3 nguyên tắc nói chuyện giúp tạo lập một gia đình hòa thuận, êm ấm
Bất kỳ một vấn đề nào trong gia đình thì vợ chồng cũng có thể khiến nó thành những phiền toái. Vợ chồng cho dù có hiểu nhau đến mấy thì cả hai cũng là những cá thể độc lập, có những cảm thụ riêng của mình.
Đối với con cái, khích lệ hơn là đả kích
Ngôn ngữ luôn mang theo cảm xúc của nó. Nó có thể mang đến cho con người sự ấm áp, thì cũng có thể khiến con người tổn thương. Mà sự tổn thương do lời nói gây ra còn nghiêm trọng hơn cả tổn thương ở bên ngoài.
Hiện nay, có không ít cha mẹ dùng lời lẽ đả kích để dạy bảo con cái. Nhưng loại giáo dục này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con.
Một đứa trẻ lúc nào nghe cha mẹ đả kích, thì lâu dần sẽ tự ti, cảm xúc không ổn định và không yêu thương bản thân mình. Sự đả kích từ cha mẹ không tạo thành tổn thương ngay lập tức, mà nó giống một cây kim, trong thời gian dài, lúc nào cũng ghim trong lòng con cái.
Thế nên cha mẹ hãy biết khích lệ con, có như vậy đứa trẻ mới ngày càng nỗ lực hướng về phía trước. Cố hết sức để thành công, nhờ đó mà gia đình êm ấm.
(ảnh minh họa)
Giữa vợ chồng, tôn trọng nhau hơn là trách cứ
Bất kỳ một vấn đề nào trong gia đình thì vợ chồng cũng có thể khiến nó thành những phiền toái. Vợ chồng cho dù có hiểu nhau đến mấy thì cả hai cũng là những cá thể độc lập, có những cảm thụ riêng của mình. Thế nên là vợ chồng hãy biết tôn trọng nhau.
Video đang HOT
Sau nhiều năm kết hôn thì hông ít vợ chồng thường cho rằng không cần phải kiêng dè về thái độ và ngữ khí khi nói chuyện với đối phương nữa. Điều này thực sự là sai lầm.
Rất nhiều khi, thay đổi cách thức nói chuyện, tâm trạng của hai người cũng sẽ thay đổi. Giữa vợ chồng nên giữ cách nói chuyện tôn trọng, hòa thuận, thể hiện nhiều sự quan tâm, bớt đi sự chỉ trích. Vợ chồng đừng dễ dàng trút giận, gặp phải mâu thuẫn là cãi lộn với nhau, cần phải cố gắng thông cảm cho đối phương. Đừng bởi vì vợ chồng là người thân mật nhất mà nói chuyện không đúng mực, tùy tiện.
(ảnh minh họa)
Đối với cha mẹ, biết ơn quan trọng hơn là phàn nàn
Cha mẹ tuy không thể cho con cái tất cả, nhưng những gì họ làm đều tốt nhất cho con. Do thời đại khác nhau mà những tư tưởng giáo dục hay là kinh nghiệm sống cũng khác nhau. Có nhiều người cho rằng cha mẹ lạc hậu nên họ nói chuyện với cha mẹ bằng giọng khó chịu.
Hãy nhớ con cái cần phải đứng ở góc độ của cha mẹ để suy xét, hiểu những bất an trong lòng cha mẹ, từ đó trấn an cha mẹ. Nói chuyện với cha mẹ tuyệt đối không dùng những lời oán trách, không khiến cha mẹ cảm thấy họ có lỗi, phải giữ tâm bình khí hòa, trong lời nói nên thể hiện ngữ khí quan tâm và cảm ơn. Một gia đình như vậy mới có thể phát triển toàn diện được.
Sợ nhất là hôn nhân không ổn nhưng lại nghĩ vẫn hạnh phúc
Sợ nhất là hôn nhân không ổn nhưng lại nghĩ vẫn hạnh phúc, tổn thương đầy mình nhưng không chịu chữa lành...
không ai rút ra được bài học, để rồi người thì trốn tránh khổ đau, người thì chôn vùi đau khổ...cho tới khi giọt nước tràn ly..
Thế giới có đến 7 tỷ người, hai người gặp được nhau, kết duyên vợ chồng đó là do nhân duyên nhiều kiếp. Có duyên, có nợ, mới nên vợ chồng! Thực sự duyên phận là điều gì đó rất kì lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó.
Người ta thường nói "duyên" do trời định, "phận" do nhân định. Hai người xa lạ gặp nhau là ý trời, ở bên nhau là ý hai người. Dựa vào đôi bên gìn giữ, phát triển thì duyên một lần gặp gỡ mới thành mối phận trăm năm. Nhưng duyên phận dài ngắn thế nào, 1 năm, 5 năm, cả đời... không ai đoán được. Đời là vô thường, thiên biến vạn hóa, phút chốc xoay người đi cũng không biết ai sẽ biến mất khỏi cuộc đời mình.
Khi hai vợ chồng xung đột, cãi nhau, hay kể cả có nhân tình xen ngang cuộc sống, hầu hết là chúng ta sẽ chỉ cãi nhau một trận, rồi thỏa thuận đôi ba câu, chồng im lặng, vợ giận dỗi... là xong.
Hầu hết là chúng ta sẽ chỉ cãi nhau, nhưng không chịu chữa lành. Ảnh minh họa.
Cái sai là nhiều khi chúng ta không thật sự thấu hiểu được để rút ra bài học, đó là những tình huống tạm gọi là "anh thì trốn tránh khổ đau" bằng sự im lặng, "em thì vùi mình trong nước mắt chôn những tổn thương, đau khổ". Nhưng điều sợ nhất là họ vẫn nghĩ cuộc hôn nhân của mình ổn, là hạnh phúc, mặc dù thực sự cuộc hôn nhân không ổn, tổn thương đầy mình nhưng không chịu chữa lành, lâu ngày sẽ như giọt nước tràn ly đổ vỡ tất cả.
Ai cũng có nhiều người thầy dạy kiếm tiền, dạy làm đẹp, chữa bệnh... nhưng ít ai dành thời gian tìm hiểu về xây dựng hạnh phúc vững bền, mà cứ yêu nhau bản năng và chia ly cũng theo bản năng, sống một đời đau khổ.
Để hạnh phúc cần 4 yếu tố chính: Sức khỏe, thời gian, tiền bạc và các mối quan hệ. Trong đó yếu tố mối quan hệ là rất khó, và khi tồn tại một mối quan hệ xấu sẽ khiến chúng ta tổn thương - chính là nhân mà chúng ta đã gieo sâu trong quá khứ. Có 4 bước thực hành tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp để kết nối với chính bản thân chúng ta, với bạn đời, bố mẹ, đồng nghiệp... như sau:
1. Yêu thương và biết ơn
Hãy yêu thương người khác một cách vô điều kiện và không mong cầu từ họ điều gì. Kể cả khi người đó có làm những việc không tốt đối với bạn, khiến bạn tổn thương đau lòng. Hãy luôn tin rằng bản thân họ cũng cảm thấy dằn vặt và đau đớn ở bên trong.
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời của bạn là để dạy cho bạn một bài học nào đó. Có người khiến bạn phát triển sự nghiệp, có người khiến bạn tổn thương, có người khiến bạn mất đi tiền bạc... Nhưng tất cả họ đều sẽ giúp bạn nhìn nhận lại chính mình và ngày một hoàn thiện hơn. Vì vậy hãy biết ơn và yêu thương họ.
2. Tự soi lại lỗi của mình
Khi một mối quan hệ gặp vấn đề hoặc xung đột, chúng ta thường chỉ chăm chăm hướng ra bên ngoài đi đổ lỗi và phán xét đối phương. Nhưng lại không chịu nhìn lại chính mình. Bản thân chúng ta vốn cũng đâu có hoàn hảo, cũng đầy những khuyết điểm và sai lầm. Khi nhìn nhận được lỗi của bản thân, chúng ta sẽ trở nên khiêm tốn và biết cách lắng nghe.
Cuộc sống vợ chồng muôn màu, muôn vẻ, cả hai hãy vì nhau mà giữ gìn hạnh phúc. Ảnh minh họa.
3. Nói ra khó khăn của mình
Chúng ta thường có thói quen che giấu vấn đề của mình hoặc nói ra không đúng với suy nghĩ thật của mình. Nhưng lại mong người khác sẽ hiểu đúng và làm theo mong muốn của chúng ta.
Điều này không thể, bởi họ đâu phải là bạn nên làm sao đọc được ý nghĩ bên trong bạn. Vậy nên nếu chúng ta muốn điều gì, gặp khó khăn gì thì hãy nói thẳng ra rồi cùng nhau bàn bạc và tháo gỡ. Vấn đề sẽ được giải quyết vô cùng nhanh chóng chứ không sinh ra những hiểu lầm không đáng có.
4. Im lặng nhờ giúp đỡ
Im lặng tưởng chỉ là việc rất đơn giản là "không nói gì", nhưng không phải ai cũng làm được nhất là tại thời điểm tranh cãi. Đối với phụ nữ thì điều này càng khó thực hiện. Người xưa đã có câu "nói dai, nói dài, nói dại" là để cảnh tỉnh điều này. Trong mối quan hệ với bất cứ ai sự im lặng đều cần thiết để tạo ra thời gian cho hai bên bình tâm và sau đó trở lại nói chuyện với nhau một cách văn minh, tôn trọng nhau.
Hôn nhân là một bài học ai cũng cần phải trải qua, thật sự cần những kinh nghiệm, kỹ năng để duy trì hôn nhân hạnh phúc, bền vững. Muốn có cuộc hôn nhân hạnh phúc thì đừng chỉ xử lý cành lá, bề nổi, và không thể thiếu những mối quan hệ tốt. Và để có những mối quan hệ tốt chúng ta cần phải thực hành yêu thương, biết ơn, nhìn nhận lỗi sai của mình, luôn lắng nghe, khiêm tốn và im lặng đúng lúc.
Cuộc sống vợ chồng muôn màu, muôn vẻ, cả hai hãy vì nhau mà cố gắng, vì nhau mà giữ gìn hạnh phúc, vì nhau mà cảm thông, chia sẻ... Hãy trân trọng người bạn đời của mình vì họ chính là một mảnh ghép phù hợp nhất trong cuộc đời này của bạn. Dù mảnh ghép đó có bị khiếm khuyết hay không hoàn toàn vừa vặn thì chúng ta hãy luôn nâng niu và coi trọng.
3 thứ đàn ông cần, 3 thứ đàn bà muốn, thỏa mãn được nhau, hôn nhân không sợ ngày tàn! Cả đàn ông và đàn bà đều có những thứ cần và muốn không giống nhau. Nhưng đôi khi chỉ vì làm lơ, dửng dưng trước mong muốn của nhau mà cả hai dần rời xa, một mái ấm cũng theo đó mà tàn dần... Liệu đã khi nào bạn đặt câu hỏi rằng: Chồng mình cần gì? hay vợ mình muốn gì?...