3 món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm tại Nhật Bản
Được trang trí bắt mắt, chế biến tinh tế, những món ăn dưới đây đã trở thành biểu tượng cho sự may mắn trong năm mới tại đất nước mặt trời mọc.
Osechi ryori: Món ăn này được các bà nội trợ Nhật Bản đặc biệt chuẩn bị từ những ngày trước Tết. Trong năm mới, người Nhật hạn chế việc sử dụng củi lửa. Osechi sẽ được chuẩn bị với số lượng vừa đủ để mọi người có thể dùng trong ba ngày đầu năm. Vì thế, vào những ngày này, các bà nội trợ sẽ không phải bận rộn với công việc bếp núc. Ảnh: Tokyo Weekender.
Có lịch sử hình thành từ thời kỳ Heian (794-1185), ban đầu, Osechi được người Nhật sử dụng nhiều trong năm mới với mong muốn sẽ có một vụ mùa bội thu. Theo nguyên gốc, từ “osechi” được đọc là “o-sechi”, có nghĩa là một mùa hoặc một dịp đặc biệt. Trong dịp này, người Nhật Bản sẽ chỉ nấu những món ăn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Ngày xưa, Osechi chỉ có nimono, rau luộc trong nước tương, đường hoặc rượu mirin. Qua thời gian, người Nhật đã bổ sung thêm nhiều nguyên liệu, làm cho món ăn đăc biệt này trở nên phong phú hấp dẫn hơn. Ảnh: Sirabee.
Osechi đươc làm theo nhu cầu của từng người và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, Kazunoko, món trứng cá trích, mang ý nghĩa ban phước lành cho trẻ em bởi loài cá này thường đẻ nhiều trứng và có khả năng sinh sôi nảy nở tốt. Kobumaki, món cá trích được bọc trong tảo bẹ, mang ý nghĩa may mắn bởi tảo bẹ đọc là “konbu”, nghe giống “yorokobu”, mang ý nghĩa vui mừng. Bên cạnh đó, tôm tượng trưng cho sự trường thọ, củ sen được xem là một loại rau may mắn vì có nhiều lỗ, dễ dàng nhìn xuyên đến tương lai. Ảnh: Pinterest.
Dù trải qua nghìn năm lịch sử, Osechi vẫn giữ nguyên cách bày trí đặc trưng vốn có. Chiếc hộp gỗ sắp xếp Osechi được gọi là Jubako (hộp có khoảng 3-5 tầng). Thức ăn trong hộp sẽ được sắp xếp theo quy tắc: Tầng đầu tiên gồm các món hầm, luộc và cá khai vị; tầng thứ hai gồm các món ăn nhẹ hoặc món có vị chua và tầng cuối cùng là các món ăn chính, món hầm nước hoặc kho. Ảnh: Engoo.
Không chỉ đem đến sự may mắn cho năm mới, Osechi còn là món ăn thể hiện được linh hồn và cốt cách người Nhật Bản. Một hộp đồ ăn có đủ chua, cay, mặn, ngọt, hòa quyện những nguyên liệu nhiều màu sắc, làm nổi bật đặc trưng của từng vùng miền trên khắp đất nước. Người Nhật không chỉ có tính thẩm mỹ cao, mà còn tinh tế trong từng công đoạn chế biến món ăn. Ảnh: Me times.
Video đang HOT
Kagami mochi: Được làm từ gạo thu hoạch vào mùa thu trong năm, Kagami mocha là món ăn người Nhật chọn cho ngày đầu năm với mong muốn có một vụ mùa bội thu, cuộc sống sung túc. Nguồn gốc của cái tên Kagami mocha xuất phát từ việc người Nhật đặt hai chiếc bánh trắng mềm chồng lên nhau, trên đầu đặt một quả quýt nhỏ, trông như một chiếc gương đồng kiểu cũ. Bên cạnh đó, chữ “Kagami” thực chất là “kagamiru”, có nghĩa là “phản chiếu”. Vào ngày Tết, mọi người sẽ cùng nhau nhìn lại một năm qua mình đã làm và chưa làm được gì. Ảnh: Pinterest.
Theo qua niệm của người Nhật, hình tròn là biểu tượng cho sự viên mãn, đủ đầy. Vì thế, Kagami mochi được bày trí bằng cách đặt hai chiếc bánh tròn xếp lên nhau, tượng trưng niềm vui chồng chất, may mắn nối tiếp. Không chỉ thế, món bánh này còn thể hiện tấm lòng thành của người dân Nhật Bản gửi đến các đấng thần linh, những người đã ban cho họ một cuộc sống sung túc, bình an. Ảnh: iFuun.
Thông thường, người Nhật Bản sẽ bắt đầu trang trí Kagami mochi vào ngày 28/12. Sau đó, chiếc bánh đặc biệt này sẽ được trưng bày trong suốt dịp Tết, đến ngày 11/1 (Kagami biraki), mọi người sẽ cùng nhau ăn bánh như cách để chia sẻ may mắn và niềm vui trong năm mới. Ảnh: Tokyo Creative.
Toshikoshi Soba: Loại mì đặc biệt ngày còn được gọi bằng một cái tên khác là mì trường thọ, chỉ được dùng vào một lần duy vào dịp giao thừa hàng năm. Khoảng 800 năm trước, ở thời Kamaruka, một ngôi chùa đã tặng mì soba cho người nghèo vào dịp năm mới. Từ đó, ăn Toshikoshi Soba vào dịp giao thừa đã trở thành truyền thống của người Nhật bản, với ước muốn trường thọ, ấm no trong năm mới. Ảnh: Matcha.
Những loại topping có trong mì soba cũng có những ý nghĩa khác nhau. Hình dáng con tôm cong cong tượng trưng cho người cao tuổi, với mong muốn sống trường thọ, khỏe mạnh. Cá trích có nhiều trứng, mang hy vọng về việc sinh con đẻ cái, con cái khỏe mạnh. Đậu phụ rán, món ăn mang lại vận may về tiền bạc. Chả cá luộc có hình dang như mặt trời mọc trên đường chân trời, mang đến điềm tốt cho năm mới. Ảnh: Mei’s Unique Blog.
Minh Thúy (Tổng hợp)
Theo Zing
Nghệ thuật chơi chữ "siêu đẳng" của người Nhật trong mâm cỗ năm mới, hay chẳng kém gì "cầu vừa đủ xài" của Việt Nam
Nếu người Việt mình có mâm ngũ quả "cầu dừa đủ xoài" nghe na ná "cầu vừa đủ xài" thì người Nhật cũng không kém trong phương diện chơi chữ trong mâm cỗ năm mới đâu nhé!
Từ lâu, người Nhật đã bỏ lễ Tết truyền thống và thường mừng năm mới vào ngày 1/1 theo lịch phương Tây nên khi bạn đang đọc bài viết này cũng là lúc người người nhà nhà ở Nhật đang lục tục chuẩn bị mâm cỗ cho bữa cơm Tất Niên đấy. Bữa cơm này có ý nghĩa cực kì quan trọng với người Nhật vì đây là đánh dấu một sự khởi đầu mới, ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tinh thần của người dân xứ Hoa Anh Đào trong cả năm sắp tới.
Bữa cơm này tên là Osechi Ryori, có nguồn gốc bắt đầu từ thời Heian và được người Nhật giữ gìn đến tận bây giờ. Về hình thức, người Nhật xem trọng Osechi Ryori đến mức có riêng hộp tráp sơn dầu để đựng thức ăn, và ba chiếc hộp này chỉ được dùng riêng cho dịp năm mới, sau khi dùng xong thì cẩn thận lau chùi rồi cất đi để đến năm sau dùng lại.
Một mâm cỗ Nhật gồm nhiều món, mỗi món đại diện cho một lời chúc phúc về nhiều phương diện khác nhau. Nếu người Việt mình có mâm ngũ quả "cầu dừa đủ xoài" nghe na ná "cầu vừa đủ xài" thì người Nhật cũng không kém trong phương diện chơi chữ đâu. Cụ thể thì cùng xem list sau đây nhé!
Datemaki
Đây là món trứng cuộn với chả cá, có phiên âm tiếng Hán là "y đạt quyển", chữ date hay "y" trong datemaki đồng âm với "y" trong "y phục", nói lên ước muốn có quần áo lộng lẫy, ấm êm. Ngoài ra, món trứng cuộn này gợi nhớ đến những tập thơ, tập tranh và chữ được cuộn lại, nên cũng là một lời chúc cho đường học vấn rộng mở.
Kobu maki
Cơm cuộn tảo biển là món ăn hàm chứa lời chúc "hạnh phúc" do chữ kobu trong kobu maki đồng âm với kobu trong "yorokobu", nghĩa là niềm vui và hạnh phúc. Kobu cũng mang ý nghĩa "con đàn cháu đống" khi viết bằng hán tự "é76;" tượng trưng cho sự sinh nở.
Kazunoko
Món trứng cá trích ngâm của Nhật cũng là một món ăn sử dụng nghệ thuật chơi chữ khéo léo của người Nhật. Kazu nghe giống "con số" và Ko thì là "trẻ con". Món ăn này có ý nghĩa chúc cho một cặp vợ chồng có thể sinh nhiều con.
Đậu đen
Từ xưa, đậu đen của Nhật vẫn luôn được dùng để xua đuổi tà ma quỷ dữ. Điều này bắt nguồn từ niềm tin Đạo Giáo rằng màu đen có thể bảo hộ bạn khỏi những thứ không lành. Ngoài ra thì người Nhật lại chơi chữ lần nữa khi từ "mame" trong kuromame cũng có nghĩa sức khoẻ tốt hoặc sự mạnh mẽ.
Cá Tai
Cá tráp có tên là Tai trong tiếng Nhật. Đây là loài cá được dùng trong những dịp cần ăn mừng. Và không sai, lại là một cú chơi chữ ngoạn mục của người dân xứ Phù Tang khi chữ "tai" trong cá tai đồng âm với "tai" trong "medetai", có nghĩa là "ăn mừng". Cá tai thường xuất hiện trong những bữa tiệc mừng em bé ra đời, lễ cưới hỏi và năm mới.
Dai dai
Quả cam trong tiếng Nhật đọc là daidai, đây là món mứt cam đắng của Nhật, dai dai đồng âm với "đại đại" nghĩa là "đời đời". Món ăn này hiện tại hiếm khi xuất hiện nhưng đã từng rất phổ biến trong các gia đình quyền quý ngày xưa. Món ăn này có ý nghĩa cầu chúc cho một gia tộc đời đời trường tồn.
Theo Trí Thức Trẻ
Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây Mỗi nền văn hóa, tín ngưỡng lại có những cách đón năm mới khác nhau. Dưới đây là 5 món ăn truyền thống luôn xuất hiện vào khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới của các quốc gia. Đậu mắt đen, Nam Mỹ: Ở miền Nam nước Mỹ, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới chính...