3 thành viên nhí của cộng đồng IQ cao nhất thế giới
Jeeva Jandu, Muhammad Haryz Nadzim, Caleb Anderson là những đứa trẻ được mời vào Mensa – cộng đồng dành cho người có chỉ số IQ cao nhất thế giới – khi tuổi đời còn nhỏ.
Caleb Anderson (12 tuổi) là sinh viên ngành hàng không vũ trụ trẻ nhất tại Mỹ. Năm 9 tuổi, Caleb có thể viết hơn 250 từ bằng ngôn ngữ ký hiệu và không gặp khó khăn khi đọc những chữ mà cậu chưa từng thấy trước đây. Ngoài tiếng Anh, cậu bé thông thạo 3 thứ tiếng gồm Tây Ban Nha, Pháp và Trung Quốc.
Nhờ trí tuệ vượt trội, Caleb được mời vào Mensa – cộng đồng dành cho những người có IQ cao nhất thế giới – khi mới 3 tuổi. Sau khi hoàn thành chương trình trung học vào năm ngoái, Caleb được nhận vào trường Cao đẳng Kỹ thuật Chattahoochee ở thành phố Marietta, bang Georgia, Mỹ.
Caleb Anderson được hội đồng tuyển sinh đánh giá cao nhờ có vốn kiến thức sâu rộng, khả năng đánh giá và lưu giữ thông tin phức tạp. Trong tương lai, cậu bé hy vọng được thực tập tại Tesla và SpaceX – hai công ty của tỷ phú công nghệ Elon Musk. “Khi mới 1 tuổi, cháu luôn có mơ ước được bay vào vũ trụ. Cháu nghĩ rằng kỹ thuật hàng không vũ trụ sẽ là con đường tốt nhất”, Caleb nói với USA Today.
Từ nhỏ, Muhammad Haryz Nadzim (3 tuổi, sống tại Durham, Anh) đã quan tâm đến vũ trụ, số học và thích đọc sách. Khi mới 2 tuổi, Nadzim có thể tự đọc truyện cổ tích trước khi đi ngủ. Em sử dụng thành thạo tiếng Anh và Malaysia khi trò chuyện với người lớn. Với chỉ số IQ 142, cậu bé là thành viên nhỏ tuổi nhất được Mensa mời gia nhập.
Video đang HOT
Cha mẹ Nadzim, anh Mohd và chị Anira, đều làm việc trong ngành kỹ thuật và có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, họ không ngờ con trai mình lại thông minh vượt trội ở độ tuổi nhỏ như vậy. Đến khi Nadzim đi nhà trẻ và được giáo viên nhận xét là nhận thức nhanh hơn những đứa trẻ khác, Mohd và Anira mới nhận ra con mình đặc biệt.
Cha mẹ Nadzim lập cho con trai một kênh YouTube để kể chuyện cổ tích cho các em nhỏ trên thế giới. Cả hai hy vọng Nadzim có thể phát huy hết tiềm năng của mình và sống một cuộc đời bình thường như bạn bè đồng trang lứa.
Jeeva Jandu (4 tuổi) là một trong những thần đồng trẻ nhất nước Anh. Năm 2019, cô bé trở thành thành viên của cộng đồng Mensa. 7 tháng tuổi, em bắt đầu biết nói những từ như “cat” (mèo), “grandma” (bà). Sau đó vài tháng, Jeeva có thể tự kể chuyện cho mình trước giờ ngủ. Sở hữu IQ hơn 160 – tương đương hai nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein và Stephen Hawking – “thần đồng 4 tuổi” bộc lộ khả năng tính toán vượt trội so với những đứa trẻ cùng tuổi.
Ngoài ra, em dễ dàng thông thiểu các cuốn sách vốn dành cho lứa tuổi lớn hơn. Sở thích của cô bé là tìm hiểu cách mọi thứ vận hành. Ngoài thích trò chuyện về vũ trụ, Jeeva còn học thêm cờ vua và lập trình. Trong lớp, Jeeva thường được giáo viên gọi đọc sách cho các bạn vì không ai khác có thể đọc thông thạo, đặc biệt với những từ khó phát âm.
Từ cậu bé bị bại não trở thành hiện tượng Toán học Trung Quốc
Chây Vỹ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ, bị nhiều trường học ở Trung Quốc từ chối. Tuy nhiên, cậu có thể đánh bại giáo sư đại học qua một phép tính.
Châu Vỹ sinh năm 1991 trong gia đình có 4 anh chị em ở làng Trường Chẩn, thị trấn Đông Lỗi, huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Từ bé, cậu bé được chẩn đoán mắc chứng hạ đường huyết và chậm phát triển, theo Sina.
Các bài kiểm tra cho thấy chỉ số IQ của Châu Vỹ chỉ ở mức 45 điểm. Tuy nhiên, cậu lại có khả năng tính nhẩm trong thời gian ngắn.
Trong chương trình Trí tuệ siêu phàm năm 2014, chàng trai thể hiện khả năng Toán học của mình, đạt điểm tuyệt đối 150. Kể từ đó, Châu Vỹ được dư luận gọi là "Rain Man của Trung Quốc".
Châu Vỹ mắc chứng hạ đường huyết và chậm phát triển từ bé. Ảnh: Sina.
Bị trường học từ chối vì chậm phát triển
Khi 6 tháng tuổi, Châu Vỹ gặp một tai nạn, lên cơn co giật. Sau đó, cậu được phát hiện mắc bệnh còi xương. Châu Vỹ 2 tuổi, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Sơn Tây chẩn đoán cậu bị bại não. Đến 3 tuổi, cậu bé này được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh khám. Bác sĩ xác nhận Châu Vỹ bị hạ đường huyết và chậm phát triển.
Cha mẹ Châu Vỹ đưa con đi khám bệnh nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Cuối cùng, gia đình quyết định từ bỏ việc chữa chạy.
Nhiều trường tiểu học từ chối cho Châu Vỹ nhập học. Thương con, muốn con được đi học như bạn bè cùng trang lứa, mẹ Châu Vỹ cố gắng thuyết phục các trường ở địa phương. Năm 10 tuổi, cậu được một trường tiểu học trong làng cho đến lớp với tư cách học sinh dự thính.
Do gặp trở ngại ngôn ngữ, không thể làm bài tập, bài thi, Châu Vỹ bị buộc thôi học năm lớp 5. Hai trường khác trong huyện cũng từ chối trường hợp của nam sinh.
Không được đi học, Châu Vỹ về nhà bán hàng, làm đồng ruộng giúp cha mẹ. Thời gian này, ông Châu phát hiện tài năng làm Toán của con trai. Phép tính khó đến đâu, chàng trai vẫn có thể trả lời một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, Châu Vỹ có thể làm các bài toán lũy thừa, căn bậc hai. Những câu hỏi về số thập phân cũng không thể làm khó cậu.
Câu chuyện của Châu Vỹ dần được biết đến. Năm 2009, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tìm đến gia đình, bày tỏ mong muốn phỏng vấn, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của cậu.
Châu Vỹ được kiểm tra chỉ số thông minh IQ. Qua nhiều lần đánh giá, chỉ số IQ của cậu vẫn chỉ dừng ở mức 45 điểm, xếp vào loại chậm phát triển. Cả nhà suy sụp sau khi biết tin. Châu Vỹ cũng bị ảnh hưởng tâm lý sau sự việc đó.
Châu Vỹ tại chương trình Trí tuệ siêu phàm. Ảnh: Sina.
Tài năng vụt sáng
Năm 2014, Đài Truyền hình Giang Tô tổ chức chương trình Trí tuệ siêu phàm. Đây là chương trình tạp kỹ dành cho những người có chỉ số IQ cao hoặc có khả năng ghi nhớ, phản xạ tốt. Châu Vỹ được mời tham gia.
Cậu phải tính kết quả của phép nhân dãy số gồm 14 chữ số. Chưa đầy 1 phút, chàng trai đã đưa ra câu trả lời chính xác. Trái lại, ông Từ Chấn Lễ, Phó giáo sư khoa Toán tại Đại học Giao thông Thượng Hải, tỏ ra lúng túng trước câu hỏi khó này.
Người ra đề Lương Đông đã tăng độ khó các câu hỏi nhưng Châu Vỹ vẫn đưa ra đáp án bằng cách tính nhẩm một cách dễ dàng.
Trong bài thi thăng hạng, Châu Vỹ phải thực hiện các phép tính nhân số bình phương và đạt điểm tuyệt đối 150. Cậu trở thành người đầu tiên đạt điểm tuyệt đối trong 4 mùa giải của chương trình.
Trí tuệ siêu phàm được mở rộng ở cấp quốc tế. Tại đây, Châu Vỹ đối đầu với thí sinh người Đức Rdiger Gamm. Chàng trai thua cuộc trước đối thủ nặng ký này.
Sau chương trình, Châu Vỹ dần nổi lên như một hiện tượng và được nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ chương trình dàn dựng, cho rằng Châu Vỹ đã biết trước đáp án và chỉ đọc thuộc lòng.
Trước tình hình đó, bà Châu quyết định tìm đến sự giúp đỡ của các giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Sư phạm Hoa Đông. Kết quả sau hai ngày làm kiểm tra cho thấy năng lực làm Toán của Châu Vỹ rất mạnh. Dù không thuộc top hàng đầu thế giới, tài năng của nam sinh vẫn được đánh giá vượt xa người bình thường.
Từ cậu bé bị bại não trở thành tài năng Toán học được cả nước biết đến. Giờ đây, Châu Vỹ đã có một công việc ổn định và thu nhập khá. Khả năng ngôn ngữ cũng được cải thiện, cậu có thể tự giao tiếp, chăm sóc cho bản thân.
Nhờ những nỗ lực của bản thân và sự đồng hành của mẹ, chàng trai 29 tuổi dần khẳng định được vị trí và tài năng của bản thân trong xã hội. "Mẹ là chiếc ô, là nơi cho tôi trú ẩn mỗi khi mưa gió", Châu Vỹ tâm sự.
Cậu bé 12 tuổi là sinh viên ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ Trong khi các bạn đang học THCS, Caleb Anderson, 12 tuổi, bang Georgia, đã là sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ. Giống như nhiều cậu bé 12 tuổi khác, Caleb Anderson thích sưu tầm mô hình các nhân vật hành động, xem Netflix và chơi với con quay Beyblades. Tuy nhiên, cậu bé có một sở thích đi...