3 món ăn ngon từ lá đinh lăng rất dễ làm
Các món ăn từ lá đinh lăng không chỉ ngon, lạ miệng mà còn tốt cho sức khỏe, cách chế biến cũng đơn giản và không làm bạn tốn nhiều thời gian.
Theo Đông y, lá đinh lăng có công dụng bồi bổ sức khỏe, giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, giảm các triệu chứng cảm sốt, hỗ trợ giảm đau mỏi lưng, tê chân tay, phòng chống mất ngủ. Bạn có thể kết hợp lá đinh lăng với một số nguyên liệu để tạo thành món ăn ngon, tận dụng những lợi ích trên.
Một số món ăn từ lá đinh lăng
Những món ăn dưới đây đều dễ làm, bạn hãy thử áp dụng để đôi bữa cho gia đình và nhận những lợi ích sức khỏe từ loại lá này.
Đây là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng trị mất ngủt. Bạn cần chuẩn bị 2 quả trứng gà, 100gr lá đinh lăng, 100gr thịt xay, 1 thìa nước mắm và dầu ăn.
Lá đinh lăng rửa sạch, cắt bỏ cuống, thái nhỏ, sau đó trộn đều cùng nguyên liệu thịt xay, trứng, mắm. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và đổ trứng vào chiên. Khi trứng chín một mặt thì lật lại, chiên vàng tiếp mặt sau rồi bắc ra đĩa ăn nóng.
Trứng chiên lá đinh lăng. (Ảnh: Annie Vo – Cookpad)
Món canh lá đinh lăng sườn non thường được dùng để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là với những phụ nữ sau sinh, có tác dụng lợi sữa, chữa tắc tia sữa. Để nấu món canh này, bạn cần chuẩn bị 200gr sườn non, 200gr lá đinh lăng, hành khô, tiêu, hạt nêm.
Sườn rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, ướp với gia vị trong 15 phút rồi cho vào nồi, đổ lượng nước vừa ăn, hầm trong vòng 25 phút. Sườn chín mềm thì cho lá đinh lăng đã rửa sạch vào, đậy nắp vung và đun sôi. Cuối cùng, bạn tắt bếp, nêm gia vị vừa ăn và múc canh ra bát, dùng nóng.
Bạn có thể thêm tiêu ớt để tăng hương vị cho món ăn.
Canh sườn non lá đinh lăng.
Video đang HOT
Đinh lăng khi kết hợp với cá sẽ giúp khử mùi tanh, làm tăng hương vị của món ăn. Đây cũng là món ăn rất phù hợp với những ngày giao mùa, giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống cảm cúm.
Để làm cá hấp đinh lăng, bạn cần một con cá quả hoặc cá diêu hồng, 100gr lá đinh lăng, gia vị, gừng, hành. Cá rửa sạch, dùng dao khía và ướp gia vị trong vòng nửa tiếng. Cho cá vào nồi, thêm một chút nước và đun sôi. Cho lá đinh lăng vào, đun tiếp cho đến khi cá chín mềm, nước cạn thì có thể tắt bếp.
Món cá hấp đinh lăng có mùi thơm bùi lạ miệng, thịt cá vừa chín tới, kết hợp với lá đinh lăng mềm nhưng không nát.
Món cá hấp đinh lăng thích hợp chấm mắm gừng ớt.
Lưu ý: Lá đinh lăng rất tốt nhưng bạn không nên lạm dụng do đinh lăng chứa nhiều saponin, có thể gây các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể nếu dùng quá nhiều. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần món ăn với lá đinh lăng.
3 món ngon từ loại rau giúp bổ phổi, thanh nhiệt và loại trừ ho đờm trong mùa đông: Nên nấu thường xuyên để bảo vệ sức khỏe gia đình
3 món ngon từ rau cải cúc quen thuộc, đơn giản mà bổ dưỡng này không chỉ mang lại sự ấm áp cho gia đình mà còn có tác dụng thanh lọc phổi, duy trì sức khỏe.
Khí hậu mùa đông khô hanh, cái lạnh dễ làm tổn thương phổi. Đây là thời điểm vàng để nuôi dưỡng phổi. Y học cổ truyền cho rằng chế độ ăn uống mùa đông nên tập trung vào việc làm ẩm phổi, nuôi dưỡng âm, thanh nhiệt và giảm đờm. Trong số rất nhiều nguyên liệu, có một loại rau theo mùa giá cả phải chăng và bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp để tiêu thụ vào mùa đông, đó là rau cải cúc.
Rau cải cúc vừa là một loại rau, cũng đồng thời là một loại thảo mộc. Nó rất giàu chất xơ, vitamin C, carotene và các khoáng chất như kali và canxi. Nó có tác dụng thanh nhiệt và giảm đờm, tăng cường lá lách và kích thích ngon miệng. Thành phần tinh dầu thơm dễ bay hơi có trong rau cải cúc có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm tích tụ thức ăn, loại bỏ đờm và đào thải các loại khí dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó đặc biệt thích hợp để duy trì sức khỏe phổi trong mùa đông. Điều quan trọng nhất là rau cải cúc có giá cả phải chăng và hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Nó là loại rau tốt cho sức khỏe không thể thiếu trên bàn ăn của gia đình vào mùa đông.
Tiếp theo, chúng tôi giới thiệu cho mọi người 3 món ngon từ rau cải cúc đơn giản mà bổ dưỡng. Những món ăn này không chỉ mang lại sự ấm áp cho gia đình mà còn có tác dụng thanh lọc phổi, duy trì sức khỏe.
1. Công thức 1: Thịt viên rau cải cúc
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g rau cải cúc, 5 cây nấm hương, 100g tôm đã sơ chế, 200g thịt heo băm, lượng muối thích hợp, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào và 2 thìa tinh bột bắp.
Cách làm món thịt viên rau cải cúc
Bước 1: Nhặt và rửa sạch rau cải cúc. Sau đó đun 1 nồi nước sôi rồi chần qua rau cải cúc. Tiếp đó vớt ra, thả vào chậu nước lạnh cho nguội rồi vắt khô. Sau đó bạn cắt nhỏ rau cải cúc và cho vào âu. Nấm hương bạn rửa sạch và thái hạt lựu. Tôm cắt nhuyễn. Bạn cũng có thể cho thêm cà rốt xắt nhỏ nếu thích.
Bước 2: Cho thịt heo băm vào âu đựng rau cải cúc, thêm nấm hương, tôm cắt nhuyễn vào. Tiếp đó bạn cho một chút muối, nước tương, dầu hào, tinh bột bắp vào, dùng đũa khuấy đều theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nhân dẻo quyện.
Bước 3: Đeo găng tay thực phẩm rồi nặn nguyên liệu vừa trộn thành từng viên có kích thước đều nhau, xếp vào đĩa. Chuẩn bị một nồi hấp, đun sôi nước rồi cho đĩa thịt viên rau cải cúc vào xửng, hấp trong khoảng 12-15 phút là chín. Thịt viên rau cải cúc hấp xong bạn có thể rắc chút hành lá hoặc vừng rang lên tùy sở thích rồi chấm kèm với nước tương hoặc nước mắm chua ngọt.
Thành phẩm món thịt viên rau cải cúc
Thịt viên rau cải cúc thơm, mềm, hòa quyện hương vị của các nguyên liệu làm một. Món này đặc biệt thích hợp cho những người chán ăn hoặc có vấn đề về ho, đờm vào mùa đông. Hương thơm của rau cải cúc được hòa quyện hoàn hảo với độ tươi ngon của nấm và tôm. Với phương pháp hấp món ăn đảm bảo giữ được hương vị nguyên bản của nguyên liệu, ít béo và tốt cho sức khỏe.
2. Công thức 2: Trứng tráng xào rau cải cúc, mộc nhĩ và củ hoa huệ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g rau cải cúc, 50g mộc nhĩ, 50g củ hoa huệ (khô/tươi), 2 quả trứng gà, lượng gia vị thích hợp, lượng dầu ăn vừa đủ.
Cách làm món trứng tráng xào rau cải cúc, mộc nhĩ và củ hoa huệ
Bước 1: Ngâm mộc nhĩ trước cho nở mềm; nhặt và rửa sạch các bẹ củ hoa huệ; rửa sạch và cắt rau cải cúc thành từng đoạn; đập trứng vào bát, đánh đều rồi để riêng.
Bước 2: Đun nóng ăn trong chảo, sau đó đổ trứng đã đánh đều vào tráng chín, dùng thìa xắt thành các miếng nhỏ. Để lại chút dầu ăn trong chảo sau đó cho mộc nhĩ và củ hoa huệ vào xào khoảng 1-2 phút. Tiếp theo cho rau cải cúc vào, xào đều rồi đổ vào. Sau đó thêm trứng tráng vào, nêm lượng gia vị thích hợp, xào đều rồi tắt bếp.
Thành phẩm món trứng tráng xào rau cải cúc, mộc nhĩ và củ hoa huệ
Món ăn này có kết cấu đậm đà, mùi thơm của rau cải cúc, độ giòn của mộc nhĩ, vị ngọt nhẹ của củ hoa huệ và sự béo mềm của trứng bổ sung cho nhau. Đây không chỉ là món ăn cân bằng dinh dưỡng mà còn có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, thanh nhiệt và xoa dịu thần kinh.
3. Công thức 3: Canh rau cải cúc với đậu hũ và tôm khô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 250g rau cải cúc, 100g đậu hũ, 10g tôm khô, 500ml nước dùng, lượng gia vị thích hợp và một ít bột tiêu trắng.
Cách làm món canh rau cải cúc với đậu hũ và tôm khô
Bước 1: Rửa sạch và cắt rau cải cúc thành từng đoạn, cắt đậu phụ thành khối vuông và để riêng. Đổ nước dùng vào nồi (có thể sử dụng nước dùng gà hoặc nước hầm xương), thêm tôm khô vào và đun sôi. Khuấy nhẹ để tạo vị umami. Thêm đậu phụ vào nấu trên lửa nhỏ trong 3-5 phút.
Bước 2: Cuối cùng cho rau cải cúc vào nấu đến khi chín mềm thì thêm gia vị và bột tiêu trắng, khuấy đều rồi tắt bếp. Đổ cho canh ra bát và thêm một chút hành lá xắt nhỏ lên.
Thành phẩm món canh rau cải cúc với đậu hũ và tôm khô
Canh rau cải cúc với đậu hũ và tôm khô có vị umami đậm đà, sảng khoái và thơm ngon. Món ăn vẫn giữ được hương vị nguyên bản của rau và càng bổ dưỡng hơn khi kết hợp với tôm khô và nước dùng. Việc cho đậu phụ vào sẽ giúp bổ sung thêm lượng protein phong phú cho món ăn này. Nhìn chung đây là món canh ít chất béo và calo, rất thích hợp cho bữa cơm mùa đông.
Chỉ 15 phút làm món cá hấp gừng hành lá ấm lòng cả nhà Cá hấp gừng hành lá là món ăn giản dị nhưng đầy hương vị, kích thích vị giác, thích hợp cho những bữa cơm gia đình hoặc những dịp sum vầy. Nguyên liệu làm cá hấp gừng hành lá: 1 con cá khoảng 500gr (cá vược hoặc cá rô phi) 1 củ gừng thái lát củ gừng thái sợi 3 nhánh hành lá...