3 nguyên tắc khi ăn cơm thành “liều thuốc bổ” cho sức khỏe
Cơm là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên biết cách ăn cơm khoa học có thể ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Vậy ăn cơm như thế nào để cơ thể khỏe mạnh?
1. Cơm càng “nhạt” càng tốt
Tránh ăn nhiều cơm rang, để ngừa tăng cân, tăng mỡ máu
Cố gắng không thêm chất béo vào cơm, để tránh cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, cũng như tránh tăng mỡ máu sau khi ăn. Vì vậy tốt nhất nên ăn ít cơm rang, cơm chiên với xúc xích, hoặc bibimbap càng ăn ít càng tốt. Ngoài ra, cố gắng không cho quá nhiều muối, bột ngọt hay xì dầu vào cơm, để giúp kiểm soát, phòng ngừa tai biến.
2. Ăn thêm cả cơm từ gạo “thô”
Nấu cơm từ gạo trắng với gạo lứt để tăng lượng chất xơ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Video đang HOT
“Thô” ở đây chính là làm giảm lượng gạo trắng tinh chế, ăn quá nhiều cơm gạo trắng sẽ làm tăng đường huyết, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết và lipid máu. Chỉ khi ăn đủ chất xơ, tốc độ tiêu hóa cơm hiệu quả, đồng thời có thể hấp thu cholesterol và chất béo trong ruột, có thể làm giảm lượng đường trong máu và lipid máu sau bữa ăn.
Một số loại gạo có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe đặc biệt cao như gạo lứt, gạo đen, gạo mầm rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn gạo lứt 100% mỗi ngày lại gây cảm giác khó chịu về vị giác và khó duy trì được lâu. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng một phần của các loại gạo “thô” như gạo lứt, gạo đen để kết hợp với gạo trắng khi nấu và hương vị cũng thơm ngon hơn. Tốt nhất là ngâm các các loại gạo “thô” trong nước qua một đêm trước khi nấu cùng với gạo trắng.
3. Cơm nấu chung với các loại hạt
Cơm trắng đậu đỏ cũng là một món ăn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Khi nấu cơm hay nấu cháo, tốt nhất không nên dùng riêng một loại gạo mà nên nấu chung với các loại ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt. Ví dụ như cơm đậu đỏ, cháo yến mạch đậu phộng,… rất thích hợp cho những người mắc bệnh mãn tính. Bổ sung các loại thực phẩm này một mặt giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin B và khoáng chất, mặt khác còn có vai trò bổ sung chất đạm, có thể giảm các loại thức ăn từ động vật mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
Một số lưu ý khi ăn cơm giúp bạn có một cơ thể khỏe khoắn, một cuộc sống lành mạnh:
Giảm khẩu phần cơm trắng – tăng khẩu phần đồ ăn hợp lý
Không ăn cơm có sao không? Đối với những người đang có chế độ ăn quá dư thừa tinh bột hoặc bắt buộc phải cắt giảm tinh bột vì lý do bệnh lý, khi giảm tinh bột, hãy đồng thời tăng mức độ đa dạng của các nhóm chất khác lên để cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.
Ăn chất xơ trước khi ăn tinh bột
Hãy tăng cường ăn rau trước hoặc cùng lúc với cơm trắng vì chất xơ có tác dụng làm cân bằng và điều hoà lượng đường mà tinh bột mang lại. Cách ăn này vừa đủ chất, vừa đảm bảo giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường xuống mức phù hợp nếu như bạn “lỡ” ăn nhiều tinh bột.
Kết hợp tập thể dục
Nếu bạn là người thích ăn cơm trắng, hãy chắc chắn rằng bạn có tập thể dục để tiêu hao đi lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể. Và cho dù bạn đang có một chế độ ăn hợp lý thì việc tập thể dục kèm theo luôn luôn là cần thiết giúp bạn khoẻ mạnh, thân hình cân đối hơn.
Tự uống tăng liều thuốc, bệnh nhân nguy kịch, phải nhập viện lọc máu
Thấy đường huyết của mình tăng cao, bệnh nhân đã tự ý uống tăng liều thuốc metformin điều trị đái tháo đường khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy kịch, phải nhập viện, lọc máu 48 giờ.
Bệnh nhân qua cơn nguy kịch, tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh viện Quận Thủ Đức - BVCC
Hôm nay (ngày 7.8), Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM) thông tin: Bà N.T.T (61 tuổi) được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, do thở mệt, thở nặng nhọc và đứt quãng.
Sau đó, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, toan máu nặng, tăng a xít lactic máu, hạ huyết áp, suy thận cấp trên bối cảnh bệnh nặng là viêm phổi cộng đồng có nguy cơ nhiễm đa kháng,...
Được biết, bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường loại 2 và được chỉ định dùng thuốc metformin để điều trị. Năm ngày trước, bà T. đã tự ý uống thuốc tăng liều thuốc metformin do thấy đường huyết của mình tăng cao.
Tuy nhiên, các bác sĩ đánh giá, bệnh nhân T. không phải bị tăng đường huyết do đái tháo đường mà là bị viêm phổi kèm tiêu chảy. Việc bệnh nhân tự ý uống thêm metformin do nghi ngờ lượng đường huyết đang tăng cao là rất nguy hiểm.
Trong trường hợp của bệnh nhân T., việc tự ý sử dụng thêm thuốc metformin khi chưa được thăm khám và chưa có chỉ định của bác sĩ đã khiến tăng thêm độc tố của thuốc, dẫn đến tình trạng nguy kịch.
Sau khi được xử lý cấp cứu ban đầu, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để điều trị. Nhận thấy tình trạng bệnh nhân nặng đe dọa tính mạng do ngộ độ metformin, các bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản cho bệnh nhân thở máy, sử dụng kháng sinh và triển khai lọc máu liên tục ngay trong đêm.
Sau 48 giờ tích cực điều trị với kỹ thuật lọc máu liên tục, kháng sinh, thở máy, chăm sóc hồi sức tích cực, chống độc, bệnh nhân dần ổn định, tiếp xúc tốt và hiện đã được cai máy thở.
Theo thông tin của Bệnh viện Quận Thủ Đức, metformin là thuốc thông dụng trong điều trị đái tháo đường loại 2.
Thuốc metformin được chống chỉ định cho những bệnh nhân có điều kiện sức khỏe yếu. Chính vì vậy, thuốc metformin không thường được khuyến khích sử dụng đối với bệnh nhân có bệnh lý nặng như suy gan, viêm phổi, rối loạn chức năng thận, nhiễm toan chuyển hóa cấp hay mạn tính,...
Người bị bệnh đái tháo đường thường dễ bị viêm phổi và nhiễm trùng nên ngay khi có các dấu hiệu mệt mỏi, tiêu chảy, hạ huyết áp thì bệnh nhân nên ngưng ngay thuốc metformin và đi khám để có chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc metformin sẽ làm xấu thêm các tình trạng bệnh của bệnh nhân, dẫn đến những tai biến nghiêm trọng khó lường.
Uống sinh tố mỗi ngày có phải thói quen lành mạnh? Mọi người đều tin tưởng rằng sinh tố là thức uống lành mạnh vì chúng chứa chủ yếu là các loại trái cây. Tuy nhiên, thực tế uống sinh tố mỗi ngày có phải thói quen tốt cho sức khỏe, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây: Sinh tố có lợi thế là có thể kết hợp tất cả các loại trái...