3 sai lầm học sinh dễ gặp khi ôn thi lớp 10
Phân bổ thời gian ôn luyện các môn chưa hợp lý; coi nhẹ việc luyện kỹ năng… là những lỗi học sinh dễ mắc trong quá trình ôn thi.
Tính đến thời điểm hiện tại, các sĩ tử đã đi gần nửa chặng đường ôn thi vào lớp 10. Thầy Nguyễn Thành Nam – giảng viên Vật lý tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên luyện thi trực tuyến nhiều năm đã tổng hợp những sai lầm thí sinh thường mắc trong quá trình ôn tập, cũng như hướng dẫn các em cách làm bài thi hiệu quả.
- Theo thầy, những sai lầm thí sinh thường mắc trong quá trình ôn thi là gì?
- Sau nhiều năm tổng hợp, tôi thấy các em có 3 sai lầm phổ biến. Thứ nhất là vấn đề phân bổ thời gian ôn luyện các môn chưa hợp lý. Học sinh thường dành nhiều thời gian cho môn học yêu thích. Xét về phương diện điểm số thì việc tập trung vào môn học giỏi hơn là sai lầm chiến lược. Chính môn bạn đang yếu mới là môn dễ tăng điểm.
Thứ hai là vấn đề cân đối giữa thời gian học kiến thức mới và ôn bài cũ. Đa số bạn học nhiều nhưng ôn tập ít. Trong khi bạn dành phần lớn thời gian để học kiến thức mới thì kiến thức cũ vẫn liên tục bị quên đi, đến một lúc nào đó tốc độ quên sẽ ngang bằng với tốc độ học mới, khi đó việc học thêm sẽ không còn nhiều giá trị.
Thứ ba là coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng và chiến thuật. Có những kỹ năng rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thi, nhưng lại không được các bạn chú trọng, như kỹ năng tính toán nhanh và chính xác, phân phối thời gian cho từng dạng câu hỏi, hay chiến thuật làm bài thi hiệu quả.
Thầy Nguyễn Thành Nam – giảng viên Vật lý tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, chuyên gia về phương pháp học tập và là giáo viên luyện thi trực tuyến nhiều năm.
- Sĩ tử cần làm thế nào để khắc phục những sai lầm trên?
Video đang HOT
- Các em cần phân biệt giữa học tập và học thi. Học tập kéo dài suốt cả cuộc đời, trong khi học thi thì ngắn hạn và có tính cấp thiết. Để đạt kết quả cao trong kỳ thi, ngoài việc phải trang bị đầy đủ kiến thức, các em còn phải hoàn thiện kỹ năng thiết yếu trong quá trình làm bài và xây dựng chiến thuật ôn thi phù hợp.
Ngoài ra, các em phải xác định trình tự ưu tiên của các môn – dành nhiều thời gian hơn cho các môn bản thân còn yếu. Bên cạnh giờ học cứng trên lớp, nên làm thời gian biểu phân chia thời gian học tập cho từng môn để tránh tình trạng học môn này lại lo môn khác, làm phân tán sự tập trung. Trong mỗi môn, nên ưu tiên học trước và học kỹ những nội dung cơ bản, chừng nào chưa nắm vững kiến thức cơ bản thì không nên học các kiến thức nâng cao.
Tiếp theo, cần xác lập một nguyên tắc là học kiến thức mới phải được tiến hành song song với ôn tập kiến thức cũ. Cuối cùng, học sinh có thể rèn luyện để nâng cao các kỹ năng thiết yếu như: tính toán, nhận diện nhanh các dạng câu hỏi và nâng cao tốc độ làm bài thi. Cần thường xuyên làm đề thi thử theo đúng chiến thuật để học cách phân phối thời gian làm bài cho từng dạng câu hỏi, cách đánh dấu câu hỏi trong quá trình làm bài thi, cũng như kỹ thuật đoán mò những câu hỏi không làm được sao cho xác suất đoán trúng là cao nhất.
- Phương pháp hiệu quả để ôn lại bài cũ mỗi ngày mà không mất nhiều thời gian là gì, thưa thầy?
- Các em nên áp dụng kỹ thuật ôn tập thông minh bằng phương pháp giãn cách. Cụ thể, ngay sau khi học bài mới, bạn cần tạo luôn các “thẻ ghi nhớ” để ghi lại các nội dung quan trọng của bài học. Mỗi tiết học thường được tổng kết vào bốn hoặc năm tấm thẻ như vậy, chúng sẽ được sử dụng để thay sách và vở ghi trong quá trình ôn tập. Các bạn cần tiến hành ôn tập lặp lại có giãn cách theo thời gian để chuyển kiến thức từ vùng trí nhớ tạm thời sang vùng trí nhớ dài hạn. Đây là kỹ thuật ôn tập hiệu quả, đặc biệt cho các học sinh đang ôn thi THPT quốc gia.
- Theo thầy, cách phân bổ thời gian cho các môn thi như thế nào là hợp lý?
- Bài thi Trung học phổ thông quốc gia gồm một lượng lớn câu hỏi, theo hình thức trắc nghiệm (trừ môn Văn) được triển khai trong một thời gian rất ngắn – mỗi câu chỉ từ 1, 2 phút, riêng môn Toán thời gian cao nhất 1,8 phút một câu. Điều này đòi hỏi các em phân phối thời gian phù hợp và luyện chiến thuật làm bài thường xuyên. Như thế, các em có thể tránh mắc những lỗi đáng tiếc như: tính toán sai hay dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi vượt quá khả năng trong khi bỏ qua những câu dễ ghi điểm, dẫn tới kết quả chung không như mong muốn.
Thế Đan
Theo VNE
Thủ tướng Malaysia: Học tiếng Anh không làm mất đi bản sắc dân tộc
Thủ tướng Mahathir Mohamad cho rằng người dân Malaysia không nên lo ngại mất đi bản sắc dân tộc của mình khi học tiếng Anh - điều vốn vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của dân tộc.
"Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ của riêng người Anh.
Tiếng Anh giờ đây đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu, của tri thức. Nếu bạn muốn có tri thức, bạn phải biết tiếng Anh vì hầu hết những kiến thức mới tiếp cận chúng ta qua tiếng Anh", ông Mahathir phát biểu trong chuyến thăm Đại học Sultan Abdul Hamid (SAHC) gần đây.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong chuyến thăm Đại học Sultan Abdul Hamid.
Bên cạnh việc chỉ ra thực tế rằng rất nhiều quốc gia khác (như Nhật Bản hay Trung Quốc) sử dụng ngôn ngữ của riêng mình, ông Mahathir cũng khẳng định các quốc gia này không chỉ sử dụng duy nhất 1 ngôn ngữ.
"Khi chúng ta hỏi họ rằng liệu họ có chỉ hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ của mình hay không, câu trả lời luôn luôn là: khi học y và khoa học, họ phải sử dụng tiếng Anh. Chắc chắn rằng, khi học những kiến thức mới, khoa học hay toán, bạn phải có khả năng tiếng Anh tốt.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ bớt "Malaysia" hơn khi tập trung vào việc làm chủ tiếng Anh. Ngược lại, nếu bạn là một công dân Malaysia tốt, bạn sẽ muốn gây ấn tượng với toàn thế giới rằng bạn có khả năng tiếng Anh tuyệt vời", ông Mahathir nói.
Thậm chí, ông Mahathir còn khuyến khích các sinh viên SAHC với ý tưởng rằng một người Malaysia sẽ trở nên giống như một người Anh khi xét về khả năng hiểu biết và nói tiếng Anh.
Thủ tướng Malaysia cũng nhấn mạnh việc thành thạo tiếng Anh sẽ vô cùng hữu ích khi bạn đi đến bất cứ nơi đâu. Ông cũng nhắc lại việc nổi tiếng về trình độ tiếng Anh đã từng giúp công dân Malaysia được đề cử vào vị trí ghi chép tài liệu, báo cáo, trong các cuộc họp quốc tế.
Bahasa Malaysia là ngôn ngữ chính của Malaysia. Tuy nhiên, chính phủ nước này luôn đề cao tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh. Các chương trình dạy và học toán và khoa học bằng tiếng Anh hoặc các chương trình đào tạo song ngữ đã từng được Bộ Giáo dục Malaysia giới thiệu.
Tại buổi nói chuyện, ông Mahathir cũng cho biết chính phủ Malaysia đang xem xét cải tiến chương trình giảng dạy nhằm tạo động lực cho học sinh và đảm bảo các em được giáo dục toàn diện.
Một điều khá thú vị, ông Mahathir là một cựu sinh viên từng theo học tại SAHC - nơi cha ông (ngài Mohamad Iskandar) là vị hiệu trưởng đầu tiên.
Minh Hương
(tổng hợp)
Theo Dân trí
Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức lễ tốt nghiệp cho học viên Khóa 49 Sáng 27-12, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự (HVKTQS) tổ chức Lễ tốt nghiệp cho 347 học viên Khóa 49 - Hệ đào tạo dài hạn kỹ sư quân sự. Trải qua thời gian đào tạo kéo dài hơn 5 năm, học viên tốt nghiệp Khóa 49 đều có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, sẵn sàng nhận...