3 sai lầm nghiêm trọng của người bệnh đái tháo đường
Người bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) đang gặp các sai lầm nghiêm trọng trong thực hành chế độ dinh dưỡng, khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn.
Đó là thông tin mà các bác sĩ đã khuyến cáo tại buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, sáng 5/11.
BS Nguyễn Thị Anh Trang – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính không lây nhưng để lại nhiều biến chứng nặng nề như các bệnh lý tim mạch, bệnh thận, hạ đường huyết, bệnh võng mạc tăng sinh…
Theo một số liệu thống kê, có đến 80% bệnh nhân ĐTĐ tử vong do biến chứng tim mạch, 20-30% bệnh nhân ĐTĐ phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Những biến chứng này gây nguy hiểm đến tính mạng và chi phí điều trị lớn.
Người bệnh bị ĐTĐ điều trị ngoại trú đã quan tâm hơn đến những nguyên tắc điều trị bệnh. Ảnh: H.T
Hiện nay bệnh ĐTĐ đang có sự gia tăng và trẻ hoá, tuy nhiên triệu chứng bệnh thường diễn tiến âm thầm nên người bệnh có sự chủ quan, chỉ có khoảng 31,1 % trường hợp bị ĐTĐ được chẩn đoán, trong đó khoảng 21% được điều trị đúng.
ĐTĐ có thể do các nguyên nhân: di truyền, béo phì, thói quen sống, bệnh lý cao huyết áp… Người bệnh có các triệu chứng: khát nhiều, đói nhiều, tiêu nhiều, dù ăn uống đầy đủ nhưng vẫn mệt mỏi, uể oải, sụt cân. Ngoài ra là các triệu chứng như: mắt mờ, vết thương loét chậm lành, ngứa ran đau hoặc tê ở tay hoặc chân, giảm nhu cầu tình dục, một số người ĐTĐ type 2 có triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
“Người bệnh ĐTĐ phải được chẩn đoán và điều trị sớm bằng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, song song đó cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đạt được mục đích tối đa của điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống: rèn luyện thể thao phù hợp, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Mục tiêu điều trị là tránh biến chứng sớm và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh”- BS Trang khuyến cáo.
Theo BS Nguyễn Hoàng Dung – Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, dựa trên thể trạng của từng bệnh nhân các bác sĩ sẽ có những hướng dẫn phù hợp về chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc chung, gồm: ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, kèm những bữa ăn nhẹ sẽ giúp ổn định glucose máu; lượng muối ăn tiêu chuẩn của một người là 1.500-2.300mg/ngày, thay vào đó người dân có thể hấp thụ một lượng vừa phải chất béo không bão hoà có trong các loại hạt, cá, quả, bơ… và hạn chế lượng đường tiêu thụ; uống đủ nước mỗi ngày.
Video đang HOT
BS Nguyễn Hoàng Dung hướng dẫn người bệnh lựa chọn nhóm thực phẩm cần thiết trong ngày. Ảnh: H.T
“Hiện nay, nhiều người bệnh ĐTĐ đang có những quan niệm sai lầm trong chế độ ăn hàng ngày. Trên thực tế sau khi điều trị một số ca bệnh nhưng đường huyết không thể ổn định trở lại, bệnh nhân cho biết vì nghe các thông tin chung chung nên đã hạn chế tối đa lượng tinh bột: cơm, gạo, bánh mì.
Đó là quan niệm sai lầm, bởi chế độ ăn phải đúng theo khẩu phần, được bác sĩ hướng dẫn. Sai lầm thứ 2 là người bệnh quá lạm dụng đường ăn kiêng, đây là chất tạo ngọt, hoá chất do đó có nhiều nguy cơ không tốt cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, trong quá trình chế biến đường ăn kiêng có thể bị biến tính ảnh hưởng sức khoẻ.
Sai lầm thứ 3 là người bệnh tự ý thay thế các thực phẩm khác nhóm, theo đó thay vì không ăn tinh bột thì ăn nhiều chất đạm, chất béo không tốt. Những sai lầm trên dẫn đến tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn”- BS Dung khuyến cáo.
Trẻ khỏe mạnh nhờ... đủ dinh dưỡng
Trẻ hay bị ốm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị bệnh, cơ thể phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, cân đối và hợp lý theo nhu cầu lứa tuổi.
Khi trẻ sinh ra cơ thể còn non nớt, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Những trẻ ở cùng một lứa tuổi, cùng một điều kiện chăm sóc và môi trường sống, khi phải đối diện với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như dịch bệnh, thay đổi thời tiết... thì có kết quả khác nhau, có trẻ bị mắc bệnh, có trẻ lại không, đấy là do sự khác biệt về hệ thống miễn dịch của trẻ.
Khi hệ thống miễn dịch mạnh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, giảm bớt thời gian điều trị và tăng tốc quá trình phục hồi sau khi khỏi bệnh. Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan phối hợp với nhau tạo thành hệ thống phòng thủ của cơ thể chống lại các sinh vật truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch mạnh yếu khác nhau do các yếu tố như tuổi tác, thói quen ăn uống và lối sống.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Một chế độ ăn uống đủ nhu cầu, cân bằng, giàu axit amin thiết yếu sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thiếu hụt protein hoặc axit amin trong chế độ ăn uống có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vius, vi khuẩn gây bệnh.
Các amino acid được hấp thu trong cơ thể do protein cung cấp có vai trò hết sức quan trọng: Là thành phần chính của kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch, đồng thời là thành phần của các men và các nội tiết tố rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng của trẻ qua các giai đoạn phát triển giúp tăng cường sức đề kháng như sau:
Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú ngay sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn và tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ, sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thu của trẻ.
Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng, các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Ăn bổ sung đúng độ tuổi: Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), do nhu cầu của trẻ tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.
Không cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, khi trẻ ăn thiếu về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến suy dinh dưỡng và bệnh tật. Giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ.
Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen, tiếp xúc với các thức ăn như người lớn, đồng thời bú mẹ ngày càng ít hơn, quá trình bé chuyển dần từ thức ăn tinh (sữa mẹ) sang thức ăn thô (4 nhóm thực phẩm). Vì vậy, nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
Trong 6 tháng đầu trẻ được mẹ truyền kháng thể qua sữa mẹ, vì vậy trẻ ít bị bệnh. Sau 6 tháng tuổi trẻ dễ bị mắc bệnh, lượng kháng thể là do tự cơ thể trẻ đảm nhiệm, do vậy hệ miễn dịch của trẻ còn thiếu và yếu. Vì vậy bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ ăn cũng phải được bảo quản và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bữa ăn bổ sung của trẻ, tùy theo độ tuổi phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu từ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm glucid, protein, lipid, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại nếu trẻ ăn thiếu hoặc dư thừa sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể thừa cân béo phì, đồng thời với chế độ ăn nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy...
Cho trẻ ăn như thế nào?
Chế biến thức ăn cho trẻ phải phù hợp theo từng lứa tuổi. Với trẻ dưới 12 tháng, các loại thức ăn cần xay thành bột, thái nhỏ, nghiền nát, nấu kỹ cho dễ tiêu. Khi trẻ trên 12 tháng và có đủ răng hàm cần cho trẻ ăn thô hơn để tập cho trẻ ăn nhai. Trẻ từ 6-7 tháng cho trẻ ăn thịt, trứng; từ 7-8 tháng tập cho trẻ ăn cá, tôm, cua, đậu đỗ, vừng, lạc...; từ 9 tháng có thể tập cho trẻ ăn tất cả các loại thức ăn giống người lớn.
Thức ăn phải được chế biến phù hợp với từng lứa tuổi.
Số bữa ăn của trẻ: Sau 6 tháng, trẻ bú mẹ là chính 1-2 bữa bột loãng và nước quả, có thể cho trẻ uống thêm sữa ngoài thay cho một bữa bột (150-200ml); từ 7-9 tháng, bú mẹ 2-3 bữa bột đặc (10%) nước quả hoặc hoa quả nghiền, từ 10-12 tháng, bú mẹ 3-4 bữa bột đặc (15%), hoặc cháo nước quả hoặc hoa quả nghiền.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thiếu hụt protein hoặc axit amin trong chế độ ăn uống có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vius, vi khuẩn gây bệnh.
Chế độ ăn cho trẻ 1-2 tuổi: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho bé uống sữa ngoài 300ml-500ml/ngày, ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày, ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Chế độ ăn cho trẻ từ 2-3 tuổi: Chuyển từ chế độ ăn cháo sang ăn cơm nát, nhưng vẫn phải cho ăn thêm cháo mì, súp, phở và uống sữa, trẻ vẫn cần có chế độ ăn riêng.
Chế độ ăn cho trẻ từ 3-5 tuổi: Số bữa ăn hàng ngày giống như cho trẻ từ 2-3 tuổi (4 bữa) nhưng lượng ăn phải tăng lên. Ở lứa tuổi này nên cho trẻ ăn các món mà trẻ yêu thích. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín ngọt trước mỗi bữa ăn.
Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh.
Giảm thiểu nguy cơ thiệt mạng do biến chứng tim thận ở bệnh nhân tiểu đường Đái tháo đường (ĐTĐ) thường đi kèm các yếu tố nguy cơ biến chứng trên tim và thận. Chính vì vậy, chiến lược điều trị ĐTĐ týp 2 hiện nay đã thay đổi từ kiểm soát đường huyết đơn thuần sang kiểm soát đường huyết tích cực, đồng thời can thiệp sớm để làm giảm biến cố tim mạch và thận với các...