm không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể tự đặt ra quy tắc là mỗi khi mua một trò chơi điện tử mới hay cốc nến từ cửa hàng nến yêu thích, bạn sẽ lập tức gửi 10 đô la hoặc số tiền cụ thể nào đó vào tài khoản tiết kiệm.
Và cuối cùng, hãy nhớ rằng không có giới hạn nào đối với các loại quy tắc dựa trên hành động mà bạn có thể đặt ra cho chính mình để chi tiêu hợp lý hơn. Quan trọng là phù hợp, giúp bạn có thể thực hiện lâu dài và hướng đến sự giàu có, tài chính tự do.
Lời khuyên về TIỀN BẠC trong 5 giai đoạn quan trọng của cuộc đời một cô gái: Cái cuối đau nhưng đúng!
Kiếm tiền bạt mạng cũng không giàu bằng lận lưng những lời khuyên tài chính thiết thực cho mỗi giai đoạn cuộc đời sau.
Tiền bạc không phải là tất cả, nhưng nó vẫn là một công cụ rất quan trọng trong cuộc sống. Nhất là khi bạn sắp sửa trải qua những thay đổi lớn, ảnh hưởng nhiều đến tương lai sau này như xin việc, đổi chỗ làm, lập gia đình, sinh con...
Chưa kể, thông thường trong mỗi căn nhà, phụ nữ luôn là người "tay hòm chìa khóa" - nắm giữ mọi thui chi. Thế nên dù ở bất cứ độ tuổi nào, chuyện hiểu về tiền bạc, có cái nhìn đúng đắn cũng như lên kế hoạch cho những mục tiêu lớn không bao giờ là thừa thãi với hội chị em.
Dưới đây là những lời khuyên tài chính thiết thực cho mỗi cột mốc cuộc đời mà bất cứ cô gái nào cũng cần biết qua.
1. Lần đầu đi làm
Lần đầu đi làm hầu như ai cũng chỉ bận tâm đến mức lương mà công ty đưa ra. Song, đấy không hẳn là thu nhập chính thức của bạn bởi bạn sẽ còn phải trừ đi những loại thuế phí khác trước khi cầm được tiền vào tay. Tốt nhất bạn nên xem xét kỹ con số này là bao nhiêu để bắt đầu có những kế hoạch tài chính.
Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị quỹ khẩn cấp cho mình. Con số ban đầu có thể là 1 triệu, 3 triệu, 5 triệu... tùy theo thu nhập của bạn. Sau đó nên nâng dần lên cho đến 10 triệu, 20 triệu hoặc bằng 3 - 6 tháng lương của bạn. Chỉ khi có một khoản backup như thế này, bạn mới có thể yên tâm mình sẽ ổn, không rơi vào khủng hoảng tài chính nếu có sự cố xảy ra.
Khi đã đi làm và có lương, ngoài backup cho cuộc sống - nợ nần là thứ tiếp theo bạn cần giải quyết. Tập trung xử lý những khoản nợ có lãi suất cao rồi đến những món nợ lặt vặt, sau khi trả hết nợ các gánh nặng tài chính của bạn cũng sẽ nhẹ đi rất nhiều.
2. Thay đổi chỗ làm
Khi bạn có một công việc mới, đồng nghĩa thu nhập cũng sẽ có ít nhiều thay đổi nên phải hoạch định lại toàn bộ kế hoạch tài chính. Hãy bắt đầu xem xét thu nhập chính thức, các khoản chi thiết yếu thay đổi ít nhiều với môi trường mới. Kiểm tra các loại bảo hiểm, chuyển đổi hoặc mua thêm nếu cần thiết. Tiếp đến, giai đoạn này bạn cũng nên nghĩ dần đến việc để dành và tiết kiệm cho những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của cuộc đời.
Nếu thu nhập của bạn có sụt giảm, hãy siết chặt các khoản chi để đảm bảo cuộc sống không quá khó khăn, vất vả trong thời gian sắp tới. Nếu thu nhập bạn tăng, hãy cố giữ nguyên mức sống cũ và dành thêm nhiều tiền cho tiết kiệm, đầu tư.
3. Sắp sửa bước vào hôn nhân
Hôn nhân là cột mốc quan trọng bất nhất đời người, không chỉ các khía cạnh của cuộc sống mà tài chính cũng thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây bạn chỉ phải lo lắng cho bản thân giờ đây trách nhiệm về tài chính sẽ được san sẻ, gánh gồng cùng nửa kia.
Hãy cố thẳng thắn, minh bạch trong chuyện tiền bạc trước khi kết hôn để tránh hết những mâu thuẫn về sau. Hai bạn cần ngồi xuống trao đổi về các thói quen chi tiêu, mức thu nhập, nợ nần, số tiền tiết kiệm hay mục tiêu tài chính tiếp theo. Tiếp đến, hãy nói chuyện về những quan điểm của cả hai trong tiền bạc, từ đó bạn và chồng của mình hoàn toàn có thể học hỏi, thêm kinh nghiệm từ cách chi tiêu khôn ngoan của đối phương.
4. Chuẩn bị sinh con, nuôi nấng con cái
Chi phí nuôi dạy một đứa trẻ là không hề nhỏ. Ngay từ khi mang thai bạn đã phải cân nhắc mình sẽ sinh ở bệnh viện nào, gói dịch vụ bao nhiêu tiền... cho phù hợp với tài chính gia đình nhất. Sau đó những chi phí cố định hằng tháng như sữa, tã, quần áo, chăm sóc y tế và loạt khoản chi lặt vặt mỗi ngày đều nên được ước lượng từ trước.
Việc này sẽ giúp bạn tránh được những khó khăn, bỡ ngỡ khi đón thành viên mới trong gia đình. Đồng thời đây cũng là cách để các mẹ bỉm nhẹ gánh suy nghĩ, tránh xa được trầm cảm sau sinh.
5. Ly hôn
Có những điều không ai mong muốn nhưng chúng vẫn xảy đến, không chỉ phải chấp nhận và vượt qua mà chúng ta cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có thể bước tiếp trên con đường còn lại.
Ở giai đoạn này, bạn cần đưa ra những quyết định đúng đắn, xây dựng và làm chủ tài chính riêng của mình. Hãy lập ngân sách chi tiêu, quỹ khẩn cấp, khoản tiết kiệm và hàng loạt những mục tiêu tài chính mới. Đảm bảo tiền bạc sau khi chia ly vẫn được minh bạch rõ ràng, tách biệt "của anh" và "của tôi" càng sớm càng tốt.
Ảnh: Tổng hợp
Không sắm sanh điên cuồng, đây là 4 khoản chi vẫn khiến ví tiền của bạn xẹp lép, nghèo lúc nào không hay! Cứ nghĩ bản thân mình đã quản lý chi tiêu tốt lắm rồi, thế nhưng bạn vẫn thiếu trước hụt sau vì những khoản chi này. Rất nhiều người thường xuyên thắc mắc không biết tiền của họ đi đâu. Bởi lẽ dù chẳng ăn nhà hàng 5 sao, chẳng đam mê mua sắm hay chi mạnh tay cho bất cứ thứ gì...