‘3 nhiều, 1 giảm’ cảnh báo bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường đây là một trong những nguyên nhân gây t.ử von.g đứng hàng thứ 3 hiện nay, sau bệnh tim mạch và ung thư.
Nếu được Đông y chẩn đoán bị bệnh tiêu khát, chưa chắc chắn là bạn bị tiểu đường. Ảnh minh họa: Livefresh.
Dược sĩ Huỳnh Kim Hằng, khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, cho biết trong Đông y, tiểu đường có tên gọi là bệnh “tiêu khát”. Để chẩn đoán, bác sĩ dựa vào “3 nhiều, 1 giảm”, đó là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, giảm thể trọng.
“Nếu được Đông y chẩn đoán bị bệnh tiêu khát, chưa chắc chắn là bạn bị tiểu đường. Tuy nhiên, nếu Tây y chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, chắc chắn là bạn bị bệnh tiêu khát”, dược sĩ Hằng cho hay.
Theo Tây y, tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh về nội tiết trong cơ thể. Thiếu hoặc không có insulin là nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra. Insulin có chức năng giúp tế bào hấp thu glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời giúp gan dự trữ glucose.
Nếu thiếu insulin, chúng sẽ làm nồng độ glucose trong má.u tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết glucose theo đường tiểu gây ra tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mau đói, mệt mỏi.
Bệnh này được phân loại như sau:
Video đang HOT
Đái tháo đường type I: Loại phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ < 35 tuổ.i, lứa tuổ.i 10-16 tuổ.i hay gặp nhất. Đây là dạng bệnh nặng, các tế bào tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá hủy nên cơ thể không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng cách tiêm insulin, bệnh nhân sẽ hôn mê, t.ử von.g.
Đái tháo đường type II: Loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin, bệnh thường gặp ở lứa tuổi> 40, béo phì. Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu. Bệnh diễn biến từ từ, có khi không triệu chứng, bệnh nhân phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ có thử đường trong má.u và nước tiểu.
Đái tháo đường type III: Não bộ không sản xuất được một lượng insulin trong não như bình thường. Các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa US Brown, Mỹ, đã phát hiện ra một dạng khác của bệnh tiểu đường sau khi khám phá não bộ cũng có khả năng sản xuất ra Insulin tương tự tuyến tụy gọi là bệnh đái tháo đường type III.
Theo dược sĩ Hằng, khi bệnh tiểu đường tiến triển, những triệu chứng khó chịu sẽ xuất hiện như mắt mờ, đồng tử thu nhỏ, tạng phủ toàn thân hư nhược. Nếu không khống chế được lượng đường huyết, chúng sẽ làm tăng lượng mỡ trong má.u, đẩy nhanh việc xơ vữa động mạch, tổn hại tim, não, hai chi dưới, thận, thần kinh, da.
Mục tiêu của điều trị là giữ mức glucose trong má.u ở mức bình thường từ 0,7-1,2 g/ lít ở người trẻ và 0,8-1,5 g/ lít ở người> 60 tuổ.i.
6 gia vị phổ biến giúp giảm lượng đường trong má.u
Kết hợp các loại gia vị nhà bếp phổ biến như quế, nghệ, gừng, tỏi, ớt và đinh hương vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong má.u cao.
Ngoài tác dụng tạo thêm hương vị cho món ăn, tỏi, gừng, quế còn có thể làm giảm lượng đường trong má.u hiệu quả. Ảnh minh họa: JohnsHopkinsMedicine.
Những loại gia vị này được biết đến với tác dụng tăng cường độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong má.u khi thêm vào các thực phẩm như súp, sinh tố hoặc trà. Chúng giúp điều chỉnh insulin tốt hơn mà không cần thay đổi nhiều trong chế độ ăn.
Theo India Times, dưới đây là 6 loại gia vị hiệu quả và cách đơn giản để sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày.
Quế
Quế được biết đến với tác dụng tăng cường độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong má.u. Loại gia vị đơn giản này có thể được thêm vào chế độ ăn buổi sáng dưới dạng nước pha hoặc trà thảo dược. Ngoài ra, bạn có thể thêm gia vị vào các bữa ăn bột yến mạch, súp và sinh tố.
Nghệ
Một loại gia vị nhà bếp phổ biến khác là nghệ, có chứa chất curcumin, với đặc tính chống viêm mạnh và có thể cải thiện độ nhạy insulin. Curcumin cải thiện chức năng tuyến tụy và giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose. Hãy thử thêm bột nghệ vào món súp hoặc thậm chí là sữa để làm đồ uống ấm.
Gừng
Gừng được công nhận về khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong má.u lúc đói. Hợp chất gingerol có trong gừng giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid, tăng cường đặc tính chống viêm, điều chỉnh sự giải phóng và phản ứng insulin và do đó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong má.u cao.
Bạn có thể nghiền gừng tươi vào món xào, salad hoặc pha trà để làm đồ uống nhẹ nhàng.
Tỏi
Tỏi không chỉ tạo thêm hương vị mà còn có thể làm giảm lượng đường trong má.u lúc đói và cải thiện độ nhạy insulin nhờ hàm lượng kẽm và chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào. Tiêu thụ nhiều tỏi cũng giúp giảm hợp chất axit amin homocysteine trong cơ thể - yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường.
Băm tỏi vào các món xào, rau nướng hoặc súp và dùng nó làm nước sốt salad để tăng thêm hương vị.
Ớt
Ớt chứa capsaicin, có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong má.u. Lượng vitamin C, carotenoids và chất chống oxy hóa dồi dào trong ớt cũng giúp điều hòa nội tiết tố insulin. Thêm ớt vào các món súp, món hầm hoặc nước xốt để có vị cay hoặc rắc nó lên rau củ nướng để tăng thêm nhiệt.
Đinh hương
Đinh hương chứa polyphenols, loại chất chống oxy hóa, có hiệu quả trong việc giảm mức đường trong má.u, đặc biệt là khi tiêu thụ thường xuyên. Polyphenols cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường và tăng khả năng hấp thụ insulin.
Dùng cả đinh hương trong trà hoặc ngâm trong nước nóng để có đồ uống dễ chịu, hoặc thêm đinh hương xay vào các món nướng để tăng thêm độ ấm.
Uống 1 ly cà phê mỗi ngày, có thể đán.h bại bệnh tiểu đường? Uống 1 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn chống lại bệnh tiểu đường. Trên thế giới đã có 30 nghiên cứu xung quanh việc uống cà phê sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Nguyên nhân, cà phê có khả năng duy trì chức năng của các tế bào beta trong tuyến tụy, vốn chịu trách nhiệm sản...