3 sự cố gặp phải khi tiền mãn kinh
Đi kèm với thời kỳ khủng hoảng sau tuổi 40 mang tên tiền mãn kinh là vô vàn rắc rối mà chị em phải đối mặt.
1. “Đã nghèo còn gặp cái eo”
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài từ 3-4 năm, dấu hiệu dễ thấy nhất của thời kỳ này là sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, kích thước buồng trứng nhỏ dần làm suy thoái khả năng rụng trứng, noãn bào trong buồng trứng đã hết, nếu còn cũng không thể phát dục.
Chưa kể, sự giảm sút hormone estrogen còn ảnh hưởng đến não với những biểu hiện dễ thấy như giảm trí nhớ, khả năng định hướng và tính toán kém dần; bàng quang và niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm do mỏng hơn và sức đề kháng giảm mạnh.
Sự xói mòn nhan sắc có thể khiến bạn đau lòng bởi các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn; mí mắt và cằm thường bị chảy xệ; cơ ngực teo nhỏ, nhão; tóc khô, bạc và rụng nhiều. Sự lão hóa mắt sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt, có màng, dễ bị đục thủy tinh thể; răng dễ bị viêm, sâu, tụt lợi…
Video đang HOT
Ảnh minh họa
2. Tâm lý “Sớm nắng chiều mưa”
Những biến động của cơ thể thời kỳ tiền mãn kinh thường dẫn đến những thay đổi về tâm lý, tinh thần cho người phụ nữ. Đôi khi họ trở nên hay lo âu một cách thái quá vì sự xuống cấp của nhan sắc, độ hấp dẫn của bản thân đối với chồng, vai trò của mình trong công việc, các hoạt động xã hội không còn được như trước. Và ngay cả việc con cái lớn lên và dần tự lập tách ra khỏi bố mẹ nhiều khi cũng khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng.
Cảm giác lo âu và những xáo trộn do thay đổi nội tiết khiến nhiều chị em khi buồn vui thất thường, khi cáu gắt vô cớ, thậm chí trở nên mặc cảm, thu mình vì cảm thấy cuộc sống mất dần ý nghĩa và hoài nghi về giá trị tồn tại của mình.
Vấn đề này hay gặp nhiều ở phụ nữ lao động trí óc, có vị trí trong xã hội. Thông thường, những mức độ biến động tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào tính cách, nhân tố môi trường… của mỗi cá nhân hơn là tác động của nội tiết tố.
3. Trục trặc trong “chuyện yêu”
Chính sự thiếu hụt hormone estrogen là nguyên nhân làm giảm lương mau dồn về âm đao, khiến chuyện yêu của phụ nữ thời kỳ này trở nên khó khăn hơn. Họ ít bị kích thích hơn, kém nhạy cảm hơn và dẫn đến giảm ham muốn trong chuyện chăn gối.
Hiện tượng khô âm đạo khiến cho cuộc giao ban không còn tuyệt vời như trước, thậm chí đôi khi nó còn biến thành nỗi ám ảnh đau đớn. Những rối loạn ở âm hộ, âm đạo và tiết niệu cũng gây không ít phiền toái cho sức khỏe và cả trong “chuyện ấy”. Thời kỳ này, niêm mạc âm đạo bị teo dần nên dễ gây ra viêm âm đạo, ngứa ngáy khó chịu.
Để tiền mãn kinh không trở thành một cơn ác mộng, các bác sĩ khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập, lối sống lành mạnh ngay từ trẻ; tăng cường thực phẩm giàu vitamin nhóm B, canxi và không quên khám phụ khoa 6 tháng/ lần. Tâm lý tự tin thoải mái cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn vượt qua thời kỳ này một cách êm ả.
Theo Thư Lê – Sức khỏe gia đình
Những dấu hiệu bắt đầu thời kỳ mãn kinh
Triệu chứng mãn kinh không chỉ là việc chị em thấy kết thúc kinh nguyệt, nó còn bao gồm nhiều tín hiệu khác.
ĐH Sản khoa và Phụ khoa Mỹ liệt kê những thay đổi thường gặp với phụ nữ trong thời kỳ này.
- Kỳ kinh không đều, chảy máu nhiều hơn hoặc chu kỳ dừng lại
- Những cơn nóng thoáng qua
- Đổ mồ hôi đêm và khó ngủ
- Khô âm đạo và khó kiểm soát bàng quang
- Xương mảnh, yếu hơn
- Ủ rũ, giảm trí nhớ và mất tập trung
Theo T.An - VnExpress
17 tuổi mà kinh nguyệt vẫn rối loạn, có đáng ngại? Kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Sự rối loạn kinh nguyệt có thể ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi rối loạn tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết, tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm. Ảnh minh...